Bố cục màu

Trang trí

Trang trí tạo cho người học vẽ có một kiến thức thẩm mĩ cơ bản và toàn diện nhất. Ngoài những yêu cầu mà dưới đây người học vẽ sẽ biết, môn trang trí góp phần nhất định và rất cơ bản cho sáng tác nghệ thuật tạo hình. Không có nó trong sáng tác tranh, tượng, kiến trúc..... tác phẩm sẽ thiếu tính hấp dẫn và truyền cảm. Trang trí còn là một bộ môn trong đồ họa để làm đẹp cho đời sống của con người. Mọi đồ dùng của chúng ta đều có mặt của môn trang trí. Từ cái bát ăn cơm, chiếc ghế ngồi, cách bố trí đồ đạc trong phòng, từ vẽ màu vài hoa may áo cho đến trình bày khẩu hiệu, bích báo, quyển sách...v...v.v... nếu không có ý thức và bàn tay trang trí thì không những không nâng cao mà còn làm hỏng tác dụng của các vật dụng đó. Giả sử trong cuộc sống chỉ lấy một khúc cây để làm ghế ngồi, lấy một nắm đất để làm bát ăn cơm.... thì quả là đời sống có giảm nhiều hạnh phúc. Người ta không còn có cái hứng thú giải trí, hưởng thụ vẻ đẹp sau những giờ phút lao động mệt nhọc. Vậy thì trang trí là ột yêu cầu không thể thiếu cho con người trong mọi lĩnh vực mà con người cần trong cuộc sống.

Bố cục màu tổng hợp

Sau đây là tổng hợp những bài bố cục màu luyện thi khối h dành cho những bạn đang luyện thi khối h tham khảo thêm. Bài viết chi tiết về bố cục màu và các tiêu chí đánh giá một bài bố cục màu đã được phân tích kĩ tại các bài viết sau: 1, Bố cục màu 2. Bố cục trang trí 4. Bố cục màu MS Ngoài ra là các bài viết khác về màu sắc bao gồm: màu nóng - hòa sắc nóng. Màu lạnh - hòa sắc lạnh. màu nhã, màu trầm, màu tương phản, màu bổ túc.. Đề thi bố cục màu của trường mtcn là tổng hợp các dạng đề khác nhau qua từng năm và tổng hợp các tài liệu về mỹ thuật mà chúng tôi sưu tầm để các bạn tham khảo thêm khi không có điều kiện ôn thi . Mời các bạn tìm hiểu thêm tại đây

Lớp học vẽ mỹ thuật MS

Trung tâm mỹ thuật MS có lớp học vẽ mỹ thuật cơ bản dành cho những học sinh có nhu cầu luyện thi đại học, người có nhu cầu học vẽ phục vụ công việc, phục vụ sở thích...

Bố cục màu

Học vẽ-luyện thi khối H: Bố cục tự do là một dạng bố cục nằm trong môn học bố cục màu. Bố cục tự do có nhiều cách sắp xếp bố cục khác nhau, cũng có thể coi như là một bài toán có nhiều phương pháp giải. Sau đây là một số bài với những dạng bố cục điển hình để những người đang ôn thi mỹ thuật tìm hiểu thêm.

Họa tiết trang trí

vẽ họa tiết trang trí - Hình vẽ trong trang trí. Mỗi tác phẩm trang trí (ví dụ: một tấm thảm Ba Tư, một hình vuông trang trí ở Đôn Hoàng - Trung Quốc, một hình trang trí trên quần áo váy của người Dao - Việt Nam) là một bố cục phong phú kết hợp rất nhiều lớp hoạ tiết to - nhỏ, đơn giản - phức tạp, có nội dung, vị trí khác nhau làm nên vẻ đẹp riêng trong tổng thể. Những hoạ tiết hoa, lá, người, động vật, hình thể..., còn mang cả phong cách nghệ thuật trang trí riêng dễ nhận thấy của từng dân tộc. Hoạ tiết trang trí phải có hình thể rõ (đường nét cụ thể, dứt khoát, có hình thể độc đáo) được sáng tạo theo lối vẽ đặc trưng của trang trí: vẽ đơn giản hoá, vẽ cách điệu hoá, được lặp lại theo phương pháp vẽ đối xứng qua đường trục, xen kẽ nhắc lại theo phương pháp vẽ trang trí đường diềm.

Bài thi BCM vào Viện ĐH Mở đạt điểm cao

Khoa Mỹ thuật Công nghiệp của Viện Đại Học Mở: Về chuyên môn, đào tạo Hoạ sĩ Mỹ thuật Công nghiệp theo diện rộng, được trang bị có hệ thống các kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật; có khả năng vận dụng những kiến thức đó vào giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn, biết kết hợp yếu tố con người-xã hội-thiên nhiên để sáng tạo những sản phẩm dân dụng, công nghiệp có tính thẩm mỹ cao. Sinh viên tốt nghiệp có thể hoạt động trong các cơ sở thiết kế, trang trí nội ngoại thất, thời trang và đồ họa, các cơ quan tư vấn đầu tư, các công ty xuất nhập khẩu sản phẩm mỹ nghệ, các cơ sở dịch vụ về mỹ thuật công nghiệp. Sau đây Trung tâm MS xin giới thiệu những bài thi đại học môn Trang trí bố cục màu đạt điểm cao của Viện Đại Học Mở

 Màu nước-kĩ thuật vẽ màu nước

Kĩ thuật vẽ màu nước Màu nước là một chất liệu vẽ trong suốt như nước, thường được dùng với bút pháp rộng rãi, xây dựng bố cục bằng những mảng lớn nhưng lại sâu sắc, mượt mà về sắc điệu gây một cảm giác rung động khó tả. Khả năng và phương tiện sử dụng màu nước về mặt kỹ thuật là không có giới hạn, nhưng là một loại chất liệu khó sử dụng nên phụ thuộc rất nhiều vào tài năng sáng tạo và khí chất của họa sĩ “Cứ vẽ đi vẽ lại một trăm lần thì bức tranh sẽ đơn giản đi”. Tính chất: Tên gọi của các chất màu nước bắt nguồn từ tiếng La-tinh. “Aqua” là nước, được chế tạo từ những sắc tố chịu ánh sáng (các chất nhuộm) và các chất kết dính.Đối với màu nước những chất màu có độ trong suốt cao vì vậy trong các hộp màu nước, những chất màu có độ hạt và độ phủ đặc như các chất màu vàng cát mi, màu lục đậm và những chất màu tương tự đúng ra là hoàn toàn không có Những thuộc tính cơ bản của màu nước đó là tính trong suốt và nhẹ nhàng, cũng như tính thuần khiết và tính cường độ của các chất màu. Những thuộc tính ấy của nó là do luôn luôn đặt các lớp màu mỏng lên giấy và vì thế các lớp màu đó trở nên trong suốt đối với những tia sáng xuyên qua. Ánh sáng phản chiếu từ nền giấy trắng sau khi nhuốm một thứ màu thuần khiết sẽ dội về mặt ta một cảm giác màu sắc với độ thuần khiết và cường độ của nó mà không bị hổn loạn. Sự khác nhau chỉ là do một lớp màu nào đó có độ màu bảo hòa nhiều hay ít mà thôi. Những thuộc tính kỹ thuật của màu nước đã tạo ra cho nó một đặc điểm riêng và một sự hấp dẫn về những âm hưởng màu sắc. Một lớp màu tô đậm khi đang ướt thì sáng rõ, mạnh mẽ, nhưng khi khô đi thì sẽ mờ đục, héo úa, nhìn bạc và bẩn. * Trộn lẫn một màu trong suốt với một chất màu không trong suốt sẽ tạo ra một thứ màu tái nhợt sau khi khô. * Trộn lẫn các chất màu trong suốt, ta thu được một hỗn hợp màu trong suốt. * Trộn lẫn các chất màu không trong suốt, sẽ cho ra hỗn hợp cùng loại, chỉ kém những hổn hợp các chất màu trong suốt ở độ bảo hòa. Kỹ thuật vẽ: Khi bắt đầu vẽ từ đối tượng, chúng ta bắt buộc phải theo dõi các sắc thái màu, so sánh chúng với nhau tạo nên một sắc màu cần thiết bằng cách dùng một trong hai hay kết hợp hai phương pháp sau đây. Cần phải học nhìn tự nhiên, làm chủ một hệ thống tri giác nhất định. Phải biết kết hợp hài hòa các chi tiết trong quan hệ với nhau cũng như với toàn bộ. Nếu vẽ theo truyền thống màu nước cổ điển, tức là theo kỹ thuật chồng màu, thì nên bắt đầu từ những sắc sáng nhất rồi dần dần phủ lên chúng những sắc mạnh. Khi đã đặt xong màu cho những bộ phận được chiếu sáng ở đối tượng rồi, khi chúng ta chuyển qua các độ trung gian, thì một lần nữa, chúng ta lại không được quên tính hoàn chỉnh của sự cảm thụ, không được quên so sánh các độ trung gian với nhau, ấm với ấm, lạnh với lạnh. Phải nắm vững phương pháp màu nước cổ điển, như một sắc này lên một sắc khác sáng hơn. Có thể vẽ bàng cọ đẫm màu hoặc vẽ bằng nhát cọ hơi khô khiến cho kỹ thuật của người vẽ được phong phú hơn.

Màu sắc và hình cơ bản

Màu sắc là hiện tượng phong phú nhất mà con người nhận biết được, là biểu hiện phức tạp nhất của cảm nhận thị giác, trong thiết kế, màu sắc tạo nên sức hút, tâm lý và phong cách.... Thông thường, mắt người nhận biết được vô vàn màu sắc và các màu sắc đó luôn biến đổi dựa trên mối tương quan giữa ánh sáng và góc nhìn.

Bố cục màu hòa sắc lạnh

Bố cục màu hòa sắc lạnh gây ra cảm giác lạnh cho con người là những màu mang sắc xanh (xanh lá mạ, xanh lá cây, xanh đậm, xanh lam, xanh chàm tím…). Muốn biết màu nóng hay lạnh phải có hai màu trở lên để so sánh.

Bố cục màu hòa sắc nóng

Màu nóng (A warm colour; P. couleur chaude). Màu gây ra cảm giác nóng cho con người là những màu mang sắc đỏ (vàng, vàng cam, da cam, đỏ cam, đỏ…). Muốn biết màu lạnh hay nóng phải có từ hai màu trở lên để so sánh. Trong những màu nóng cũng có màu nóng hơn hay lạnh hơn (màu nào càng nhiều sắc đỏ thì càng nóng hơn). Khi ánh sáng chiếu vào, độ nóng lạnh của màu sắc cũng thay đổi theo cường độ của ánh sáng (xt. màu sắc). Trong bài bố cục nếu mầu nóng chiếm khoảng 70%, mầu lạnh 30% thì được gọi là hoà sắc nóng

Màu tương phản

Màu tương phản (A contrasting colour: P. couleur cỏntostée) Hai màu đặt cạnh nhau mang ý nghĩa khác nhau rõ rệt (đến mức đối chọi) về màu sắc nhưng lại tôn nhau, làm màu nổi bật lên. Trong thế giới của màu sắc, có những hiệu quả tương phản sau: tương phản sắc là sự tương phản của chính bản thân những màu cơ bản, những màu nguyên chất và những màu bổ túc; tương phản của màu nóng và lạnh, tương phản của độ đậm nhất và độ nhạt nhất, tương phản của hai chất khác hẳn nhau. Ví dụ, chất màu rất mịn đặt cạnh chất màu rất xù xì; tương phản về lượng là mảng màu to bên cạnh mảng màu rất nhỏ. Để gây ấn tượng cho người xem, các họa sĩ hay dùng hiệu quả tương phản mạnh, bởi chúng thu hút ngay sự chú ý của người xem, ví dụ: đỏ đặt cạnh đen hoặc vàng bên cạnh đỏ, xanh cô-ban cạnh đen hoặc trắng… Màu tương phản thường được gặp trong tranh áp phích, quảng cáo vẽ quốc kỳ.

0976984729