Thời trang có liên quan đến bố cục mỹ thuật không?

Cách ăn mặc còn được gọi là nghệ thuật ăn mặc (weable art), nó là một lĩnh vực của nghệ thuật làm đẹp cho bản thân người mặc trang phục. Một khi đã được coi là một nghệ thuật thì không phải ai cũng biết rõ những lý luận hướng dẫn cho việc thực hành loại nghệ thuật này.

1. Ăn mặc (wearing): là thuật ngữ nói tới cách sử dụng quần áo, đồ trang sức, cách thức trang điểm hay nói chung là “trang phục” để vừa che chở thân thể để chống lại sự tác động của khí hậu, thời tiết, che giấu những khuyết tật (nếu có) đồng thời để làm tôn lên vẻ đẹp vốn có của cơ thể, dung mạo; để thể hiện trình độ văn hóa, thành phần xã hội, tôn giáo, sự giao tiếp, lòng tự trọng, thị hiếu thẩm mỹ cá nhân của mỗi người qua đó còn biểu lộ thông điệp cá nhân trong thời điểm nhất định. Như đã nói, đã từ rất lâu con người đã xem ăn mặc là cả một sự nghiên cứu chu đáo và nó đã trở thành nghệ thuật ăn mặc (wearable arts).

2. Trang phục (costume): là thuật ngữ nói tới khái niệm chung nhất bao gồm quần áo, các phụ kiện, đồ trang sức và cả giải pháp trang điểm. Phục có nghĩa là y phục mà con người mặc, mang, quấn, thắt trên một số bộ phận của cơ thể.

3. Thân thể (body): là toàn bộ vóc dáng, cơ thể vật lý mà con người có được ở vào thời điểm nào đó. Qua đó nó biểu lộ phái tính, lứa tuổi, tầm vóc, số đo, trọng lượng, mức độ, tình hình sức khỏe với sự tương quan nào đó giữa chiều cao và trọng lượng, giữa từng bộ phận so với nhau; nó còn biểu lộ ý thức tự trọng của mỗi người (luôn chăm sóc đến thân thể bao gồm sự rèn luyện hay ngược lại).

Nói chung thân thể là không gian khối mang tính vật lý (có hình dáng, khối lượng cụ thể: mập gầy, dầy mỏng; toàn thân có tương quan tỷ lệ cũng cụ thể: cân đối, không cân đối, lưng dài, chân ngắn…) mà con người cần phải che giấu bớt hay phô bày.

4. Lý luận cơ bản của ăn mặc:

Mọi giải pháp, chọn lựa quần áo, các phụ kiện để “ăn mặc”, trang điểm, trang sức và cách thức ăn mặc phải dựa vào những yếu tố cơ bản sau đây:

a. Trang phục phải thích hợp với từng đối tượng cụ thể: Phái tính, lứa tuổi, thành phần xã hội, tôn giáo, tình trạng sức khỏe, đặc điểm nhân dạng, cơ thể (cao thấp, mập ốm, tương quan tỷ lệ giữa các chiều, màu da, màu tóc…).

- Trang phục phải hợp với thành phần xã hội: nhà giáo, nhà tu, nghệ sỹ…

- Trang phục phải thích hợp với mục đích sử dụng: trang phục dạ hội, thể thao, dạo phố, lao động…

- Trang phục phải hợp với môi trường xuất hiện hay giao tiếp: lên sân khấu, dự quốc tế, dự lễ tang…

- Trang phục phải hợp với thời tiết, khí hậu, theo mùa: ăn mặc ở vùng thôn hàn đới khác với nhiệt đới…

b. Trang phục là để tôn lên vẻ đẹp của cơ thể chứ không lấn át cơ thể. Nên nhớ con người không phải là cái mắc quần áo, muốn treo lên thứ gì cũng được.

c. Điểm nhấn của con người và toàn bộ trang phục chính là chân dung của con người. Toàn bộ giải pháp ăn mặc phải là tôn lên vẻ đẹp của con người chứ không phải lấy trang phục để thay cho con người. Tránh tình trạng đội giày, cái áo hay họa tiết trên ảo nổi bật hơn chân dung! Nếu sa vào tình huống này là do người ăn mặc không thể hiểu được nguyên lý chính phụ trong bố cục thị giác… thậm chí không hiểu mình là ai.

d. Chúng ta tôn trọng “con người biết cách ăn mặc” để vừa làm đẹp cho chính họ, vừa thể hiện trình độ văn hóa, cá tính, lòng tự trọng và thị hiếu thẩm mỹ tốt chứ chúng ta không chỉ yêu thích “một bộ trang phục đẹp”. Người ăn mặc đẹp vừa thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác. Bởi lẽ “một bộ trang phục đẹp” là kết quả của sự nghiên cứu, sáng tạo của nhà thiết kế. Một bộ trang phục đẹp nói trên được một người không biết cách ăn mặc sử dụng thì thật lãng phí.

Nhưng một bộ trang phục đẹp phải có con người, có vóc dáng, phong cách thật cụ thể, thích hợp với nó chưa đủ mà bản thân con người này biết cách ăn mặc, sử dụng đồ trang sức, cách thức trang điểm phù hợp và biết mặc nó để xuất hiện trong tình huống thích hợp nữa.

e. Chúng ta lựa chọn cách thức trang điểm, mức độ trang điểm; cách chọn các loại trang sức phải thật phù hợp với bố cục mỹ thuật.

* Bố cục trong cách ăn mặc là gì hay ăn mặc có liên quan đến bố cục hay không?

Toàn bộ quá trình chọn lựa một cái áo hợp với vóc dáng, chọn các quần hài hòa với cái áo rồi chọn nữ trang, đồ trang điểm, trang sức hợp với bộ quần áo; trang điểm cho hợp với dung mạo (thậm chí làm mất, che giấu đi nhưng khuyết điểm trên khuôn mặt), hợp trang phục đang mặc chính là chúng ta thực hiện toàn bộ giải pháp bố cục, phối hợp lại một cách nghiêm túc và tinh tế.

* Bố cục hệ thống các khoảng kín và hở trên thân thể: Hệ thống “các khoảng hở” trên cơ thể do kiểu dáng, do cách cắt cúp, do độ mềm mại, độ thưa mỏng của vải… để lộ những phần da thịt của cơ thể cũng phải được các nhà thiết kế trang phục nghiên cứu thật thấu đáo. Đó chính là cách bố cục, cách phối hợp giữa các khoảng kín với các khoang hở. Các yếu tố này được nhà thiết kế bố trí trên các khoảng nhô và phồng của thân thể. Người ta gọi đó là “nghệ thuật che và khoe”. Các yếu tố này tạo nên nét khêu gọi hợp lý và tinh tế.

“ Bố cục hệ thống màu sắc trên thân thể chúng ta khi nói tới màu sắc trên thân thể chúng ta có 2 loại màu:

- Thứ nhất là màu sắc của thân thể con người như màu da, màu của tóc, màu của mắt, màu của nữ trang. Điều này tùy thuộc vào chủng tộc, dân tộc, sắc tộc…

- Thứ hai là màu của trang phục được sử dụng, phối hợp trong một thời điểm cụ thể để phục vụ cho một ý định nào đó. Điều này cũng tùy thuộc vào đặc điểm của dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, tập quán thậm chí cả khí hậu, thời tiết của khu vực dân cư. Từ hai loại màu này dẫn đến một số lý luận cơ bản như sau:

+ Thứ nhất là màu sắc của thân thể con người là loại màu làm tiền đề cho cách ăn mặc (chọn màu). Tuy nhiên ngày nay người ta có thể làm thay đổi bằng các giải pháp thẩm mỹ: tắm trắng, nhuộm tóc, trang điểm, mang contact len để đổi màu cho mắt.

Dù vậy, nhưng chúng ta tạm quy ướ với nhau là màu sắc tự nhiên con người tạo ra (màu da, màu tóc, màu mắt)… là màu “mang tính chất tiền đề”.

+ Thứ hai là từ quy ước này đưa ra quy luật thứ hai trong ăn mặc là chúng ta chọn “màu sắc trang phục” phải dựa vào “màu mang tính chất tiền đề”. Nghĩa là nó phải hòa hợp với loại màu tiền đề vừa nói. Đây là lý luận cơ bản để chọn lựa màu sắc. Không nên làm ngược lại.

+ Thứ ba là từ hai tiền đề nêu trên chúng ta suy ra quy luật thứ ba là: màu của trang điểm và trang sức cũng tùy thuộc vào.

+ Thứ tư là tất cả mọi giải pháp phối hợp đều phải bắt buộc dựa vào một quy luật nữa. Đó là quy luật về màu chủ đạo.

Cho dù trên thân thể người kể cả trang phục và cách trang điểm, đeo đồ trang sức có bao nhiều màu đi nữa thì chúng ta phải xác định là trươc skhi ăn mặc để tạo cho được màu chủ đạo trong bộ trang phục (gam màu chính nóng thay lạnh và mức độ lẫn hình thái cho nó…). Đối với nhà thiết kế thời trang hay người hay ăn mặc đều phải tư duy trên cơ sở này.

Từ sự xác định này chúng ta thực hành trang điểm, mang đồ trang sức phải tùy thuộc vào màu chủ đạo của trang phục. Đó là ý thức bố cục mỹ thuật trong trang phục.

- Bố cục hệ thống chất liệu trên thân thể: Bố cục chất liệu trên thân thể chính là sự phân bố có ý thức các phần mà cơ thể bị che kín và phần để lộ da thịt. Như vậy, “che” hay “khoe”; “che chỗ nào”, “khoe chỗ nào” của thân thể với mức độ nào cũng là điều cần các nhà thiết kế thời trang lưu ý.

Ngoài việc dựa trên phái tính, lứa tuổi, nguyên lý về màu chủ đạo, chất liệu chủ đạo để nghiên cứu, phối hợp chất liệu vải cho trang phục để tạo ra kiểu dáng, quần áo dùng để che những phần cơ thể cần thiết (dựa vào phái tính, lứa tuổi, tôn giáo) của con người thì nhà thiết kế thông minh cũng cần nghiên cứu “hình thể và diện tích của phần được khoe”. Như vậy chúng ta có ba phần hay ba hệ thống:

- Hệ thống phần da thịt không bị che được phân bố từ đầu, mặt, vai, ngực và tay chân… Cũng cần lưu ý tới màu và chất liệu của tóc. Nhà thiết kế hình dung đến “hình dáng và diện tích” thậm chí cả “vị trí” của phần được “khoe”. Chúng ta hình dung các kiểu cổ áo, mức độ “xẻ” của trang phục. Đây là cách nhìn nghề nghiệp.

- Hệ thống các phần cơ thể bị trang phục che kín: Khi cấy trang phục cụ thể có màu sắc, chất liệu như thế nào…

- Hệ thống phần thân thể bị che nhưng cũng như không che bởi các khu vực vải mỏng, thưa và trong suốt có thể nhìn xuyên qua. Nhà thiết kế chuyên nghiệp cũng phải hình dung về vị trí, hình thể của khu vực này (che cũng như không). Như vậy mọi thứ đâu phải ngẫu nhiên mà ra, vô tình mà có. Hiệu quả nghệ thuật, có những phần đâu phải do “cầu may” vô ý thức.

Ba hệ thống này đối với người thường có khi không hình dung ra được. Nhưng giống như nhà quy hoạch đô thị phải tổng diện tích được yêu cầu phân chia ra: khu nhà ở, khu giải trí, khu thương mại, khoảng xanh và khu dành cho hệ thống giao thông… nhà thiết kế thời trang cũng cần có cách nhìn tương tự như thế (tất nhiên phải quan tâm đến chủng tộc, tôn giáo và tập quán xã hội…). Sự hoạch định, bố cục có mặt trong tư duy này.

Trở lại lĩnh vực trang phục, ăn mặc và thiết kế thời trang thì khi nói tới độ mỏng, thưa hay dày che kín, mịn mềm hay sần sùi; trơn bóng hay mù mờ… đó là cảm giác do “bề mặt chất liệu” gợi nên trong thị giác người xem cũng là tiền đề trong tư duy thiết kế. Như vậy chúng ta cần quan tâm đến chất liệu và cảm giác bề mặt mà nó tạo nên.

a. Về chất liệu vải thì một người mập, béo không nên chọn màu trang phục có độ sáng hay có độ lóng lánh; chất vải phải mềm, không cứng, không có độ xù xì (như những chất liệu như lụa, vải mỏng, không có sự xếp nếp…). Không nên chọn vải có sọc ngang, có họa tiết to. Bởi vì các tình huống này càng tạo ra ảo giác: mập hơn.

b. Một bộ trang phục cùng một màu, một chất liệu vải cũng được nhưng cần nhớ điều vừa nói ở trên. Trên thực tế một bộ trang phục cùng một màu nhưng với những chất liệu khác nhau cũng tốt nhưng khi mặc một bộ trang phục có cùng một màu nhưng chất liệu khác nhau thì nên chú ý đến khái niệm chất liệu chủ đạo. Thí dụ bộ y phục có chất liệu chính là thô (bề mặt gợi cảm giác thô như bố, len…) thì chọn chất liệu nhấn là mịn, mềm thậm chí mỏng (như lụa, voan…). Với nguyên lý về chất liệu chủ đạo như vừa nói thì nếu chúng ta đã chọn “chất liệu chủ đạo là mịn, mềm” thì hãy chọn “chất liệu nhấn là thô hay sần”.

Nguyên lý về chất liệu chủ đạo này cũng vận dụng trong sáng tác tranh tượng. Điều này được giảng dạy trong bố cục mỹ thuật. Bởi vì, hiệu quả thẩm mỹ của con người thường gần đến cách ăn mặc. Trong cách ăn mặc, cách trang phục đều phải thực hành ý thức bố cục (kiểu dáng, màu sắc và chất liệu).

Còn nữa nếu cần tô màu trên mi mắt thì chúng ta cần quan sát xem màu chủ đạo của bộ trang phục là gì hay không? Đó là nữ giới. Còn khi chọn màu cà vạt thì cũng cần quan tâm đến màu áo đang mặc và cả bộ trang phục nữa phải không?

Tóm lại trong cách ăn mặc cũng cần có ý thức bố cục và biết vận dụng nó một cách vừa cơ bản vừa tinh tế vì nó là nghệ thuật làm đẹp.

thoi trang 1

thoi trang 2

thoi trang 3

thoi trang 4

thoi trang 5

thoi trang 6

Những khoảng hở trong trang phục do nhà thiết kế thời trang cố ý tạo ra:

thoi trang 7

thoi trang 8

Mọi kiểu dáng, hình mảng, đường nét, họa tiết, khoảng hở, khoảng bị che cũng như việc phối hợp màu sắc, chất liệu bề mặt đều là mục tiêu nghiên cứu trong quá trình thiết kế công nông và thiết kế thẩm mỹ mà nhà thiết kế thời trang phải quan tâm.

>>> Quá trình hình thành BST thời trang

>>> Minh họa 1000 tư thế trong thời trang

>>> Nguyên tắc nhịp điệu và biến đổi trong thiết kế thời trang

0976984729