Phương pháp trang trí hình vuông (Phần 1)

Phương pháp trang trí hình vuông xin chia ra làm hai loại: Trang trí theo dạng đăng đối có trục và trang trí theo dạng bố cục hình vuông không có trục. Mỗi phương pháp đều có quy trình riêng.

hinh vuong 1

hinh vuong 2

1. Trang trí theo dạng đăng đối có trục:

Để tiến hành trang trí hình vuông chúng ta cần xác định một số vấn đề và tiến hành công việc một cách có hệ thống:

* Phần xác định: Cho dù phạm vi bài này là trang trí hình vuông nhưng ở góc độ người thực hiện một cách tự giác hay theo yêu cầu của người khác thì trước khi bắt tay vào công việc, chúng ta cần phải có những sự xác định như sau:

1 – Trang trí trang trí hình vuông theo kiểu loại nào? Theo dạng bố cục đăng đối có trục hay theo dạng bố cục bất đăng đối. Có như vậy thì chúng ta mới thiết lập trong đầu hệ thống tư duy và trình tự thực hiện.

2 – Họa tiết được sử dụng là gì? Hoa lá, côn trùng hay động vật?

Động vật trên đất liền, trong rừng hay dưới biển.

3 – Xác định ảo giác chuyển động mà mình mong muốn tạo ra: ly tâm, hướng tâm hoặc xoáy trôn ốc.

4 – Xác định màu chủ đạo theo game nóng hay lạnh, tươi hay tái.

5 – Xác định tinh thần của sự chuyển động (nhẹ nhàng, mạnh mẽ…).

6 – Nhịp điệu, tinh thần chuyển động kiểu gì? Êm ái, dữ dội.

7 – Xác định mục đích sử dụng của hình vuông nhằm: phục vụ cho việc gì? Thêu, in, dệt, chạm trổ, làm gạch. Nghĩa là xác định môi trường mà mẫu trang trí này sẽ lắp ghép vào, kể cả kỹ thuật thể hiện. Bởi vì mỗi loại kỹ thuật thể hiện, mỗi sản phẩm có đặc điểm trang trí riêng. Vì vậy người sáng tác, trang trí phải biết để có cách sáng tạo phù hợp.

* Phần thực hành:

a. Làm phác thảo:

- Xác định độ lớn của phác thảo;

- Làm nhiều phác thảo.

hinh vuong 3

hinh vuong 4

b. Chọn phác thảo tốt nhất:

- Nghiên cứu, điều chỉnh họa tiết đang sử dụng trong phác thảo. Nghiên cứu về hình, mảng, đường nét, phong cách, nhịp điệu, khả năng phối hợp, liên kết trong từng khu vực: trung tâm, bốn góc, các vị trí kết nối;

- Phóng lớn họa tiết bằng kích thước bài thể hiện và hoàn chỉnh trên giấy can, để chuẩn bị đưa in trên nền giấy để tô màu.

c. Thể hiện theo mẫu phác thảo được chọn:

- Chọn lấy màu nền của phác thảo và dùng màu này tô làm màu nền cho mẫu hình vuông thật.

- Sau khi hình các họa tiết được can trên nền thì chúng ta tiếp tục tô hệ thống màu chủ đạo trước, kế đó mới tô màu nhấn vào các khu vực trung tâm và bốn góc.

- Xem xét đánh giá toàn bộ hệ thống màu từ màu nền, các màu có liên quan màu chủ đạo cho đến màu nhấn có hợp lý, có tạo sự chuyển động, có đảm bảo tạo được các nhóm chính phụ và gợi cảm xúc thẩm mỹ chưa?

- Điều chỉnh những nơi chưa hợp lý hoặc tạo sự liên kết nhuần nhuyễn hơn và đặc biệt là có thể hiện được ảo giác về sự chuyển động như dự định hay chưa. Nếu chưa thì tiếp tục điều chỉnh cho đến khi nào đạt yêu cầu mới thôi.

- Tiếp tục, nhìn ngắm, xem xét lần cuối, nếu thấy còn nhược điểm thì tiếp tục điều tiết về cường độ màu (sự tươi hay tái); xem kỹ diện tích các mảng màu. Nếu thấy có sự rối mắt về mảng thì mạnh dạn bỏ bớt hay “dìm” cho chúng hòa lẫn vào các mảng lớn hoặc đổi màu của mảng nhỏ cho giống màu mảng lớn. Tuy nhiên phải giữ được sự liên kết về nhịp điệu và đường lượn.

hinh vuong 5

hinh vuong 6

hinh vuong 7

hinh vuong 8

hinh vuong 9

hinh vuong 10

hinh vuong 11

hinh vuong 12

hinh vuong 13

hinh vuong 14

hinh vuong 15

hinh vuong 16

hinh vuong 17

hinh vuong 18

Một số mẫu trang trí hình vuông bố cục theo dạng đăng đối có trục
(Sưu tầm từ Internet)

hinh vuong 19

hinh vuong 20

hinh vuong 21

hinh vuong 22

hinh vuong 23

hinh vuong 24

hinh vuong 25

hinh vuong 26

hinh vuong 27

hinh vuong 28

hinh vuong 29

hinh vuong 30

hinh vuong 31

hinh vuong 32

>>> Trang trí hình vuông

>>> Nguyên lý trong trang trí hình vuông

>>> Các quy luật trong trang trí hình tròn

0976984729