Bài văn

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

1.Có thể nói “ Vợ chồng A Phủ “ là thành công đầu tiên của văn xuôi cách mạng Việt Nam. Về phương diện ấy, nhà văn đã có thể vượt qua những thành kiến cố hữu đã dai dẳng bám lấy tâm trí của người miền xuôi khi nhìn vào miền núi, thành kiến vốn được nuôi dưỡng bằng ấn tượng của những câu chuyện đường rừng

Tiếng hát con tàu

Như vậy có thể thấy rõ hình tượng con tàu trong thơ CLV vừa mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, vừa mang ý nghĩa nghệ thuật. Và như vậy thì Tiếng hát con tàu cũng có nghĩa là khúc hát nghệ thuật. Lúc CLV viết bài thơ này, cả nước đang dấy lên phong trào khai hoang ở miền núi. Vì thế sẽ có rất nhiều người nghĩ rằng CLV viết bài thơ này theo đơn đặt hàng nhằm cổ vũ cho phong trào đó. Nhưng vốn là tác giả thiên về trí tuệ CLV không bao giờ bằng lòng với mục đích ấy. Ông muốn qua bài thơ này để nói lên những ý tưởng, những suy ngẫm hết sức sâu sắc của ông ấy về cuộc sống và NT. Tên bài thơ là “Tiếng hát con tàu” và hình tượng chủ đạo là con tàu lên Tây bắc. Nhưng đến tận lúc CLV viết bài thơ này, thậm chí đến tận bây giờ làm gì có con tàu nào lên Tây bắc. Như thế đã quá rõ ràng là hình tượng con tàu chỉ là hình tượng hư cấu để CLV gửi gấm vào đó cái khát vọng được lên đường. Đối với một người đã từng bế tắc, đã từng luẩn quẩn trong những triết lí siêu hình thì lên đường chính là 1 biện pháp nhằm giúp cho tác phẩm thoát khỏi cái tôi nhỏ hẹp để hòa nhập với cái ta chung của đất nước . Hình tượng con tầu ngoài ý nghĩa về nhân sinh còn nói trên còn nói rõ những suy ngẫm sâu sắc của CLV về NT. Việc lên đường để thoát khỏi cái tôi cá nhân hòa nhập với cái ta chung còn là con đường tất yếu để CLV tìm lại cảm hứng NT đã mất. Ông biết rất rõ người nghệ sĩ chỉ có được sáng tạo NT khi rộng mở tâm hồn mình để đón nhận những âm vang của cuộc sống ngoài kia. Điều này đối với CLV hết sức thấm thía bởi ông đã từng nghĩ về nó tới mười mấy năm trời. Như vậy có thể thấy rõ hình tượng con tàu trong thơ CLV vừa mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, vừa mang ý nghĩa nghệ thuật. Và như vậy thì Tiếng hát con tàu cũng có nghĩa là khúc hát nghệ thuật. 2. Bố cục bài thơ: Bài thơ gồm 15 khổ: - Hai khổ đầu nhà thơ dùng lối đối thoại (đối thoại với một người nào đó, một người mà nhà thơ gọi là anh. Người này cứ ở lì HN chẳng chịu đi đâu). Nhưng nếu để ý 1 chút ta sẽ thấy ngay đối thoại chỉ là hình thức bên ngoài còn thực chất là độc thoại. CLV đang say sưa nói với chính con người cũ của ông để được lên đường thanh thản. - Chín khổ thơ tiếp theo CLV nói rõ những nhận thức sâu kín của ông về mảnh đất Tây Bắc nơi ông sẽ đến, về giá trị tinh thần của cuộc kháng chiến đã qua. Tiếp đó CLV ôn lại những kỉ niệm về những người Tây Bắc tình nghĩa - những người đã từng cưu mang đùm bọc ông. Cuối cùng, nhận thức ấy, tình cảm ấy, kỉ niệm ấy đã giúp CLV chuyển hóa thành triết lí.

Bài văn nghị luận xã hội

Tự học Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy,chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình. Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập, có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa, nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng, chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay... hayTrạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời.

Bài văn đạt điểm 10 khối D (2006)

Hoàng Thuỳ Nhi là thí sinh đã đạt điểm 10 Văn duy nhất trong kỳ thi tuyển sinh ĐH tại Đà Nẵng. Dưới đây là bài viết của em và nhận xét của 2 giáo viên chấm thi.

Bài thi Văn đạt điểm 10 Khối D (2005)

Trong khi các môn tự nhiên điểm 10 nhiều đến mức khó đếm, bài Văn điểm 10 của Nguyễn Thị Thu Trang (ĐH Huế) trong kỳ thi vào ĐH vừa qua được xem như hiện tượng của báo chí.

Đất nước ( Nguyễn Khoa Điềm )

1/ Tìm hiểu về bài thơ: - Tác giả tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ của những năm chống Mỹ. Trong thơ của họ nổi bật ý thức tuổi trẻ, vai trò và trách nhiệm của mình trong thời đại và đặc biệt là sự nhận thức của họ đối với Đất Nước, với nhân dân và với cuộc kháng chiến của dân tộc. Chủ đề “ Đất Nước” bao trùm trong thơ Việt Nam 1945-1975. Tuy nhiên, bài thơ này được viết trong thời kỳ chống Mỹ nên nó mang dấu ấn của một thời với cách nhận cảm của thế hệ trẻ qua chính những trắc nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cốt lõi của những bài thơ này là tư tưởng nhân dân đã chi phối toàn bộ những cảm hứng chủ đạo cũng như câu tứ và hình tượng thơ. - Vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ hàng loạt các trường ca ra đời. Điểm khác biệt là các tác phẩm này không dựa vào cốt truyện tự sự mà nó viết theo sự vận động ý thức của tác giả. “Mặt đường khát vọng” là sự thức tỉnh của thanh niên trí thức thành thị Miền Nam trước hiện tình của Đất Nước. Họ nhận rõ kẻ thù, ý thức về Đất Nước về nhân dân đồng thời đề ra trách nhiệm cho thế hệ là phải đứng dậy tranh đấu. Bài thơ này là sự cảm nhận, phát hiện về Đất Nước trong cái nhìn tổng hợp và toàn vẹn, nó mang đậm tư tưởng nhân dân. Bài thơ đã sử dụng các yếu tố của văn hóa, văn học dân gian một cách sáng tạo và rất thích hợp với tư tưởng nhân dân của tác phẩm. 2/ Phần thứ nhất: + Bốn câu thơ đầu viết dài ra những câu văn xuôi êm ả, như lời kể chuyện cổ tích, trầm lắng, tha thiết, ngọt ngào. Mỗi câu thơ đều có từ “ Đất Nước”và do đó, cả bốn câu bị chi phối, bị cuốn hút, bị bện chặt bởi cái chủ đề Đất Nước. Những câu thơ dài, mênh mông, không có sự hiệp vần. Nó là một câu chuyện kể. + Đoạn thơ mở đầu bình dị tạo nên một sự gần gũi thân thiết chứ không trang trọng dõng dạc như Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô Đại Cáo”. Đất Nước không trừu tượng, nó ở ngay trong cuộc sống của chúng ta. Từ lời kể của Mẹ, miếng trầu của bà cho đến phong tục tập quán rất riêng (“tóc bới sau đầu”). Đất Nước là tình nghĩa thủy chung của cha mẹ, là hạt gạo ta ăn hàng ngày, là cái kèo, cái cột trong nhà v.v … + Hai câu thơ đóng và khép của đoạn đầu tạo dựng được không khí. “Khi ta lớn lên” là thời điểm hiện tại “Đất Nước đã có rồi” là thời gian quá khứ. “Đất Nước có từ ngày đó”là đẩy đối tượng vào dòng thời gian hun hút xa xăm. Điều khẳng định về Đất Nước là “ Có rồi” “Có từ ngày đó” “Có trong những cái ngày xửa ngày xưa”… Đất Nước vừa cụ thể vừa huyền ảo. + Tiếp đó là sự nhận cảm Đất Nước từ các phương diện địa lý – lịch sử. Tác giả định nghĩa Đất Nước không giống các nhà chuyên môn về lịch sử – địa lý đã đành mà cũng không định nghĩa theo hướng khái quát trong “ Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi. Tác giả chia cắt thành tố “ Đất” và “Nước” trong bản thân từ “ Đất Nước”.Cách chiết tự này có thể dẫn tới sự giải thích sai lầm hoặc giản đơn hoá khái niệm. Nhưng tư duy nghệ thuật lại làm cho định nghĩa Đất Nước trở nên vô cùng sinh động và độc đáo ( Đất Nước đã được cụ thể hoá cao độ và đem đến một thông báo rất mới mẻ có tác động đến tình cảm thẩm mỹ cao).3/ Phần thứ hai của bài thơ: Tư tưởng cơ bản của phần này là tư tưởng Đất Nước của nhân dân. + Cách nhìn những thắng cảnh của địa lý có chiều sâu của sự phát hiện mới mẻ (Những người vợ … núi sông ta). - Cảnh thiên nhiên kỳ thú đã gắn bó máu thịt với đời sống dân tộc. Nó được những thế hệ, những lớp ngưới đi trước tiếp nhận và cảm thụ qua tâm hồn, qua cảnh ngộ của những hoàn cảnh, của những cuộc đời, của lịch sử dân tộc. Nếu không có người vợ chờ chồng trong những cuộc chiến tranh li tán thì không có Đá Vọng Phu. Nếu không có truyền thuyết vua Hùng dựng nước thì không cảm nhận được sự linh thiêng và hùng vĩ của cảnh quan núi đồi trùng điệp…. Đoạn thơ đã khái quát: “Và ở đâu trên khắp ruộng gò bãi… núi sông ta” + Tác giả “nhìn vào bốn nghìn năm Đất Nước” không điểm lại các thời đại hào hùng như Nguyễn Trãi (trải từ Triệu, Đinh… ) như Chế Lan Viên (nước Việt Nam nghìn năm Đinh, Lý, Trần, Lê, thành nước Việt nhân dân trong mát suối) mà nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh.

Vợ nhặt - Kim Lân

Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. Ông sinh ngày 1/8/1920, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng , huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn bắt đầu từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo “Tiểu thuyết thứ bảy” và “Trung Bắc chủ nhật”. Một số truyện (“Đứa con người vợ lẽ”, ” Đứa con người cô đầu”, ”Cô Vịa”…) mang tính chất tự truyện, nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân. Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi về đề tài độc đáo: tái hiện sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê (đánh vật,chọi gà,thả chim…). Các truyện: ”Đôi chim thành”, ”Con mã quái”, ”Chó săn”… kể lại một cách sinh động những thú chơi lành mạnh, qua đó thể hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng _những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa. Sau Cách mạng tháng tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam _mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Những tác phẩm chính: ”Nên vợ nên chồng” (tập truyện ngắn 1955), ”Con chó xấu xí” (tập truyện ngắn 1962). Trong cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay. Là một cây bút vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Nói như Nguyên Hồng, ông là nhà văn một lòng đi về với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn (Bước đường viết văn NXB Văn học Hà Nội 1971). Đây là tác phẩm rất hay do trung tâm sưu tầm được sẽ giúp ích cho các bạn có đam mê học vẽ,luyện thi khối h và tác phẩm còn có tính tài liệu mỹ thuật cao

Hai Đứa Trẻ - Thạch Lam

Thạch Lam là nhà văn có năng lực khám phá cái đẹp trong vẻ bình dị của nó. Truyện cúa ông tưởng như không có gì, không kịch tính, không có những chi tiết khác thường nhưng vẫn có sức quyến rũ. Dù viết về nông dân hay thành thị, về “người nhà quê” hay tầng lớp tiể tư sản ô đều hướng tới vẻ đẹp của cảnh của người 1 cách tinh tế -“2 đứa trẻ nằm trong tập “Nắng trong vườn”(1938)tiêu biểu cho phong cách truyện Thạch Nam-giống như 1 bài thơ nhẹ nhàng thi vị. Thạch Nam đã cảm giác được cảm xúc, tâm hồn con người. Truyện có mảng tối và sáng, hiện thực và trữ tình, có những đau khổ những mơ ước. Bức tranh phố huyện ảm đạm, tù túng,tăm tối, tẻ nhạt. C1-Cảnh chiều tàn -Chợ tàn -Cảnh những kiếp người tàn C2-Bức tranh phố huyện với -Hình ảnh mờ sáng><tăm tối -Âm thanh -Con người xuất hiện.

Chí Phèo - Nam Cao ( 1915 - 1951 )

- Chí Phèo 1 hiện tượng có tính quy chất quy luật phổ biến →số phận bi thảm của người nông dân qua bi kịch bị tha hóa của họ trước cm→Một bộ phận những người nông dân hiền lành lương thiện bị xh đẩy vào đường cùng đã quay lại chống chả bằng con đường lưu manh hóa.Tuyên ngôn trong “Đời Thừa” qua nv Hộ “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay chỉ biết làm theo 1 vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có. Tuyên ngôn trong “giăng sáng” của nhân vật Điền : “ chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than..”Tuyên ngôn trong Đời thừa: “ Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn nhưng lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương tình bác ái, sự công bằng làm cho người gần người hơn”.Đây là tác phẩm có tính tài liệu mĩ thuật cao, là tài liệu hữu ích cho các bạn luyện thi khối h, và tài liệu cho các bạn đang ôn luyện tìm hiểu thêm

   Nguyễn Ái Quốc -- Hồ Chí Minh

Người đã đi xa gần 40 năm nay, nhưng Bác đã để lại cho đảng và nhân dân lòng tiếc thương vô hạn, cho nhân dân và bạn bè thế giới lòng kính phục vô biên. Công lao của người đối với dân tộc, đối với đất nước như biển rộng , trời cao.Người là vị “anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn”. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.” Người đã hy sinh cả cuộc đời để vạch đường chỉ lối cho dân tộc đấu tranh giành được độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Người là người thầy vĩ đại của cm Việt Nam, vị lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giaỉ phóng dân tộc. Người là tấm gương tự học, tự rèn luyện, giữi gìn đạo đức khiêm tốn, giản dị, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, rất mẫu mực cho chúng ta noi theo. Tên tuổi của người sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam yêu nước và sự nghiệp cách mạng của người nhất định sẽ được kế tục thắng lợi. Để tưởng nhớ và biết ơn người, chung ta quyết tâm ra sức học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, quan điểm, đường lối, tác phong của người…..đem hết sức mình phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, thực hiện cho kì được mong muốn cuối cùng của người là:”Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ độc lập và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp thế giới”. Hồ Chí Minh cứu tinh của dân tộc Việt!

0976984729