Bố cục theo các sơ đồ tổ chức
1. Bố cục theo hàng lối: Là những cách bố cục hình thức mà ở đó các yếu tố tạo hình được chủ thể sáng tạo, tổ chức thành hàng, dãy rõ ràng theo các hệ thống: dọc, ngang, xiên xéo hay cuộn tròn, dựa vào sự chi phối của đường trục hay tâm điểm hay chiều hướng nào đó. Tất cả những hình thức này đều được tiền nhân, nghệ sỹ bậc thầy nghiên cứu rút ra từ trong thiên nhiên và ứng dụng nó trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống cho đến sáng tạo mỹ thuật. Chúng ta có thể chia lối bố cục này thành 5 dạng thức chủ yếu như sau:
a. Bố cục theo hệ thống các hàng dọc hay hàng ngang: sắp hàng của học sinh, quân lính, trồng cây, cấy lúa theo dãy thẳng hàng hay so le. Bố cục theo quy luật đăng đối hay bất đăng đối, lặp đi lặp lại, xen kẽ, đảo ngược hay chồng hình cũng đều thuộc dạng này. Trong lĩnh vực kiến trúc, lĩnh vực trang trí cửa hàng, lĩnh vực thêu đan, nghệ thuật dệt, lĩnh vực Op Art có khi cũng vận dụng quy luật bố cục nói trên.
b. Bố cục theo dạng hàng lối đan chéo nhau như hệ thống ô lưới: được áp dụng trong khi bố cục họa tiết trang trí trên vải hay giấy dán tường. Hãy xem họa tiêt trang trí vải hoa hay giấy gói hàng.
c. Bố cục theo dạng đăng đối thẳng hàng hay lệch hàng qua trục: Người còn gọi đây là dạng bố cục theo nguyên lý cột sống. Đây là dạng bố cục đô thị, nhà cửa, thiết kế đồ mộc. Các công trình nói trên được thiết kế, bố trí hai bên trục chính.
d. Bố cục theo dạng xoáy trôn ốc hay cuộn tròn: Đây là loại bố cục hiếm thấy trong kiến trúc cổ: Mê trận, Thành Cổ Loa xưa…
e. Bố cục theo dạng hướng tâm hay ly tâm: Đây cũng là dạng bố cục hệ thống giao thông đô thị, trồng cây cảnh trong công viên hay sân vận động (nhìn từ trên trời xuống và các đường xá hội tụ nơi giao lộ hay lối vào sân vận động). Có khi nó biến thành hình bát quái như thành cổ ở Sài Gòn xưa.
Trong lĩnh vực mỹ thuật thì các cách bố cục này đã được dạy, thực hành trong các bài tập trang trí hình vuông, hình tròn. Thực chất đây là sự ứng dụng quy luật lặp lại theo dạng đối xứng, đăng đối để tạo họa tiết đơn hay kép. Trong lĩnh vực thiết kế kim hoàn thì cách tạo hình nữa trang hay mài mặt kim cương đều áp dụng quy luật này. Trong lĩnh vực thêu đan và trang trí đĩa gốm sứ, đồ chạm khắc trên gỗ, trên đồng cũng ứng dụng quy luật này rất nhiều. Còn trong lĩnh vực kiến trúc thì được giảng dạy trong những bài học nghiên cứu, phân tích các đồ án, các công trình xây dựng cổ xưa cũng như những nghiên cứu về cấu trúc mang tính kỹ thuật ngày hôm nay. Trong kiến trúc cổ Việt Nam có hai trường hợp điển hình là Thành Cổ Loa (từ hình xoáy trôn ốc) và Chùa Một Cột (từ hình hoa sen)… Nếu nghiên cứu về khảo cổ thì còn nhiều hơn nữa.
Các loại bố cục theo hàng lối rất hiếm thấy trong các tác phẩm tạo hình. Nó chủ yếu được ứng dụng trong lĩnh vực trang trí, lĩnh vực thêu đan, lĩnh vực kiến trúc hay quy hoạch đô thị. Hình mặt trống đồng cũng bố trí các họa tiết theo quy luật này.
2. Bố cục theo hệ thống lớp lang gần xa:
Người xưa người ta còn có cách hướng dẫn rất đơn giản theo cách bố trí theo cảnh hay lớp từ gần cho đến xa. Nghĩa là chúng ta phải hình dung các nhân vật, các bộ phận có trong hệ thống hình tượng cần bố trí và người ta nói rằng phải bố trí cho các lớp lang, trật tự theo hệ thống như sau:
a. Tiền cảnh: Những bộ phận, những nhóm có vai trò không quan trọng lắm thường bố trí ở phía trước bức tranh. Nói cách khác đây là khoảng không gian gần nhất mà ở đó người ta bố trí các bộ phận hình thức. Người ta còn gọi đây là “cảnh 1”. Trường hợp bức tranh chỉ bố cục chỉ có một cảnh thì sẽ không có hệ thống lớp lang trước sau, xa gần mà chủ ý là dành cho giải pháp diễn tả theo cách mô tả kỹ lưỡng, bỏ lửng để tạo ảo giac sveef không gian hoặc phân bố thành các nhóm chính phụ.
b. Trung cảnh: Đây là các bộ phận ở khoảng giữa được người nghệ sỹ cân nhắc phân bố và diễn tả. Ở cảnh này người nghệ sỹ phải bố trí những nhân vật, bộ phận giữ vai trò gần như là nhóm chính và trọng tâm.
c. Hậu cảnh: Đây là vị trí xa nhất, ở đó người thường bố trí những “cảnh nền”.. Vấn đề quan trọng là làm sao tạo được các mạch liện kết giữa các cảnh thông qua hệ thống hình tượng cũng như mạch liên kết giữa các nhóm cùng hoặc khác cảnh. Cách bố cục này được gọi là ứng dụng theo “quy luật ba cảnh”.
3. Bố cục theo các dạng sơ đồ:
Có 2 dạng bố cục theo sơ đồ: bố cục theo sơ đồ truyền thống và bố cục theo sơ đồ hiện đại.
a. Bố cục theo các sơ đồ truyền thống: Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình từ xưa cho đến nay người ta thường thống kê việc sử dụng các dạng sơ đồ bố cục theo một số hình kỷ hà sau đây: sơ đồ hình chóp, sơ đồ hình tam giác, sơ đồ hình bầu dục, sơ đồ hình vuông, sơ đồ hình chữ nhật…
* Thế nào là sơ đồ theo các hình? Là khái niệm về sự tổ chức, hoạch định việc phân bố màu sắc (nóng lạnh, tưới tái) hay ánh sáng (sáng tối, đậm nhạt), chiều hướng, thế dáng nhân vật gợi nên các khuôn mẫu dạng hình kỷ hà hay hình mẫu tự theo ý của tác giả nhằm mục đích tạo sự chặt chẽ trong tác phẩm mỹ thuật hai chiều của lĩnh vực nghệ thuật tạo hình. Trên thực tế nhìn thấy thì các đường nét tạo hình của các hình này bị gián đoạn, lúc ẩn, lúc hiện chứ không hiện rõ ràng. Vấn đề tinh tế là ở chỗ đó. Nếu không sẽ gợi nên một sự gượng ép hay áp đặt. Người thực hành bố cục nên chú ý đến khái niệm “gợi” và “sự che giấu” để các sơ đồ này không bị phát hiện bởi những người bình thường (phải được nhà chuyên môn phân tích và hướng dẫn thì mới thấy)…
* Làm thế nào tạo được hiệu quả thị giác theo sơ đồ mà tác giả dự định? Sơ đồ theo các hình nói trên là cách bố cục mà người sáng tác cố ý phân bố, sắp đặt hay rải rác các đốm hay mảng ánh sáng, màu sắc hình thể của các nhóm hình thức trong tranh. Để làm điều này tác giả cố ý dìm màu, rải màu, tăng sáng, điều tiết chiều hướng của các hình mảng để gợi nên các vùng sáng, vùng màu tươi, vùng màu tái, màu nóng hay lạnh nằm trong phạm vi các hình nào đó mà muốn.
b. Bố cục theo các sơ đồ hình các mẫu tự như: chữ I, L, V, Y, Z, C và O:
Loại sơ đồ theo mẫu tự này có thể được coi là các sơ đồ hiện đại. Bởi lẽ nó xuất hiện từ khi có sự ra đời của máy ảnh. Có nghĩa là nó được các nhà nhiếp ảnh sử dụng. Trên thực tế không phải tất cả 26 mẫu tự đều được dùng làm sơ đồ mà chỉ có một số con chữ mà thôi. Đó là các mẫu tự: I, L, V, Y, Z, C và O (sơ đồ chữ O tương ứng với sơ đồ hình bầu dục hay tròn). Tuy nhiên trong tranh từ thời Phục Hưng đã thấy có cách bố cục theo hình thức này.
* Thế nào là sơ đồ theo các hình các mẫu tự? Cũng giống như các sơ đồ truyền thống, các sơ đồ dưới dạng hình các mẫu tự cũng chính là sự tổ chức, hoạch định việc phân bố màu sắc hay ánh sáng, chiều hướng của hình hay mảng theo chủ ý của tác giả cũng nhằm mục đích tạo sự chặt chẽ trong tác phẩm mỹ thuật hai chiều của lĩnh vực nghệ thuật tạo hình. Nhưng thay vì bố trí theo các hình kỷ hả như vừa nói thì người ta bố trí theo dạng gợi nên các mẫu tự để gom ánh sáng, màu sắc (nóng lạnh, tươi tái) hay chiều hướng của hình, mảng trong tranh.
Còn bố cục các tác phẩm điêu khắc (tượng tròn ba chiều) thì chủ yếu dựa vào sự liên kết giữa các thế dáng, hình khối (rỗng, đặc), các mảng lồi có khả năng bắt ánh sáng (phẳng, cong hay xiên xéo…) và sự phân bố các mảng mà ở đó có sự xử lý cảm giác chất liệu bề mặt: nhám, thô sần, mịn, trơn láng…
Riêng trong phù điêu thì chủ yếu là bố cục các nhóm hình mảng lớn nhỏ theo hệ thống chính phụ, trọng tâm để tạo hay gợi nên các khu vực phẳng nhẹ nhàng, các khu vực lồi lõm sâu cạn, lỗ chỗ chi tiết, các nét chuyển động, các đường lượn có nhịp điệu tinh tế và sinh động. Đặc biệt là khi thiết lập, tạo hình các mảng lồi, mảng lõm với các mức độ sâu cạn phải chú ý đến các hình dạng, các độ chuyển tiếp, độ trung gian bằng cách quy mảng, quy hình… Việc khai thác chiều hướng của bề mặt khối được khắc, vạt sâu hay cạn, phẳng hay xiên xéo của các diện phải được nghiên cứu thật chu đáo. Toàn bộ phù điêu phải gợi nên các hình mảng, đường nét, nhịp điệu có sự liên kết thật chặt chẽ, không vụn nát… Phải đặc biệt chú ý đến sự chuyển động có chiều hướng và nhịp điệu. Trong loại hình phù điêu của điêu khắc thường được chia làm 2 dạng: phù điêu có độ nổi cao, phù điêu có độ nổi thấp. Người thực hiện phù điêu phải xác định rằng mình thể hiện theo dạng nào, theo tinh thần nhịp điệu ra sao rồi sau đó mới tính toán chi tiết, tiến hành phân mảng.
Việc chọn loại phù điêu có độ nổi thấp hay cao thì cũng phải tư duy để chọn lựa loại đường nét, cách diễn tả hay vạt các diện mảng để khả năng bắt ánh sáng trên các diện và liên kết với các diện khác chạy quanh tác phẩm (có khi phải phố hợp chặt chẽ với môi trường lắp đặt). Đặc biệt là người sáng tác thể hiện tác phẩm phải xác định tính chất mềm mại hay cứng cáp, mức độ tĩnh hay động của nhịp điệu có được do phong cách diễn tả mà mình dự kiến áp dụng. Ngoài ra cũng phải chú ý đến các đặc điểm về môi trường không gian, ánh sáng của công trình kiến trúc hay trang trí mà phù điêu đó sẽ lắp đặt. Nếu sáng tác tự do, không lệ thuộc vào môi trường sẽ lắp đặt thì việc tư duy sáng tạo các giải pháp bố cục tạo hình phải dựa vào chủ đề, tính chất tĩnh hay động, nhịp điệu của hình khối.
* Sự khác nhau giữa thực hành bố cục theo sơ đồ trong lĩnh vực nhiếp ảnh và hội họa:
- Nghệ thuật nhiếp ảnh là sự kết hợp giữa máy ảnh và con người. Máy ảnh có nhiều cấp độ chuyên môn với những tiến bộ, tính năng kỹ thuật khác nhau. Còn con người bao gồm: tình yêu nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ, cảm xúc, khả năng, thao tác kỹ thuật, trình độ chuyên môn và vốn sống (kể cả trình độ tráng rửa phim trong phòng tối hay sử dụng phần mềm Photoshop…). Người gọi nghệ thuật nhiếp ảnh là “nghệ thuật vẽ bằng ánh sáng”. Không có ánh sáng (thiên nhiên hoặc nhân tạo) thì cái máy kể như không tác dụng. Tuy nhiên nếu có máy móc, có điều kiện thiên nhiên, đối tượng tốt đẹp mà nhà nhiếp ảnh không biết sâu về kỹ thuật, không có trình độ thẩm mỹ, kinh nghiệm thì cũng không tạo nên tác phẩm.
Còn họa sỹ có thể tạo, thay đổi ánh sáng hay màu sắc (tự tạo), di dời, biến đổi cách thức bố cục một cách chủ động bằng các thao tác trong quá trình thể hiện tác phẩm và anh ta có thể làm biến đổi nhanh chóng ở bất kỳ thời điểm nào. Cũng có khi tác giả sáng tác hoàn toàn tư trí tưởng tượng. Thời gian thực hiện tác phẩm hội họa thường lâu hơn tác phẩm nhiếp ảnh (có khi cả năm mới xong một tác phẩm).
Trong mỹ thuật không có khái niệm săn ảnh mà chỉ có đi nghiên cứu để ghi chép tư liệu để phục vụ cho sáng tác. Có trường hợp phải bố trí người mẫu theo nội dung chủ đề sáng tác.
Các nhà nhiếp ảnh lệ thuộc vào những đặc điểm có thật ở ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo tác động vào đối tượng được máy ảnh ghi nhận tùy theo khẩu độ, tốc độ, loại giấy ảnh… Nghĩa là nghệ sỹ nhiếp ảnh không thể thay đổi ánh sáng trên ảnh do máy chụp (sau này có vi tính thì có thể, nhưng giới chuyên nghiệp không chấp nhận biện pháp này).
Xét về góc độ truyền thống nghệ thuật thì đa số giới nghệ sỹ nhiếp ảnh chuyên nghiệp thì người ta luôn coi trọng ảnh đen trắng hơn ảnh màu. Chính vì vậy mà việc dàn dựng chờ đợi, săn ảnh để “chộp được những khoảnh khắc điển hình” mà ánh sáng xuất hiện và tác động vào thực tế đời sống, phong cảnh, đồ vật một cách tuyệt vời nhất là nhiệm vụ của nhà nhiếp ảnh nghệ thuật. Thậm chí phải bỏ thời gian rất dài, chụp rất nhiều để chọn hay không sử dụng được.
Như vậy, sơ đồ theo mẫu tự này thường áp dụng trong nghệ thuật nhiếp ảnh để tạo hiệu quả như ý muốn của tác giả. Ngoài ra trong lĩnh vực nghệ thuật nhiếp ảnh thì người ta thường vận dụng bố cục theo quy luật thứ ba hay quy luật chia làm ba hơn quy luật tỷ lệ vàng để tính toán bố cục.
* Sơ đồ các mẫu tự và nghệ thuật hội họa: Ngày nay các nhà phân tích nghệ thuật cũng vận dụng các mẫu sơ đồ bố cục theo mẫu tự để soi rọi, đánh giá các tác phẩm nhiếp ảnh và một số người chưa hiểu tưởng rằng đây là những cách bố cục mới. Nhưng trên thực tế thì chính các họa sỹ cũng đã thực hiện loại bố cục này từ lâu trong khi sáng tác tranh. Thí dụ bức tranh “Bé trai mặc áo gi lê đỏ” của họa sỹ Paul Cézane và nhiều họa sỹ khác nữa đã áp dụng trong bố cục tranh tôn giáo.
Cậu bé mặc áo gi lê đỏ của Paul Cézane
* Bố cục theo sự điều tiết các mối tương tác giữa các yếu tố tạo hình:
Khi nói tới các dạng bố cục thì chúng ta quan tâm đến các cách bố trí dựa trên cơ sở vận dụng, phối hợp, xử lý, điều tiết các yếu tố thị giác hay các yếu tố tạo hình được sử dụng trong khi xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm thị giác. Người ta còn gọi chúng là các yếu tố bố cục. Sau đây là các loại bố cục mà mục đích, phạm vi là sử dụng, phối hợp từng loại yếu tố tạo hình: đường nét, ánh sáng, màu sắc, không gian, chất liệu, chiều hướng…
Cách bố cục ứng dụng trong cách trang trí vải hoa, giấy dán tường lót nền gạch
Tác phẩm “Cá và sạn” – 130 x 130cm - Tổng hợp của họa sỹ Uyên Huy
(Tranh được Bảo tàng Mỹ thuật Hồ Chí Minh sưu tập)
Minh hoạt về bố cục theo hàng lối:
Gọi các bố cục này là bố cục theo hàng lối bởi vì
nó liên kết bởi hai trục đứng, trục ngang cùng các vòng tròn đồng tâm và các tia ly tâm
Hệ thống bố cục hàng lối theo các đường chéo
Minh họa về bố cục theo quy luật hướng tâm: Trong quy hoạch hệ thống giao thông đô thị cũng áp dụng quy luật này.
Áp dụng quy luật này trong bố cục, tạo hình công viên, vườn cảnh
Bố cục theo quy luật hướng tâm:
Mặt bằng của nhà hát ngoài trời Epidauros
Phối cảnh của nhà hát ngoài trời Epidauros
Hình vẽ trên chiếc bình cổ Hy Lạp (phần tiếp giáp giữa thân và cổ bình)
Bố cục theo hàng lối:
Đây là cách bố cục mà các đối tượng được bố trí theo dãy, theo hàng, theo trục, theo dạng ly tâm hay hướng tâm; cũng có khi bố trí theo quy luật xen kẽ hay đảo ngược. Nói chung đây là cách bố cục gây cảm giác về trật tự.
Bố cục theo hàng lối gây cảm giác về trật tự, gây cảm giác tĩnh. Một khi các đối tượng bị bố trí lệch hàng hay đội lớn bị thay đổi thì sẽ tạo nên sự biến hóa, sự chuyển động và có sức hút thị giác (gây sự chú ý).
Hình 8: Chữ Tibet gây cảm giác bất ngờ, tạo sự chú ý. Nhưng ở tình huống này thị giác người xem bị kéo lệch xuống góc phải. Hình 9: Sự sinh động có được do sự thay đổi về trật tự và độ lớn của họa tiết ở một số khu vực. Trong bố cục hàng lối chúng ta có thể tạo sự sinh động (phá đi cảm giác đơn điệu) bằng cách thay đổi độ lớn kéo lệch vị trí, chiều huonwgs hay biến đổi màu sắc của họa tiết).
Bố cục theo quy luật đăng đối:
Mặt bằng của nhà thờ San Lorenzon ở Florence, Ý
Akhenaten và gia đình
Quy luật này ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Quy luật xoáy trôn ốc trong thiên nhiên:
Quy luật của thiên nhiên nói trên được ứng dụng thành quy luật bố cục trong nghệ thuật thị giác. Đây cũng là một dạng bố cục theo hàng lối với sự chi phối của tâm điểm trục đăng đối, các đường kính và vòng tròn.. Thành Cổ Loa của Việt Nam xưa đã ứng dụng quy luật này trong bố cục xây dựng.
Ứng dụng quy luật xoáy trôn ốc trong tạo dáng bao bì:
Ứng dụng quy luật xoáy trôn ốc trong tạo dáng sản phẩm và kiến trúc:
Bố cục đồ họa theo dạng xoáy trôn ốc:
Ứng dụng quy luật xoáy trôn ốc trong tạo hình khối tác phẩm điêu khắc:
Poster bố cục theo dạng ly tâm và hướng tâm:
Poster bố cục theo hàng lối và ô lưới:
Poster theo bố cục chia ba:
Ứng dụng quy luật cột sống trong điêu khắc và kiến trúc:
Ứng dụng quy luật chồng hình trong tranh:
Ứng dụng quy luật chồng hình trong thiết kế đồ họa:
Quy luật về cắt ghép hình thành hình trong poster:
Poster chính trị và xã hội:
>>> Bố cục mang tính tự phát và bố cục có chủ ý
>>> Nhịp điệu của thiết kế bố cục (Phần 1)