Bố cục màu

Các quy luật trong trang trí hình tròn

Họa tiết thứ nhất bố trí thuận chiều. Lặp đi lần thứ nhất thì bố trí lộn đầu. Lặp lại lần thứ hai thì bố trí thuận chiều. Lặp lại lần thứ ba thì bố trí lộn đầu. Cứ như thế mà thực hành. Giới chuyên môn thì gọi là quy luật đảo ngược.

Màu sắc trong trang phục

Trong cuộc sống việc ăn, mặc cũng là một nghệ thuật. Nó đòi hỏi con người phải biết chính mình, hiểu rõ từng loại trang phục cũng như hiểu nhu cầu về sự hiện diện của mình trong không gian, thời điểm cụ thể.

Khái niệm lịch sử về màu sắc (Phần 1)

Màu sắc và ánh sáng gắn liền với sự xuất hiện của vũ trụ. Vì chúng ta không thể kể tuổi của vũ trụ, do đó cũng không thể kể tuổi của ánh sáng và màu sắc. Chúng ta chỉ có thể sơ nét nói tới lịch sử của tiến trình nghiên cứu về màu sắc để hình thành những lý thuyết khoa học về lĩnh vực này.

Khái niệm lịch sử về màu sắc (Phần 2)

Một màu nào đó trở nên sáng hơn khi ta pha nó với Màu Trắng. Càng bị pha với lượng màu Trắng nhiều hơn thì nó sẽ trở nên sáng hơn, nhưng đồng thời mật độ màu gốc của nó bị “loãng” và “giảm dần”. Nghĩa là cường độ bị giảm đi. Ngược lại, từ một màu nào đó, đang ở trạng thái sáng (do bị pha với Màu Trắng) chúng ta kéo nó trở lại trạng thái tươi thắm hơn bằng cách pha thêm nhiều màu gốc của nó.

Các nguyên lý trong trang trí hình tròn

Trang trí là nghệ thuật thị giác, do đó nó cũng sử dụng những phần lý thuyết cơ bản của nguyên lý thị giác. Trang trí hình tròn cũng gặp những tình huống tương tự. Nghĩa là chúng ta phải tuân theo một số nguyên lý thị giác cơ bản.

Khái niệm về vòng thuần sắc

Vòng thuần sắc là một sơ đồ màu mà trên đó toàn bộ những màu nguyên sắc, nghĩa là những màu đang ở tình trạng nguyên chất, với nguyên vẹn độ tươi thắm, là cơ sở cho lý luận, phân tích, định vị màu sắc được các họa sĩ, nhà sư phạm nghiên cứu để lý giải hệ thống về nguồn gốc vai trò, vị trí của các loại màu sắc được phát sinh ra trên cơ sở định vị hệ thống các màu cơ bản (fundamental colors). Từ đó sơ đồ cơ bản này chúng ta sẽ biết được vai trò, vị trí các màu bậc 2, 3, 4, 5, 6…

Màu sắc trong lĩnh vực in ấn

Có rất nhiều kỹ thuật in đã ra đời, phục vụ cho ngôn ngữ truyền thông: In lồi (in khắc gỗ), in lõm (in khắc kẽm), in phẳng (in đá, với phản ứng giữa dầu và nước), in xuyên (in lưới), in cảm từ (in photocopy)… Ngày nay là kỹ thuật in offset hiện đại (nguyên lý gần giống in đá).

Các nguyên lý trong trang trí hình vuông

Xuất phát từ vai trò, vị trí của các bộ phận quan trọng bên trong hình vuông, chúng ta cần quan tâm đến các giải pháp bố cục, sắp xếp, phối trí các họa tiết. Đặc biệt là nên tránh tình trạng sau đây: Chỉ thấy nổi bật trọng tâm, còn toàn bộ đều bị chìm; Chỉ thấy nổi bật 4 góc hoặc 4 điểm chốt trên 4 cạnh, còn toàn bộ chìm hết;

Phương pháp bố cục trong TT hình tròn (Phần 1)

Các họa tiết được bố trí chồng lên trên hệ thống mạng lưới của cấu trúc hình tròn và điểm nhấn phải là tâm điểm của hình tròn. Tất cả các giải pháp điều tiết, phối hợp màu sắc, ánh sáng đều phải tập trung hướng dẫn mắt người xem đều quy vào trung tâm của hình tròn. Cách bố cục này phải dựa vào quy luật đăng đối có trục, quy luật lặp đi lặp lại. Thông qua cách bố cục này tạo ra ảo giác về sự ly tâm hoặc hướng tâm hay xoáy trôn ốc.

Tính chất vai trò của các loại màu

Tất cả các màu nguyên sắc (Hue) đều nằm trên vòng Thuần sắc (Chromatique Circle). Khi nói đến màu sắc mà dùng từ ngữ này chúng ta có thể nói chúng là những màu nguyên chất, là màu đang ở trạng thái chuẩn.

Phương pháp bố cục trong TT hình tròn (Phần 2)

Như vậy, sự thăng bằng của cách bố cục trang trí hình tròn theo dạng “thăng bằng tĩnh” thì sự chuyển động dựa vào các hướng của trục, đường tròn. Còn bố cục theo dạng tự do, không theo cấu trúc là áp dụng theo nguyên lý thăng bằng bất đăng đối, được các nhà chuyên môn gọi là “thăng bằng động” do sự rải rác phân bố đan xen các yếu tố thị giác được sử dụng.

Phương pháp TT hình vuông (Phần 1)

Xác định mục đích sử dụng của hình vuông nhằm: phục vụ cho việc gì? Thêu, in, dệt, chạm trổ, làm gạch. Nghĩa là xác định môi trường mà mẫu trang trí này sẽ lắp ghép vào, kể cả kỹ thuật thể hiện. Bởi vì mỗi loại kỹ thuật thể hiện, mỗi sản phẩm có đặc điểm trang trí riêng. Vì vậy người sáng tác, trang trí phải biết để có cách sáng tạo phù hợp.

Phương pháp TT hình vuông (Phần 2)

Đây là dạng trang trí trên diện tích nền là hình vuông và không lưu tâm đến hệ thống cấu trúc hình vuông như đã phân tích ở các mục trước. Chúng ta có thể đây như là bức tranh hình vuông và bố cục theo dạng tự do miễn sao không lệch bên này, nặng bên kia hay các nhóm hình thức bị “chạy ra ngoài” diện tích hình vuông. Nghĩa là bố cục không tốt.

Màu sắc trong nghệ thuật nhiếp ảnh

Nghệ thuật nhiếp ảnh là nghệ thuật chuyên ghi nhận, khai thác chủ đề, đề tài thông qua không gian lẫn thời gian cụ thể bằng công cụ là chiếc máy ảnh. Nó là nghệ thuật gắn liền với khoa học kỹ thuật và công cụ kỹ thuật.

Tính chất, vai trò của các loại sắc

Sắc của một màu là trạng thái mà dường như nó ít khi còn ở trạng thái nguyên chất (Purity) mà nó đã bị hay được pha với một ít màu nào đó từ Trắng, Đen, Xám hay màu tương đồng còn nguyên chất.