Bố cục và ý nghĩa khái quát

1. Bố cục mẫu cổ điển:

bo cuc 1

Đối xứng

Không gian, màu sắc, hình thể, đường nét v.v… đạt đến độ toàn bích. Nghĩa là một sự phối hợp tổng lực các khả năng diễn tả của ngôn ngữ tạo hình.

2. Bố cục hiện đại:

bo cuc 2
Bỏ lửng các chi tiết phụ lẫn trong nền của mặt tranh

Chú trọng thiên về từng mặt trội, bỏ lại các mặt khác. Bóc trần cái khái quát mà lơi đi cái cụ thể. Thiên lệch cái có chủ định cho bố cục để nói rõ nội dung tranh hơn là sự dàn đều mọi yếu tố thẩm mỹ. Dùng đường lượn của yếu tố chói sáng nêu bật nội dung bức tranh.

3. Bố cục hình tròn:

bo cuc 3

Ý nghĩa khái quát: Hình tròn hoặc hình e-líp đặt nằm trong khung hình chữ nhật hoặc hình vuông, nói lên sự hài hòa của cuộc sống với quy luật tự nhiên.

Hình tròn nếu là e-líp đặt trong khuôn hình chữ nhật, nó mang yếu tố vận động về chiều ngang (linh động) quy luật biến thiên, quy luật tuần hoàn không tròn trặn.

4. Bố cục theo hình tam giác và hình thang

bo cuc 4

Ý nghĩa tượng trưng: vững chãi, tin tưởng, khỏe khoắn.

Thiên, địa, nhân là quy luật tam tài, quan trọng trong cuộc sống nhân sinh. Quy luật hài hòa giữa vũ trụ, trái đất và con người.

Ở Ai Cập:

- Kim tự tháp;

- Quy luật ướp xác;

- Quy luật xây dựng về khoa học;

- Sự nhận thức về các nguyên lý khoa học tự nhiên lúc bấy giờ: vật lý, hóa học, sức bền v.v…

5. Bố cục theo hình vuông hay hình chữ nhật

bo cuc 5

Ý nghĩa khái quát: Ngang bằng, sổ thẳng, bốn phương tám hướng, cân xứng nghiêm chỉnh, tĩnh là căn bản cơ tính cách đời người, có trên có dưới, phải trái, vuông vức, đều đặn, trái ngược với hình tròn là tuần hoàn, vô đoan, không phân biệt rạch ròi trên dưới phải trái.

Hình vuông chứa đựng bên trong là hình tròn nói lên tính chất thời điểm của thời gian. Nếu vòng tròn mang tính vận động của tuần hoàn của vũ trụ, của tự nhiên thì hình vuông mang tính xác định của con người trong cái hữu hạn tương đối của không gian và thời gian.

Vì vậy phương Đông lấy tròn làm thiên lấy vuông làm địa.

bo cuc 6

Bố cục điệp khúc hình vuông mang ý nghĩa: tính chất tổ chức con người có nền nếp tôn ty trật tự. Đề cao tính tổ chức xã hội của con người, tính sáng tạo riêng biệt của con người, tính nhân văn: tổ chức xã hội, gia đình trong tổ chức lao động sản xuất.

6. Bố cục theo nhịp điệu:

bo cuc 7

Nhịp điệu là theo thuộc tính của con người trực cảm với tự nhiên trong cuộc sống.

Ý nghĩa khái quát:

Sự tuần hoàn, tự nhiên: Sóng biển, tuần trăng, ngày đêm, nhịp tim, ngọn lúa rập rờn trước gió, tiếng võng kẽo kẹt, thói quen vận động của con người, tiếng vó ngựa, tiếng thoi đưa v.v…

Nhịp điệu không chỉ là những cái có chu kỳ mà mang cả dấu ấn liên tưởng (1) và sự cảm nhận hài hòa giữa hai yếu tố đối lập nhập vào nhịp điệu: To nhỏ, dài ngắn, cương nhu, tĩnh động v.v…

bo cuc 8

Trong điêu khắc lấy nhịp điệu làm đề tài sáng tác:

(1), (4), (5) Nhịp điệu: cứng, khỏe, vuông vức

(2): Sắc nhọn gai góc, ngang ngạnh của khối chóp

(3): Mềm mại kỳ ảo, bay bướm của nhịp cong

Hình thể diễn biến có nhịp điệu. Nói cái động có chu kỳ, nhắc đi nhắc lại theo một quy luật nào đó được tác giả xác định. Nhịp điệu là nội dung của cuộc sống được tồn tại sâu trong tiềm thức, thói quen di truyền và được xếp đặt theo cái ao ước, cái thèm khát của con người.

7. Bố cục theo khuynh hướng đối lập các yếu tố tạo hình

bo cuc 9

(1): Ngang dọc; (2): Ngửa úp; (3): Bay về phía Tây, bay về phía Đông xuất phát từ gốc;

(4): Người khỏe trên khối vuông, người nhỏ nhắn trên khối tròn, to khỏe và nhỏ nhắn;

(5): cha con – tư duy và tính toán, khỏe yếu, tĩnh và động, mảng và chi tiết. 

(6): Đối lập về thế nghiêng của đầu và chân. Tóc và quần của nhân vật làm khuynh hướng của tranh của bố cục. Yếu tố đối lập tạo trong nhịp điệu tuần hoàn, nhịp điệu có chu kỳ.

(7): Núi là tĩnh, vầng trăng là cái động có chu kỳ.

(8): Yếu tố đối lập giữa hình thể thân bò và đường nét của sừng bò.

(9): Đầu ngựa, hướng Đông, đuôi ngựa phất về hướng Tây. Đối lập về hướng cong, thân với chân thì mảng và nét.

Động lực điều khiển sự sống của trái đất cũng như mọi vận hành của vũ trụ là những cặp đối lập, mà các nhà triết học phương Đông gọi là âm dương. Nó vừa đối lập vừa là sự chuyển hóa sang nhau để rồi lại hoàn nguyên. Như vậy các cặp đối lập vốn là một mà thành ra hai đối lặp nhau. Nhưng có lúc lại hài hòa, lúc chống phá nhau, lúc thuận nhau và có lúc lại trở về cội nguồn là một gốc. Do vậy, mà con người trong cảm thức cũng thấy cái đối lập trong cái thống nhất.

Các nhà tạo hình đã sử dụng các cặp đối lặp như:

Ngang dọc, động tĩnh, cao thấp, to nhỏ, dài ngắn, đen trắng, xanh đỏ, thô mịn, cong lên, úp xuống, mạnh yếu, trong đục, cong mở, dài tròn, tròn lồi, khoét lõm, vươn ra khép lại.

bo cuc 10
Tranh La Rédibion de Bréda của Vélasquy (Hà Lan)
Bên thắng bên bại, bên nghiêm chỉnh bên rời rạc lộn xộn nghiêng ngả, suy tàn và vươn lên.
Sự nghiêm trang và bao dung đối lập với sụp đổ và tàn ác.

8. Bố cục theo hướng đậm và ánh sáng

bo cuc 11

Ý nghĩa: Có thiên hướng về sự đề cao cái cao cả: cái đẹp của ánh sáng của thời kỳ mà nghệ thuật vẽ tranh sơn dầu đạt đến đỉnh cao. Ánh sáng từ thật rõ đến thật mờ và ngược lại. Mọi yếu tố thẩm mỹ đều được tác giả điều chỉnh bằng ánh sáng và bóng tối đến mức thật hơn cái thật mà chúng ta cảm thấy ở tự nhiên trong cuộc sống thông qua thị giác gây ấn tượng lạ, rất chuẩn trong cái đối lập sáng và tối.

bo cuc 12

9. Bố cục theo một giấc mơ

bo cuc 13

a. Biểu đạt sự khái quát mãnh liệt về một sự ham muốn, ước mơ nào đó. Giấc mơ về một đề tài nào đó, nó nhảy từ sự kiện nọ sang sự kiện kia mà không cần có lô-gic chặt của liên kết thực tiễn nhưng có một sự liên kết về tiềm thức sâu của một giấc mơ. Những hình ảnh không theo quy luật vật lý. Nó được nối liền nhau bằng những mảng nhòe như trong mơ không có chi tiết. Thiếu cái logic trong sự nhìn tỉnh táo như các bố cục của Chagall.

b. Giấc mơ của trí tưởng tượng, vẽ theo trí tưởng tượng chủ quan của tác giả, vẽ tới trí tưởng tượng ngây thơ (naif) mộc mạc như nhiều người thường, như bố cục của Rousseau.

c. Giấc mơ theo lý trí, suy luận và tưởng tượng, vừa trí tuệ vừa lạ lẫm, kinh hoàng, hoang tưởng không thể có trong mơ và trong thực tại chri có trong sự suy ngẫm kỳ lạ ngược lại với giấc mơ của trí tưởng tượng, như bố cục của Dali, Max Ernst.

10. Bố cục theo đường chéo góc

bo cuc 14
1, 2, 3: Matisse; 4: Thần Bình Minh tượng cổ Hy Lạp

Bố cục gây ấn tượng chiều sâu thẳm mà không cần độ đậm lợt không gian chỉ vài nét trang trí và đường phối cảnh. Thời cổ Hy Lạp người ta đã sử dụng loại bố cục này trong dạng phù điêu.

11. Bố cục theo dạng Torse

bo cuc 15
Tượng thân trần, không có đầu hoặc bị mất tay, mất chân

Ý nghĩa: nêu lên cái cụ thể mà hiểu cái khái quát, là cách nói cái cụ thể của hình thể có sự liên quan mật thiết với khái quát.

12. Bố cục theo dạng Phi Lý (Absurde)

bo cuc 16

- Sự khái quát cho một cách nói của hình thể có liên hệ giữa cái cụ thể và cái khái quát gây cảm giác nửa thực nửa hư vừa quen lại vừa lạ ít lạnh lùng như hình học khái quát, khai thác hình thể mà không làm chối mắt người xem. Nửa hình kỷ hà học, nửa là đường cong khép kín.

Vẽ một nét hiểu được cả toàn bộ hình thể. Vẽ ít mà nói nhiều muốn vậy họa sĩ trước khi vẽ phải nghiên cứu sự vật thật kỹ lưỡng rồi mới chủ động vẽ nên tranh.

bo cuc 17

Danh họa Tề bạch Thạch vẽ tôm không có chân vẫn thấy toomd dang bơi. Vẽ trâu đầm ở dưới ao nhưng ông không cần vẽ nước. Vẽ cây, núi không cần vẽ gốc người xem tranh vẫn thấy có đầy đủ.

bo cuc 18

Picasso vẽ hai hình tam giác chấp lại, trên đầu chỉ có hai lỗ thủng (theo nghệ thuật lập thể) người xem tranh cũng hiểu được người đẹp đang ngồi có tấm lưng cong và hơi mập.

bo cuc 19

bo cuc 20

bo cuc 21

Tranh Đông Hồ Làng Mái (Bắc Ninh) vẽ tranh lợn trông nghiêng (profil) nhưng cái mũi lại vẽ thẳng, ở bả vai và mông heo vẽ vòng tròn đồ hình “tửu sinh ư vô”. Người Ai Cập vẽ mặt người trông nghiêng, hình con mắt lại nhìn thẳng. Các họa sĩ theo nghệ thuật Lập thể vẽ đôi mắt một con mọc ở trán một con mọc bên má, Braque, Picasso, André Ihote chuyên vẽ lối này trên các đề tài bằng phụ nữ ngồi (Femme assie), phụ nữ trước gương – 1932 v.v… người hai hoặc ba mặt, nửa nghiêng nửa thẳng. Picasso đã vẽ đôi mắt thay đổi vị trí. Braque thì đảo lộn đồ đạc như tranh “Café Bar” – 1929.

bo cuc 22

1. Tóm lại, lối vẽ Phi lý không gò bó theo định luật và quy tắc nào, quan trọng là ở chỗ đường nét, màu sắc thật đơn giản, đảo lộn vị trí các chi tiết các bộ phận và gán ghép các bộ phận bên ngoài vào để nhấn mạnh một ý tưởng nào đó. Trước đây người ta còn gọi là “Hoán đảo họa” (convertir).

2. Khám phá ra những thực trạng mới của sự vật vượt qua khỏi thói quen nhìn thong thường để đi sâu vào sự huyền bí của thị giác và tâm thức.

13. Bố cục theo hình thể khái quát và phối hợp

bo cuc 24

Ý nghĩa: tình nghĩa sâu nặng giữa con người và con người, con người với thiên nhiên, tình phụ tử, mẫu tử v.v… được phối hợp giữa hình tròn và các hình khác theo chiều hướng vươn lên về hình thể.

Tranh Đức bà Maria của Rafael nói lên cái đầm ấm yêu thương đúng quy luật của sinh vật, của con người tình mẫu tử. Bên dưới hình tròn là cái phần vươn lên để tạo nhịp uốn cho vòng tròn. Sự lien hệ của cái cụ thể và cái khái quát, hoặc trên tròn nhỏ dưới tròn to.

Giữa châu Á và chấu Âu thống nhất trên quan điểm này. Nhưng châu Âu bố cục thiên về hình kỷ hà trong khái quát mà lơi đi cái hình cụ thể gần gũi cuộc sống. Á Đông khai thác hình thể cụ thể, tạo cái khái quát của hình thể nhất là ở tranh Nhật và Trung Quốc tìm ra cái độc đáo của con mắt tạo hình.

14. Bố cục chữ đinh, chữ công, chữ tam, chữ môn

bo cuc 25

Sự sắp xếp tổ chức lại cho có quy củ, trật tự, đẹp, theo tính cách đời người: chân thiên mỹ theo cách nhìn của trẻ thơ.

Ở Việt Nam loại bố cục này ứng dụng nhiều trong lĩnh vực kiến trúc đình chùa. Ở Châu Âu gọi là bố cục chữ T chữ S.

15. Tổ hợp hình nét – bố cục thay đổi hệ thống biểu đạt

bo cuc 26

Các nghệ sĩ tạo hình đã có những sang tác về các hệ thống biểu đạt riêng. Nó mang hệ thống cấu trúc đặc biệt tạo ra cái hấp dẫn, cái quyến rũ người xem.

1. Nét viết chữ của Trung Quốc cổ tuy cùng hệ thống cấu trúc các ký hiệu được tổ hợp theo tượng hình vậy mà người ta có thể thay đổi cho phù hợp với ý nghĩa tượng hình.

Chữ chân được cấu trúc theo hệ thống ngang bằng sổ thẳng.

Chữ thảo là sự lien hoàn của một đường bút. Sự viết nhanh đã được tạo ra một hệ thống cấu trúc cho chữ. Nét luyến liên tục.

Chữ triện hay còn gọi là chữ cổ tự dung viết lên các đầu đề của triện, dấu, ấn, bia, rất đặc biệt về hình dạng và bố cục mà các nhà thư pháp cấu trúc theo hệ thống nhữ đá trong hang động. Trong tạo hình, mỗi nghệ sĩ có một mẫu thống nhất về phản ánh con người riêng biệt của mình, luôn sáng tạo ra các hệ thống biểu đạt riêng, cấu trúc riêng cho hình vẽ của mình trong phản ánh.

Nghệ sĩ tạo hình không chỉ đi sâu vào nghệ thuật bố cục mà còn ước vọng thay đổi cấu trúc, thay đổi hệ thống biểu đạt lôi cuốn theo một tổng thể trong một bố cục nào đó. Ví dụ như gương mặt của một con người. Các hình thể như mặt, mồm, trán, gò má, tóc râu v.v… Ta sẽ thấy trong lịch sử hội hoạ từ Âu sang Á; từ cổ xưa đến hiện đại đã có khá nhiều hệ thống biểu đạt khác nhau, nó cũng phản ánh một số hình thể thống nhất của mặt người, mỗi người có một đặc tính riêng biệt, có nét khái quát và điển hình riêng của từng nước từng cá nhân, từng thời đại. Phản ánh một cách hiện thực trong đó có nét riêng về hình của khuôn mặt, mái tóc, tỷ lệ các hình chi tiết, những cấu trúc trang trí của các tổ hợp nét bằng tóc râu, long mày. Cách nhìn hình khối khái quát các khối mặt mũi, miệng, thành các hình vẽ khác nhau, tạo ra đặc điểm (cá tính). Không tự nhiên chủ nghĩa biểu hiện cái nhìn riêng của từng hoạ sĩ, giá trị hình thể, đặc điểm, đặc tính, tướng tinh, tình cảm con người qua khuôn mặt: nhà tư tưởng, người lao động chân tay, nhà chính trị, nghệ sĩ, võ tướng v.v…

Chất phác, vũ phu, thô bỉ, cương trực, giàu tưởng tượng, lạc quan, nghị lực, mê tín, kinh doanh hưởng lạc, nhiệt tâm, đam mê.

Khai thác mâu thuẫn hình thể khác biệt về độ cứng mềm của cấu trúc đối kháng âm dương cứng trong mềm mềm trong cứng.

16. Bố cục theo khuynh hướng màu sắc

bo cuc 27

Bao giờ màu sắc cũng đi đôi với hình thể, nhưng có một số họa sĩ chỉ chú trọng mặt trội là màu sắc mà lơi đi phần hình thẻ. Sự tổ chức và sắp xếp tạo thành bố cục, chủ yếu là những miếng màu được phối hợp và đặt cạnh nhau cho dễ coi. Nét bút cho phóng khoáng và nhịp điệu do màu quyết định không theo bất cứ một hình thể nào mà chỉ nói lên không gian chung, không khí chung của sự việc xảy ra trong khoảnh khắc như buổi sáng hay chiều trên mặt biển, trên dòng sông, sự nhộn nhạo của cầu thủ trên sân cỏ.

bo cuc 28

Màu sắc có chức năng nằm trong cùng tổ hợp màu ngoài ra còn có chức năng đưa cái đẹp của hòa sắc tương phản nhất là trong một bố cục chúng làm nổi bật trung tâm tình cảm của bố cục.

bo cuc 29

Những họa sĩ theo chủ nghĩa ấn tượng hay dung bố cục màu sắc.

bo cuc 30

bo cuc 31

17. Bố cục theo khuynh hướng cảm tính

>>> Nghệ thuật bố cục (Phần 1)

>>> Hậu cảnh trong bố cục và khuôn hình

>>> Những vi phạm thường gặp trong bố cục

0976984729