Bố cục màu

Màu bổ túc là gì?

Màu bổ túc là những màu gì? vai trò của màu bổ túc trong bài tập bố cục màu. Vai trò của màu bổ túc trong cuộc sống con người, trong các ứng dụng thiết kế như: thiết kế đồ họa, thiết kế website, thiết kế thời trang. 1. Màu bổ túc là những màu gì? Màu bổ túc bao gồm các cặp màu tương phản như: Đỏ - Xanh, Cam - Lam, Vàng - Tím...Nhưng ở sắc độ nhạt hơn Các màu bổ túc khi đứng cạnh nhau thường tôn nhau lên ở mức độ vừa phải, không gây nhức mắt như các cặp màu tương phản khác. Tuy bản chất vẫn là các cặp màu tương phản nhưng khi giảm sắc độ và nằm trong một tổng thể chung lại hoàn toàn hợp lí mà vẫn gây được ấn tượng cho người xem. Màu bổ túc là hai màu gần nhau có khả năng hỗ trợ và tôn nhau lên. Thí dụ : màu xanh gần màu đỏ thì xanh càng xanh và đỏ càng mạnh hơn. Đấy là do ấn tượng từ thiên nhiên mà tìm ra qui luật của màu bổ túc. Thí dụ : nhìn màu đỏ lâu thì có cảm giác là có màu xanh bên cạnh, cũng như ta nhìn hoa đỏ lâu thì hoa đỏ có cảm giác là màu xanh bên cạnh, cũng như ta nhìn hoa đỏ thấy có màu xanh bao bọc xung quanh. Một thí nghiệm chứng minh thêm : cắt miếng bìa cứng tròn, chia đôi, một nửa để trắng, quay chậm thì thấy nửa trắng kia hơi xanh.

Màu nhã - Hòa sắc nhã

1.Màu nhã là những màu gì? Màu nhã là những màu trong thành phần thường có nhiều sắc trắng, khi một màu nguyên gốc sắc độ mạnh pha với nhiều trắng sẽ cho ra những sắc độ màu khác nhau mà không mất đi tính chất của màu. Màu nhã đem lại cảm giác dễ chịu cho mắt vì thế màu nhã thường được ứng dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống của con người. VD: màu đỏ + ít trắng 2. Hòa sắc nhã Khi nhiều màu nhã đứng cạnh nhau, tôn nhau lên, có chính có phụ và tạo thành một bố cục màu hoàn chỉnh thì được gọi là hòa sắc nhã. Hòa sắc nhã đem lại cảm giác nhẹ dịu, các màu được phối với nhau thường là màu nghiêng về sắc xanh. 3. Ứng dụng của màu nhã trong cuộc sống: - Ứng dụng trong nội thất: Màu nhã trong nội thất được ứng dụng khá linh hoạt và phong phú, sự sáng tạo không giới hạn của các nhà thiết kế nội thất đã đem lại những mẫu thiết kế tuyệt đẹp, là một phần không thể thiếu trong không gian sinh hoạt của con người. - Ứng dụng trong thiết kế thời trang: Các sản phẩm được chia làm hai gam màu chính: ấm và lạnh, sau đó 2 gam màu này được kết hợp với nhau tạo thành một bộ trang phục đi kèm phụ kiện hoàn chỉnh. Ở đây màu nhã được nâng lên tầm cao hơn và phong phú hơn bởi được bổ sung gam màu ấm ( màu nhã thường thiên về gam lạnh - sắc xanh ) hay còn gọi là màu pastel.

Bố cục màu - MS

Bố cục màu - MS Các bài bố cục màu tổng hợp bao gồm các dạng bài tập: Bố cục tự do, bố cục trang trí hình vuông, bố cục trang trí hình tròn, bài thi viện đại học Mở, Sư phạm nhạc học trung ương...vv Các bài vẽ được sưu tầm từ các bài tập làm hàng ngày của các học viên MS qua các năm, các khóa học khác nhau. Các bạn ôn thi khối H hoặc luyện thi khối H các trường Mỹ thuật công nghiệp, viện ĐH Mở, Sư phạm nhạc họa trung ương có thể sử dụng để tham khảo thêm. Tất nhiên các bài còn nhiều yếu tố chưa hoàn chỉnh và một số sai sót về kĩ năng tô hoặc pha màu nhưng nhìn chung là ổn định và tương đối phù hợp với tiêu chí đề ra của bài tập. Một bài bố cục màu được đánh giá bằng các yếu tố: - Bố cục: hài hòa về tỉ lệ các nhân vật, rõ chính phụ, rõ nền, sự liên quan giữa hình và nền ( không nên làm hình chính 1 nơi, nền 1 nẻo, khác hẳn nhau ) - Màu sắc: hòa sắc nóng hoặc lạnh rõ ràng, không lẫn lộn giữa các màu nóng lạnh. Trong bài nóng nên có 70% nóng - 20% lạnh. Bài lạnh nên có 70% lạnh, 20% nóng. - Kĩ năng: Màu có sự tách biệt về sắc độ màu, không bị trùng màu hoặc dính màu. Màu pha phải được nghiền kĩ, không để lại vệt bút hoặc lẫn các màu khác. màu trong, không bị vẩn đục, không dùng những màu chết ( màu không sắc ), màu pha quá nhiều gốc sẽ làm hạn chế đi tính chất của màu gây bạc màu hoặc chỉ đem lại kết quả là một bài hòa sắc nhã, trầm không nhưng đủ đậm. Nói tóm lại: Một bài màu được đánh giá cao ngoài các yếu tố trên còn được đánh giá bởi tư duy về bố cục, cách tư duy về nhân vật ( có độc đáo, ấn tượng hay không ) . Cách tư duy về màu sắc, sự xắp xếp các màu với nhau tạo nên hiệu quả ra sao.

Trang trí đường diềm

Vai trò và tác dụng của đường diềm trong trang trí và phục vụ đời sống. Trước hết cần tìm hiểu khái niệm về đường diềm. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp những họa tiết trang trí xung quanh ấm chén, bát đĩa, lọ, khay, xung quanh những nẹp váy áo, ống tay áo của người dân tộc ..v...v.v.. đến các bia mộ, cổng đình làng, đền, miếu, đình, chùa, đều có các bộ phận kiến trúc được trang trí xung quanh hay kéo dài liên tục liên tục tạo thành một dải trang trí có thể nhắc lại , xen kẽ với nhau một cách sinh động , đẹp mắt, hấp dẫn mà không nhàm chán. Mục đích của dải trang trí kéo dài đó là làm đẹp và tôn lên sự trang trọng, nổi rõ những vật dụng chính trong cuộc sống con người như đã nói ở trên. Những giải họa tiết được kéo dài liên tục đó được gọi là đường diềm.Trang trí đường diềm là sự sắp xếp các mảng họa tiết vận dụng các nguyên tắc trang trí cơ bản để tạo thành một dải trang trí kéo dài, liên tục, hài hòa hấp dẫn và đẹp mắt về đường nét, mảng hình,màu sắc, đậm nhạt...Do nhu cầu về trang trí rất rộng rãi nên đường diềm cũng có nhiều thể loại và hình thức phong phú, hấp dẫn và đẹp mắt về đường nét, mảng hình, màu sắc, đậm nhạt...Do nhu cầu về trang trí rất rộng rãi nên đường diềm cũng có nhiều thể loại và hình thức phong phú, hấp dẫn từ đơn giản đến phúc tạp, phù hợp với hình thức tạo nên cái đẹp của vật dụng.Đường diềm được ấn định giới hạn ở phần trên và dưới bằng những nẹp kéo dài. Nẹp có thể chỉ là những dải băng dài, cũng có thể là họa tiết trang trí đơn giản và nhỏ hơn so với đường diềm chính.Phần nẹp có tác dụng làm tôn đường diềm lên thêm trang trọng, đẹp mắt và chặt chẽ về bố cục.Ví dụ : - Đường diềm chạy xung quanh cổ, vai lọ tạo cho lọ thêm đẹp về hình dáng, màu sắc, có giá trị về nghệ thuật , mà không làm át đi thế dáng chung của lọ. Trái lại còn tạo cho dáng lọ khỏe, đẹp, bề thế hơn. Đường diềm chạy quanh viền gấu áo hay nẹp cổ, ngực áo... tôn thêm dáng vẻ thanh cao hay chắc đậm của trang phục. Đường diềm xung quanh thảm, xung quanh bằng khen hay bát , đĩa, khay, gạch men , xung quanh tường...v....v.v..góp phần làm cho mảng trang trí chính ở giữa thêm chặt chẽ, trang trọng hay nhẹ nhõm hơn. Có nghĩa là nó góp phần tôn lên vẻ đẹp có giá trị nghệ thuật cho những vật dụng, những nơi cần trang trí.

Cách điệu động vật ( sách TQ )

Cách điệu động vật sách Trung Quốc do trung tâm đã sưu tầm được cho các bạn học sinh sinh viên tìm hiểu và tham khảo thêm. Đây là bước sáng tạo họa tiết từ bước đã đơn giản lên thành họa tiết trang trí mang nét đặc trưng, điển hình của mẫu ban đầu. Sự tìm tòi sáng tạo không có nghĩa là bịa đặt, bóp méo mẫu làm cho xa rời hiện thực mà phải dựa trên mẫu thực tế đã được đơn giản, thông qua trí tưởng tượng sáng tạo của người vẽ để tạo nên một họa tiết trang trí đẹp hơn thực tê.Những họa tiết trang trí cách điệu ở vốn cổ dân tộc dù là hình tượng gì cũng được bàn tay lao động khéo léo tài tình và óc sáng tạo của ông cha ta cách điệu hóa từ hiện thực thiên nhiên. Sự sáng tạo giàu chất tưởng tượng đó bắt nguồn từ những cảm xúc, sự hiểu biết sâu sắc và gắn bó với thiên nhiên. Vì thế, muốn cách điệu một họa tiết tốt, mang tính trang trí cao, người vẽ phải hiểu sâu, nghiên cứu kỹ thực tế để có thể gợi lên được những nét đẹp, những ý hay, những hình tượng điển hình của sự vật. Nếu xa rời thực tế sẽ rơi vào tình trạng chung chung, nghèo nàn, bịa đặt, thiếu sống động.

Màu trầm- Hòa sắc trầm

1. Màu trầm là những màu sắc tối (xám, đen), thiên về nâu hoặc xanh, màu trầm dược chia làm hai tông màu: Tông màu trầm nóng và tông màu trầm lạnh. Màu trầm đem lại cảm giác ấm ( trầm nóng ) hoặc dịu mắt ( trầm lạnh ), tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều màu trầm sẽ đem đến cảm giác nặng nề cho vật hoặc khung cảnh được phối màu. 2. Ứng dụng của màu trầm trong hội họa - Màu trầm đem lại sức cuốn hút khó cưỡng trong tranh, nó đem đến sự trầm lắng sâu sắc nhưng không vì thế làm giảm đi tính rõ rệt của các yếu tố chính phụ trong bố cục tranh. màu trầm thường là gam màu yêu thích của các dòng tranh như: Khắc gỗ màu, sơn mài, sơn dầu... Trong bố cục màu màu trầm có vai trò như là màu sắc trung gian giữa sáng tối trong tranh, đem lại cảm giác dịu mắt, các nhân vật nằm trong tổng thể chung, không bị bật ra ngoài.

Màu rực và hiệu quả rực trong tranh

1. Màu rực là những màu gần như nguyên gốc ( vàng, đỏ, da cam, xanh lá, hồng cánh sen...) nhưng sắc độ mạnh và đem lại hiệu quả gây ấn tượng tức thì với mắt thậm chí gây nhức mắt. Màu rực khi ở dạng đối chọi ( cặp màu tương phản ) sẽ đem lại hiệu quả cao hơn việc chỉ có một màu đứng riêng lẻ. Dựa trên nguyên lí này, màu rực sẽ đem lại hiệu quả rực rỡ cho tranh hoặc cho các sản phẩm thiết kế hoặc các ứng dụng khác trong cuộc sống. 2. Ứng dụng của màu rực trong tranh Sự xuất hiện của màu rực trong tranh khiến yếu tố chính phụ được nổi bật và tăng thêm giá trị, màu rực đóng vai trò như là điểm nhấn trong tranh. Khi màu rực đồng nhất cùng một gam màu sẽ đem lại cảm giác rực nóng hoặc lạnh Khi màu rực ở dạng đối chọi sẽ đem lại hiệu quả cao, tôn lên yếu tố chính phụ rõ nét, gây cảm giác tuy đối chọi nhưng hài hòa về tổng thể bố cục tranh

Vẽ các loài thủy tộc

Vẽ các loài thủy tộc, tài liệu này được trung tâm mỹ thuật ms sưu tầm cho các bạn học sinh sinh viên và các bạn yêu thích chuyên nghành này tìm hiểu và tham khảo thêm,đây là một trong những tài liệu thiết thực dành cho các bạn. Chúng tôi hi vọng bộ sách này " bao gồm những quyển như : ý tưởng nghệ thuật thiết kế và vẽ các loài thủy tộc, ý tưởng nghệ thuật thiết kế và vẽ chân dung, ý tưởng nghệ thuật thiết kế và vẽ phong cảnh......."

Bài tập bố cục màu của học sinh MS

Đây là bài có thể coi là then chốt, là hiệu quả cuối cùng trong quá trình học vẽ, tức là có thể sáng tác tranh. Tranh bố cục là loại tổng hợp tất cả các thể loại đã học từ hình họa, trang trí đến định luật xa gần. Bố cục tranh và tranh bố cục là hai từ hoàn toàn không giống nhau . Tất cả các thể loại trong hội họa đều phải sử dụng phương pháp bố cục , kể cả trang trí . Bố cục nghĩa là sắp xếp mang tính nghệ thuật các hình thể trong khuôn hình nhất định. Dưới đây là một số bài màu của Cặp màu của bạn Bùi thùy An học sinh tại trung tâm mỹ thuật ms thực hành chúng tôi đã sưu tầm lại cho các bạn khóa mới và những bạn quan tâm đến lĩnh vực hội họa tìm hiểu và tham khảo thêm

Vẽ các loài thực vật

Vẽ các loài thực vật đó chính là một nghệ thuật thiết kế và ứng dụng mô hình vì vậy chúng ta cần hiểu rõ quy luật kết cấu cơ bản của mô hình và chúng ta phải biết quan sát và nắm vững những đặc điểm cơ bản của từng loại mà cần phải rèn luyện nhiều, tài liệu vẽ các loài thực vật là một trong những tài liệu có giá trị cao cho các bạn học sinh sinh viên mới học và dành cho các bạn đam mê nghệ thuật thiết kế và vẽ mô hình.

Vẽ các loài chim

Ý tưởng nghệ thuật thiết kế và vẽ các loài chim. Có thể nói ý tưởng thiết kế và vẽ mô hình được áp dụng rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật, không những từ thời xa xưa mà cả cho đến bây giờ. Thật vậy, ngày nay chúng ta có thể thấy hình ảnh những chú chim bay lượn, chim mẹ mớm mồi cho chim con , hình ảnh các loài cây, loài hoa, loài thủy tộc, các trang phong cảnh, chân dung . Mời các bạn vào trong trang để xem tiếp.

Phương pháp kí họa và cách điệu

Phương pháp ký họa làm tài liệu trang trí và cách điệu hoa lá động vật. Ký họa là vẽ, ghi chép theo cách thức của họa sĩ trước các đối tượng miêu tả khác nhau. Ký họa có nhiều mục đích khác nhau như : ký họa để làm tài liệu bố cục trang , ký họa làm tài liệu trang trí ký họa trực tiếp thành tranh ký họa , ký họa để ghi nhớ, …. Bởi vậy cũng có nhiều cách hay phương pháp ký họa khác nhau. Ví dụ : Ký họa bằng bút chì trên giấy, ký họa bằng mực tàu, thuốc nước, phấn màu,bột màu,bằng bút sắt , bút lông ..v..vv… Ký họa nhanh gọi là tốc họa dùng để vẽ các đối tượng chuyển động như người, vật ,chim ,các, ,... hoặc khi họa sĩ có rất ít thời gian tranh thủ vài phút cho kịp như vài nét vẽ phong cảnh để ghi nhớ , phong cảnh sinh hoạt thoáng qua,dáng dấp các con vật lướt qua. ... Ký họa sâu hay còn gọi là ký họa thâm diễn để vẽ các đối tượng tương đối tĩnh, phong cảnh kiến trúc, các mô típ trang trí, kiến trúc, dụng cụ , quần áo....Ký họa có thể thành tranh ký họa nếu có chủ đề tư tưởng và đạt được cảm xúc thẩm mỹ tốt. Trên là nói chung về ký họa, còn trong tài liệu này sẽ nói về ký họa làm tài liệu để làm bố cục trang trí và tùy theo đối tượng hoàn cảnh, yêu cầu mà sử dụng phương pháp tốc họa, phương pháp ký họa thâm diễn hay ký họa có tính chất ghi chép để nhớ. đối tượng cảm xúc của mỗi người ít khi giống nhau. Ví dụ cùng kí họa về một cảnh hội chợ quê có họa sĩ vẽ nên bức tranh buồn tẻ và nghèo nàn xơ xác , có họa sĩ lại khai thác khía cạnh tiết điệu rộn ràng thành bức tranh trang trí nhịp nhàng như trên sân khấu…. Ấy là chưa nói đến cái khác nhau về sự rung động nét bút của mỗi người. Bởi vậy tính khách quan của bức ảnh có thể là một trong những tài liệu tham khảo, nhưng không thể thay thế được ký họa bởi vì về bản chất nghệ thuật là sự sáng tạo mang nhiều dấu ấn cá tính nhất. Mặt khác ký họa là một phương pháp luyện khả năng chuyển hóa hình ảnh khách quan của tự nhiên thành dấu ấn chứng tích nghệ thuật, để từ đó chuyển thành bố cục, tranh giá vẽ hay trang trí. Nếu xem bức tranh sơn mài – bình phong trang trí vẽ những là mùng, lá chuối của danh họa Nguyễn Gia Trí thì ta sẽ hiểu được những điều nêu trên một cách sâu sắc hơn, hiểu được tại sao phải ký họa và bức ảnh không thể thay thế được bức ký họa.

Trang trí hình vuông sưu tầm

Trang trí hình vuông sưu tầm, tài liệu này do trung tâm mỹ thuật ms đã sưu tập được nên up lên đây cho các bạn tìm hiểu và tham khảo

0976984729