Bố cục màu

Trộn màu trong vẽ màu nước

Không một thành phần nào khác của bức tranh tạo nên sự cuốn hút hay nản lòng như màu sắc. Bài này giải thích cách chọn chất màu để cấu tạo bảng màu một cách logic và có hệ thống cùng với cách phối hợp chúng để có một hòa sắc với tỷ lệ nhất định. Ở đây cũng giải thích cách chọn các màu nền, cách pha trộn các màu nguyên của mỗi nhóm để tạo sự đa dạng. Đồng thời, quan tâm đặc biệt đến việc pha trộn các màu xanh lá cần thiết cho mọi họa sĩ vẽ phong cảnh cũng như việc sử dụng các màu xám và màu trung tính. Khi đã hiểu cách các chất màu phản ứng với nhau, bạn có thể dùng chúng khéo léo hơn như những thành tố diễn cảm của bức tranh.

Hình thức BC trong chạm khắc đình làng

Bố cục là thuật ngữ chỉ sắp xếp kích thước và tương quan của những đường nét, hình khối, màu sắc các vật thể trong một tác phẩm. Di sản mỹ thuật từ xa xưa, đã để lại những kinh nghiệm quý báu về lựa chọn bố cục trong quá trình tạo nên các tác phẩm chạm khắc trang trí ví dụ như một số di sản đình làng thời lê Trung Hưng. Bài học quý báu đó đã trở thành những kiến thức cơ bản đặt nền móng cho nghệ thuật giai đoạn sau kế thừa và phát triển.

Những mẫu trang trí chọn lọc (Phần 1)

Những bài mẫu trang trí (hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, đường diềm) đã cung cấp những kiến thức rất cơ bản về trang trí, đồng thời giới thiệu những mẫu trang trí từ đơn giản đến phức tạp, từ các hình kỷ hà đến các họa tiết hoa lá, chim muông, từ đơn giản đến cách điệu với nhiều hòa sắc khác nhau. Đặc biệt, ở mỗi mẫu đều có hướng dẫn phương pháp vẽ từng bước rất cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Những mẫu trang trí chọn lọc (Phần 2)

Ở những bài mẫu trang trí chọn lọc phần 2 này không hướng dẫn vẽ từng mẫu, mà đi sâu vào giới thiệu nhiều dạng bố cục độc đáo, nhiều họa tiết mới lạ, với nhiều hòa sắc khác nhau. Đây là những tư liệu cần thiết và bổ ích không chỉ giúp các bạn vận dụng vào bài học mà còn ứng dụng tốt trong cuộc sống.

Những bài mẫu TT đường diềm (Phần 1)

Mẫu trang trí đường diềm này được thể hiện bằng những hình kỷ hà đơn giản. Phần chính của hình là hai hình thoi nối liền nhau, làm họa tiết chính, chiếm vị trí trọng tâm (H.1). Phần phụ được bố trí dọc hai đường biên, diện tích nhỏ hơn, họa tiết là nửa hình thoi. Khi thực hiện ta có thể dùng thước kẻ một đường trục dài, chia hình làm hai phần bằng và đối xứng nhau.

Những bài mẫu TT đường diềm (Phần 2)

Mẫu trang trí sử dụng từng cặp chim đối xứng nhau, khoảng giữa là các họa tiết xen kẽ. Trong bài sử dụng toàn bộ những đường cong để tạo họa tiết, chi tiết của mẫu là những đặc điểm cách điệu từ chim, các chi tiết được liên kết với nhau qua các mảng màu cho ta một đường cong kéo dài (H.1). Mẫu phát triển 1 được cách điệu từ những đường cong kết hợp với đường ngang, đường đứng làm mẫu có một vẻ mạnh mẽ hơn, các chi tiết chim, hoa có biến đổi ít nhiều (mẫu PT.1).

Các dạng thức bố cục đối xứng

Bố cục đối xứng là dạng thức bố cục đóng kín – có tính chất hướng tâm. Ở đó, sự sắp xếp các hình thể (họa tiết) đối xứng (đối nhau và giống nhau) qua một hay nhiều trục vô hình đó là trục tung, trục hoành (hệ trục chuẩn) và trục xiên.

Nguyên lý bố cục đường diềm

Bố cục đường diềm: Là dạng thức bố cục mở 2 hướng, có sự chuyển động, nhịp điệu mạnh vô tận theo chiều ngang và giới hạn ở trên hay ở dưới, có sự sắp xếp các hình thể (họa tiết) lập lại theo những quy luật thị giác nhất định.

Nguyên lý bố cục tổng hợp

Là dạng thức bố cục không tuân theo quy luật nhất định như bố cục Hàng lối và Đối xứng, mà là sự tổng hòa khả năng của phép tạo hình có trong 2 dạng bố cục trên, với việc vận dụng những nguyên tắc tạo hình riêng biệt theo quy luật thị giác của nó để có được sự linh động, thoải mái, theo một quy tắc riêng.

Nguyên lý bố cục đối xứng

Là dạng thức bố cục đóng kín – có tính chất hướng tâm. Ở đó, sự sắp xếp các hình thể (họa tiết) đối xứng (đối nhau và giống nhau) qua một hay nhiều trục vô hình đó là trục tung, trục hoành (hệ trục chuẩn) và trục xiên.

Trang trí cách điệu

Cách điệu là một trong những phương pháp tạo hình mà chủ yếu là nhằm xây dựng những tác phẩm trang trí, là phương pháp chuyển hóa những đối tượng ( có thể là người, động vật, câu cỏ hoa lá đến phong cảnh, kiến trúc ) từ những hình ảnh thực thành những mô típ trang trí dùng chủ yếu trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, làm cho nó có khả năng thể hiện được bằng chất liệu khác nhau và ăn nhập chung với không gian mà nó được ứng dụng.

Nguyên lý phối màu – Các gam màu CB

Là các thang đậm nhạt do đen và trắng tạo ra gồm: đen, trắng và tất cả các thang độ xám. Phối sắc độ đen và trắng (hòa sắc màu vô sắc). Sắc độ cho cảm giác về sự đậm nhạt của sự vật do bởi ánh sáng tạo ra. Ánh sáng càng mạnh sự vật nhận được sự tương phản cao, nhìn thấy rõ. Sắc độ đậm nhất là màu đen, sắc độ sáng nhất là màu trắng, sắc độ trung gian là các cấp độ của màu xám. Sự tương quan tỷ lệ giữa các sắc độ sẽ cho ra sự phân cấp rõ, mờ khác nhau trong bố cục đen – trắng.

0976984729