Mỹ thuật là loại nghệ thuật thị giác (Visual Arts), nghệ thuật được cảm thụ, thưởng thức bằng Con mắt. Nhưng nếu không có ánh sáng, không có màu sắc thì sẽ không có sự sống và cả nghệ thuật thị giác không thể tồn tại, vì không có sức hấp dẫn và chúng ta cũng không thể thấy được gì cả.
Bố cục màu
Các nghệ nhân chỉ sử dụng 6 màu (xanh lá cây, xanh da trời, hồng, cam, vàng, đỏ điều) kết hợp với 2 sắc (đen, trắng) đã tạo nên cả một thế giới rực rỡ: từ phiên chợ quê gần gũi đến những bức tranh tôn giáo uy nghiêm… Các màu đều rất nổi bật, tưởng như đối chọi nhau nhưng lại tạo thành một tổng thể hòa hợp.
Nhận thấy màu sắc của tranh Hàng Trống qua in ấn, hoặc tìm kiếm trên Internet có sự sai lệch rất lớn so với bản gốc, tác giả đã quyết định tổng hợp và mã hóa các bộ màu được dùng trong tranh Hàng Trống thành các mã màu CMYK và RGB. Điều này giúp cho các nhà thiết kế thuận tiện hơn trong việc sử dụng và sáng tạo trên chất liệu xưa để tạo thành các sản phẩm ứng dụng mang hơi thở hiện đại.
Như chúng ta đã biết, khi bố trí các màu có những tính chất, mức độ xung, hợp khác nhau đứng cạnh nhau sẽ gợi nên nhiều mức độ cảm nhận của màu như: nóng, lạnh, ấm, mát, rõ ràng, lung linh, chói lọi, tĩnh, lặng, trầm lắng, sục sôi. Và cái động trước tiên là “cảm giác về độ rung” là trạng thái mà con người chúng ta cảm thấy màu sắc trước mắt không rõ bởi sự nhấp nháy liên tục.
Nằm ở đầu bảng từ vựng hội họa là tỷ lệ, có lẽ là nhân tố rõ rệt nhất của bức tranh nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì cũng không phải là nhân tố quan trọng nhất. Nếu các kích thước có thể đóng góp cho tính cách vĩ đại của một tác phẩm thì không có bức tranh nào là một bức tranh đẹp chỉ vì có kích thước lớn.
Nghệ thuật thiết kế nội thất là nghệ thuật thiết kế môi trường. Nó là nghệ thuật thiết kế không gian sống nhằm bảo đảm liên kết tốt với các đặc điểm của kiến trúc, với công năng căn nhà, với không gian sử dụng chung cho đến cục bộ, với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của khu vực, với đặc điểm về dân tộc, tôn giáo, tập quán, cá tính người ở…
Bây giờ chúng ta còn phải biết tại sao họa sĩ này hay trường phái nọ thường ưu tiên sử dụng yếu tố này thay vì yếu tố kia và trong chừng mực nào sự lựa chọn đó phản ảnh một tính cách, một xã hội hay một trào lưu nghệ thuật. Chúng ta sẽ xem xét những công dụng đặc trưng nhất của màu sắc, nhưng chúng ta cũng còn phải phân biệt thêm màu cục bộ và màu bối cảnh.
Màu sắc là một yếu tố được xem trọng một cách phổ quát; nó là yếu tố hấp dẫn ngay tức khắc người lớn và trẻ con. Khi trông thấy một vật có màu sắc tươi sáng thì đứa bé sẽ vươn đến ngay và trẻ con say sưa nhìn khi màu vàng biến thành màu lục một cách thần kỳ, cộng thêm với màu xanh. Kể cả những người, tuy thường xuyên bị rối trí bởi cái mà họ gọi là nghệ thuật “hiện đại” cũng thường thấy rằng màu sắc của nó là hấp dẫn và kích động.
Việc sử dụng màu sắc một cách thành công tùy thuộc vào sự am hiểu một số quan hệ cơ bản của màu sắc. Một màu sắc đơn lẻ tự nó có một đặc trưng nào đó, tạo ra trạng thái hoặc gợi lên một đáp ứng cảm xúc. Nhưng cái đặc trưng đó có thể bị thay đổi nhiều khi màu sắc đó được trông thấy cùng với những màu khác trong cùng một quan hệ hài hòa.
Thiết kế 2 chiều bao gồm: thiết kế logo, biểu tượng (Symbol), nhãn sản phẩm (Label), thiết kế bộ giấy văn phòng (Stationary) trong đó bao gồm: danh thiếp (Name card), giấy viết thư (Letterheard), bao thư (Envelop)… Thiết kế 2 chiều còn có: Thiết kế Poster (Poster chính trị xã hội và poster quảng cáo…), thiết kế Banner, Backdrop, Folder, thiết kế lịch treo tường, thiết kế Tem Bưu chính…