Với cặp đôi thứ hai thì thậm chí còn có lý do thuyết phục hơn cho một sự đụng độ. Màu cơ bản thuần tuý tái hiện dưới dạng thứ cấp trong màu hỗn hợp, tạo ra mâu thuẫn kết cấu tăng cường cho sự bất đối xứng. Một lần nữa, các thực nghiệm có hệ thống là cần thiết để nói cho chúng ta biết các thị giả sẽ phản ứng như thế nào. Các kết hợp khác, chẳng hạn như khi kết hợp ba hỗn hợp cân bằng (cam, xanh lá cây, và tím purple), cũng cần được đưa vào thực nghiệm.
Bố cục màu
Màu sắc (tên Ai Cập cổ đại "iwen" ) được coi là một phần không thể thiếu trong bản chất của một vật phẩm hoặc con người ở Ai Cập cổ đại, và thuật ngữ này có thể thay thế cho nhau có nghĩa là màu sắc, hình dáng, đặc điểm, bản thể hoặc bản chất. Các vật phẩm có màu tương tự được cho là có tính chất tương tự.
Tùy vào mục đích sử dụng mà các bạn chọn bút sáp dầu hay bút sáp màu để vẽ. Sau đây sẽ tổng hợp những kỹ thuật sử dụng bút sáp dầu từ các họa sĩ sử dụng để cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật đẹp, đặc sắc và sống động nhé. Sử dụng bút sáp dầu sẽ cho màu đậm, mịn, đều màu, tươi sáng, độ phủ màu tốt, giúp cho việc tô màu, chồng màu hay còn gọi là đắp màu được dễ dàng hơn.
Mọi danh họa khi sáng tác đều cân chỉnh cho tác phẩm đạt đến độ hài hòa cao nhất cho mắt nhìn (nghĩa là cho cảm thụ thị giác). Bố cục là một trong những phương pháp thao tác, xem như “phương tiện trí tuệ” của họa sỹ dùng khi vẽ tranh. Còn khi ký tên vào tác phẩm, là lúc vẽ xong bức tranh, thì bố cục không còn là phương tiện của họa sỹ nữa mà là một trong những “yếu tố thẩm mỹ của tác phẩm”. Những yếu tố thẩm mỹ của một tác phẩm nghệ thuật thị giác bao gồm các yếu tố: Thiết kế bố cục – Nhịp điệu – Hòa sắc. Các yếu tố đó đều có các chi tiết tương phản về đường nét, mảng, hình khối không gian (ảo). Những chi tiết đường nét, mảng, hình khối và không gian này lại chịu tác động bởi vị trí của nó trên bề mặt giao diện.
Với những tác phẩm nghệ thuật thị giác thông thường thì phần “thiết kế bố cục” tạo ra nhịp điệu. Với những sản phẩm design không gian lớn như sân khấu, hội trường, quảng trường, công viên là sự phối hợp tổng hợp của đạo diễn và ánh sáng, âm thanh và thời gian tạo nên nhịp điệu của nghệ thuật thị giác. Những không gian thị giác như thế phụ thuộc vào tài năng của nhà thiết kế sự kiện và kịch bản đạo diễn nội dung chương trình.
Với tượng đài chỉ cần năm hướng không gian cần quản lý cho thiết kế bố cục, vì hướng còn lại là “dưới”, là mặt đáy tượng áp liền với mặt bục bệ, với mặt đất. Tiếp theo sẽ dẫn chứng một số các tượng đài của Việt Nam và thế giới dù đề tài và hình thức thẩm mỹ rất khác nhau, nhưng các hướng không gian xung quanh là mặc định không đổi. “Nghệ thuật bố cục thị giác” là trình bày về cân bằng những “lực hút thị giác” ở các khoảng trống không gian bao quanh các phía của một tượng vườn hoặc tượng đài ngoài trời.
Một giá trị cao có tính nguyên tắc của một tác phẩm nhiếp ảnh là không có can thiệp chỉnh sửa sau khi bấm máy. Vì vậy, tất cả khả năng lựa chọn trước khi bấm máy không thể nhiều như vẽ tranh. Nhiếp ảnh là loại hình nghệ thuật thị giác ra đời từ khi máy ảnh xuất hiện. Nhiều tiêu chí thẩm mỹ của một tác phẩm nhiếp ảnh dựa theo những tiêu chí của nghệ thuật hội họa. Với nhiếp ảnh, vẻ đẹp của bố cục chiếm phần quan trọng hơn một nửa. Phần còn lại là chủ đề và kỹ thuật thao tác với ánh sáng, và công nghệ.
Màu sắc là yếu tố thị giác tạo ra hiệu ứng mạnh nhất tới cảm xúc của chúng ta. Chúng ta sử dụng màu sắc để tạo ra tâm trạng hay bầu không khí cho một tác phẩm nghệ thuật hay sản phẩm thiết kế. Có rất nhiều cách tiếp cận đối với việc sử dụng màu sắc, hữu dụng cho nghệ sĩ và đặc biệt cần thiết với nhà thiết kế.
Nhờ có ánh sáng, mắt người mới nhận thấy hình dạng và màu sắc của thế giới tự nhiên. Ở đâu dù ánh sáng mờ nhạt thì ở đó có chút ít màu sắc. Ánh sáng mạnh thì màu sắc rõ ràng, rực rỡ. Khi ánh sáng yếu, ví như lúc chạng vạng hay bình minh thì khó phân biệt màu này màu kia. Như vậy, về mặt quang học có thể nói màu sắc là sản phẩm của ánh sáng.
Mục đích của việc tư duy, tìm kiếm, ứng dụng, thực hiện các phương cách bố cục một tác phẩm nghệ thuật thị giác là nhằm vào các yêu cầu mang tính chất cơ bản và những biện pháp mang tính sáng tạo. Trong mọi giải pháp thực hành tổ chức phân bố vị trí, diện tích, màu mảng, đường nét, chiều hướng của các nhóm, tổ hợp hình thức phải làm sao diễn tả được các yêu cầu về nội dung ý tưởng của tác phẩm ấy.
Hình tượng nghệ thuật là kết quả của sự sáng tạo của nghệ sỹ nói chung trong các lĩnh vực: mỹ thuật, kiến trúc, sân khấu, âm nhạc, văn học, thi ca và nó đạt được hiệu quả thẩm mỹ, nêu được nét riêng của từng chủ thể sáng tạo và nó có khả năng thông đạt ý tưởng. Nó là kết quả sáng tạo của giới nghệ sỹ nghệ thuật thị giác, nghệ thuật thính giác và nghệ thuật tổng hợp.