Màu sắc trong trang phục
Làm đẹp và hưởng thụ cái đẹp là nhu cầu chính đáng của con người.
Trong cuộc sống việc ăn, mặc cũng là một nghệ thuật. Nó đòi hỏi con người phải biết chính mình, hiểu rõ từng loại trang phục cũng như hiểu nhu cầu về sự hiện diện của mình trong không gian, thời điểm cụ thể.
Để phục vụ cho nhu cầu ăn mặc đã sản sinh ra rất nhiều loại Trường có vai trò giảng dạy, đào tạo những chuyên gia phục vụ cho lĩnh vực này.
Màu sắc trong trang phục có khả năng nói được rất nhiều vấn đề của con người và xã hội.
Mục tiêu của chuyên đề này là nhằm giúp chúng ta những kiến thức cơ bản về cách đánh giá, phân tích màu sắc trong trang phục… đồng thời trình bày những kiến thức có liên quan đến việc ăn mặc sao cho hợp với quy luật thẩm mỹ thị giác và hợp với từng con người cụ thể cũng như giúp cho mọi người biết chọn lựa, phối hợp, sáng tạo nên các bộ trang phục đẹp về màu sắc nói chung trong nghệ thuật thiết kế trang phục.
A. Màu sắc và trang phục là gì?
* Màu sắc là gì?
- Về quang học thì màu sắc là ánh sáng. Mỗi màu sắc của ánh sáng tương ứng với những bước sóng dài ngắn khác nhau. Màu sắc là sự hiển thị của ánh sáng.
- Trên thế gian, không có ánh sáng thì không có sự sống. Mà không có ánh sáng gần như đồng nghĩa với không có màu sắc.
- Ánh sáng & Màu sắc làm cho cuộc sống sinh động, ảo diệu hơn.
- Màu sắc có 2 nguồn gốc: Ánh sáng, thiên nhiên và chất liệu vô cơ hay hữu cơ. Nó là của màu ánh sáng, màu của thiên nhiên và màu do nhân tạo.
Dưới tác động của ánh sáng (thiên nhiên hay nhân tạo) thì màu sắc hiển lộ và nó là những biểu hiện vẻ ngoài của về vạn vật, của những chất liệu khác nhau.
- Màu sắc là yếu tố tồn tại và là sản phẩm của thiên nhiên và của nhân tạo.
- Về nghệ thuật, kho học thị giác thì màu sắc là một trong những yếu tố thị giác cực kỳ quan trọng. Nó còn là phương tiện để diễn tả nghệ thuật.
- Màu sắc còn là sự biểu hiện tình cảm, sở thích, thị hiếu trạng thái tâm sinh lý của mỗi cá nhân.
- Màu sắc trong trang phục không tách rời chất liệu và cảm giác do chất liệu mang lại cũng như hiệu quả của chất liệu trong sự tương tác giữa chất và màu (khái niệm đồng màu và khác chất).
- Màu sắc trong trang phục không tách rời sự tác động của những loại ánh sáng….
Ghi chú:
Minh họa: Màu 7 sắc cầu vồng, Vòng thuần sắc, hệ thống màu nóng lạnh.
Minh họa về màu và chất: Màu vàng của lụa, vải, bố, gỗ, da, kim loại…
* Trang phục là gì?
- Trang phục là các hình thái vật chất được con người tạo ra để bao che, bảo vệ cơ thể con người trước sự tác động của môi trường thiên nhiên hay nhân tạo (khí hậu, thời tiết…).
- Trang phục còn được sáng tạo ra nhằm che bớt những khuyết điểm của cơ thể và làm tôn vẻ đẹp của con người.
- Trang phục là khái niệm chung nhất, nó nói đến tất cả những đồ vật có thể đeo, mang mặc, đội gắn kết trên người: quần áo, mũ nón, khăn, giày dép, đồ trang sức…
Ghi chú: Tên gọi, định vị 2 thuật ngữ: Wearable art, Fashion art…
- Trang phục là sự thể hiện thị hiếu, sở thích, phái tính, lứa tuổi, trình độ khuynh hướng thẩm mỹ; thể hiện trình độ kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật; trình độ văn minh của một thời đại, quan niệm về tôn giáo, về tâm linh của một chủng tộc, một dân tộc, một tập đoàn người, một cá nhân nào đó.
- Trang phục là sự biểu lộ cá tính, cái riêng, bản sắc của con người. Do vậy, yếu tố con người cụ thể rất quan trọng. Không có con người thì không có trang phục.
- Cái đẹp của trang phục phải là hiệu quả cụ thể: Cái đẹp của bản thân trang phục khi nó được tư duy, thiết kế.(chưa có người mặc). Đẹp tự bản thân của trang phục do tài năng thiết kế sáng tạo của nghệ sĩ.
- Nói đến cái đẹp của trang phục thì phải gắn bó nó với con người cụ thể (người này mặc đẹp, người kia thì ngược lại, nó là hiệu quả tổng hợp). Đẹp của trang phục vốn do hiệu quả của sự xứng hợp, tương tác với từng con người cụ thể.
* Màu sắc trong trang phục:
Thông thường khi nói đến màu sắc của trang phục chúng ta nên phân biệt những khái niệm:
- Thứ nhất: Màu sắc của trang phục là nói đến hiệu quả của nó khi do con người cụ thể nào đó mặc vào. Nó hiệu quả tổng hợp giữa con người và trang phục.
- Thứ hai: Màu sắc của trang phục chính là nói riêng màu của trang phục trước khi do một người nào đó mặc vào.
Nó là hiệu quả chung của bộ trang phục do sự tương tác, cộng hưởng về màu sắc giữa các bộ phận quần, áo, mũ nón, giày dép, đồ trang sức...
Như đã nói ở trên, mục tiêu của chuyên đề này là giúp cho chúng ta biết phân tích, hiểu rõ về màu sắc trong trang phục để “biết cách ăn mặc” trên cơ sở người ăn mặc “hiểu rõ những ưu, nhược điểm của chính cơ thể mình để biết cách phối hợp giữa trang phục.
Do vậy, mục tiêu là người ăn mặc “phải hiểu rõ chính mình” để tìm trang phục thích hợp cho việc ăn mặc.
Chúng ta nên phân biệt các phạm trù sau:
1. Màu của bản thân bộ trang phục:
Ở đây có 2 khái niệm:
- Màu của từng bộ phận trong trang phục (của áo, của quần, của nón, của giày dép, túi xách, của đồ trang sức...).
- Màu do sự cộng hưởng chung tất cả các bộ phận vừa nói. Nó là hiệu quả của sự tác động, phản chiếu qua lại.
- Màu và chất liệu của trang phục: khái niệm về sự đồng màu mà khác chất, về hiệu quả thị giác của chất liệu (quá bóng, quá thô, quá nặng...)
2. Màu sắc của chính bản thân con người mặc trang phục:
Nội hàm của nó bao gồm: màu da, màu tóc, màu mắt, màu môi (chủng tộc, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo...).
3. Màu của những đồ trang sức, giải pháp trang điểm hay hóa trang: Màu của những bộ phận này có thể thay đổi do sự can thiệp của thẩm mỹ viện của nghệ thuật hóa trang... (nhuộm tóc, kẻ lông mày, tô son môi, sơn móng tay, tắm trắng, đeo tròng mắt đổi màu...)
4. Màu da và sự để lộ một phần nào đó của thân thể một cách hợp lý, tinh tế sẽ tạo nên sự hấp dẫn trong màu sắc của trang phục.
Ghi chú:
- Minh họa các màu tóc, màu da, màu môi, màu mắt, màu đồ trang sức...
- Minh họa về sự tương quan giữa màu da, màu tóc với màu trang phục.
* Sự hài hòa, thích hợp trong ăn mặc:
1. Sự hài hòa ở những yếu tố nào?
- Giữa hệ thống trang phục với nhau: hài hòa về màu sắc (màu chủ đạo, sự dẫn màu), chất liệu (chất liệu chủ đạo, sự dẫn chất liệu), phong cách (phong cách chủ đạo), kiểu dáng (loại trang phục)...
- Giữa trang phục với con người: vóc dáng (kiểu trang phục và con người), dung mạo, phong thái, thành phần xã hội, ngành nghề, giới tính, lứa tuổi)...
- Giữa trang phục và các giải pháp trang điểm:
Cách thức trang điểm phải dựa vào màu sắc, phong cách của trang phục, của dung mạo, của không gian, thời gian xuất hiện cũng như hợp với ngành nghề, lứa tuổi, giới tính.
- Phải bảo đảm làm tôn lên vẻ đẹp của bản thân người mặc trang phục.
Ghi chú: Minh họa về màu chủ đạo:
Minh họa về chất liệu: thô, mịn, láng bóng, trong đục, nặng nhẹ...
- Giữa những phần kín, hở của cơ thể.
- Sự hài hòa giữa toàn bộ với màu sắc của trang phục và màu sắc của ánh sáng trong không gian mà chúng ta dự kiến xuất hiện:
Sự tác động của ánh sáng (màu của ánh sáng, cường độ, hướng chiếu)...
2. Vai trò của màu sắc trong trang phục:
- Làm đẹp cho con người, sản phẩm thời trang...
- Tạo ảo giác, làm mập, ốm, làm méo hình, phá khối, biến đổi kích thước (trong màu sắc y phục quân đội giúp cho sự ngụy trang)...
- Thể hiện giai cấp, đẳng cấp, phân biệt giai đoạn lịch sử: chế độ phong kiến.
- Thể hiện sự quan niệm về tâm linh, tôn giáo, phong thủy...
- Thể hiện những sự phát minh, tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, hóa học, công nghiệp dệt nhuộm, in ấn...
- Nói lên sở thích, thị hiếu thẩm mỹ của người mặc: đơn giản, nhiều màu; thăng trầm, u tối, trang nhã, rực rỡ, mạnh mẽ, nhẹ nhàng...
- Nói lên tài năng của nhà thiết kế. ..
Tóm lại, màu sắc trong trang phục là cảm nhận thị giác có được do sự cộng hưởng tương tác giữa tất cả những thành phần có màu từ trang phục cho đến con người.
- Biết được sự tương tác giữa màu sắc trong trang phục nghĩa là biết các quan niệm, nhìn nhận, sự đánh giá khoa học đối với những hình thái biểu hiện thị giác của thời trang.
- Sự hiểu biết nói trên còn giúp ích cho chính bản thân nhà thiết kế thời trang về mặt nhận thức, làm cho họ có cách nhìn khoa học và thực hành sáng tạo về lĩnh vực nghệ thuật này, đồng thời giúp cho mọi người “hiểu mình hơn” khi chọn trang phục để nhằm làm tôn lên vẻ đẹp của mình..
>>> Trang phục những năm 1800s