Bố cục màu

Mấu chốt khác biệt đáng kể nhất của mẫu trắng cũng như mẫu đen là chúng phản xạ ánh sáng theo cách không chọn lọc (không chiết sắc), có nghĩa đối với chúng thì mọi khoảng quang phổ đều như nhau, không có khoảng nào được chúng phản xạ và chuyển năng lượng tới mắt người nhìn mạnh hơn hay yếu hơn.

Khi chủ thể chính quá nhỏ so với khuôn hình chung, gây cảm giác quá trống trải thì cách giải quyết tốt nhất sẽ là lấy những hình thể và đường nét từ bối cảnh ra để bao bọc nó hoặc thêm vào để đáp ứng nhu cầu nhằm khuôn hình chủ thể lại trong một diện tích như cũ nhưng không gian nhỏ hẹp hơn.

Leonardo da Vinci đã xem xét ánh sáng như một hiện tượng vật lý nhưng vẫn giữ lại vai trò ngữ nghĩa của màu sắc: chẳng hạn bốn nguyên tố được đại diện bởi “màu vàng cho Đất, màu xanh lục cho Nước, màu xanh lam cho Không Khí, màu đỏ cho Lửa”.

Ấn tượng mà một hình ảnh tạo ra cũng như những cảm xúc mà nó gợi nên, trên thực tế lại rất ít phụ thuộc vào các yếu tố được thể hiện và vào câu chuyện mà các yếu tố này kể lại; nó phụ thuộc vào sự sắp xếp của các yếu tố theo một trật tự ít nhiều có nhịp điệu, tức là bố cục của các yếu tố.

Có những bố cục không dựa trên cơ sở hình học của các hình tam giác, chữ nhật hay hình tròn. Nhưng chúng cũng không hề kém tinh tế về cấu trúc, lại còn được thiết kế bộ khung theo kiểu một đường phụ, xếp song song, tạo nên nhịp điệu cho bề mặt bức tranh và khiến cho bố cục trở nên nhất quán.

Khái niệm khuôn hình đã trở nên quen thuộc đối với điện ảnh, tranh truyện hay nhiếp ảnh, thế mà lại là tương đối mới trong hội họa. Cho đến tận thời Ấn tượng, trừ các ngoại lệ hiếm (các bậc thầy của trường họa Hà Lan thế kỷ 17 những người đi trước trong việc khuôn hình theo kiểu điện ảnh hiện đại) việc đặt khuôn hình cho chủ thể chỉ khác nhau đôi chút nếu so bức tranh này với bức tranh kia.

Khi chủ thể chính gồm những yếu tố khác nhau tụ lại thành một mảng khối (một nhóm người chẳng hạn), người ta sẽ tránh khuôn hình đặt họ vào trung tâm của hình ảnh, bởi ở trung tâm, nhóm này sẽ đành giữ vai trò hết sức long trọng.

Đặc điểm ánh sáng trong nhà khác xa với ánh sáng ngoài trời, mà chủ yếu là do không gian trong nhà không có nguồn sáng chiếu trực tiếp như trong môi trường tự nhiên. Ánh sáng ngoài trời xuất hiện như 1 thứ có sẵn từ trước, còn ánh sáng trong nhà thì được thiết lập theo chủ ý người lắp đặt, nó luôn có 1 mục đích cụ thể.

Bố cục điệp khúc hình vuông mang ý nghĩa: tính chất tổ chức con người có nền nếp tôn ty trật tự. Đề cao tính tổ chức xã hội của con người, tính sáng tạo riêng biệt của con người, tính nhân văn: tổ chức xã hội, gia đình trong tổ chức lao động sản xuất.

Xét về mặt hình học thì hình tròn là dạng hết sức đặc biệt vì có 1 tâm và tất cả các vị trí xung quanh đều có thể đối xứng với nhau qua tâm duy nhất này, đồng thời chạy thành dải hoa văn vòng tròn khép kín. Có thể có nhiều vòng tròn hoa văn đồng tâm, từ sát tâm (nhỏ nhất) đến sát chu vi ngoài rìa (to nhất).

Về góc độ hình học, toán học thì hình vuông là một mặt phẳng được khép kính bởi 4 cạnh có chiều dài bằng nhau và nơi giao tiếp của 4 cạnh tạo thành 4 góc vuông. Nói cách khác nó là hình của diện. Hình vuông là một trong những hình mang tính quy ước.

Chúng ta từng thấy các nhà thiết kế, quy hoạch giao thông tạo trung tâm giao tiếp lưu thông (giao lộ của nhiều con đường) mà ở đó nhiều đường đi giao nhau thành một điểm có dáng hình tròn. Tại giao lộ này, người ta cũng bố trí có thẩm mỹ dạng vòng xoay có trồng hoa rất đẹp (thậm chí có một công viên nhỏ và có cả tượng đài trang trí).

Họa tiết thứ nhất bố trí thuận chiều. Lặp đi lần thứ nhất thì bố trí lộn đầu. Lặp lại lần thứ hai thì bố trí thuận chiều. Lặp lại lần thứ ba thì bố trí lộn đầu. Cứ như thế mà thực hành. Giới chuyên môn thì gọi là quy luật đảo ngược.

Màu sắc trong trang phục

Trong cuộc sống việc ăn, mặc cũng là một nghệ thuật. Nó đòi hỏi con người phải biết chính mình, hiểu rõ từng loại trang phục cũng như hiểu nhu cầu về sự hiện diện của mình trong không gian, thời điểm cụ thể.

Khái niệm lịch sử về màu sắc (Phần 1)

Màu sắc và ánh sáng gắn liền với sự xuất hiện của vũ trụ. Vì chúng ta không thể kể tuổi của vũ trụ, do đó cũng không thể kể tuổi của ánh sáng và màu sắc. Chúng ta chỉ có thể sơ nét nói tới lịch sử của tiến trình nghiên cứu về màu sắc để hình thành những lý thuyết khoa học về lĩnh vực này.

0976984729