Màu sắc trong thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa quảng cáo là loại hình thiết kế truyền thông trên mặt phẳng.

do hoa 1

Trong lĩnh vực nghệ thuật thiết kế người ta chia ra: thiết kế 2 chiều, thiết kế 3 chiều, thiết kế môi trường, thiết kế đa phương tiện.

Thiết kế 2 chiều bao gồm: thiết kế logo, biểu tượng (Symbol), nhãn sản phẩm (Label), thiết kế bộ giấy văn phòng (Stationary) trong đó bao gồm: danh thiếp (Name card), giấy viết thư (Letterheard), bao thư (Envelop)… Thiết kế 2 chiều còn có: Thiết kế Poster (Poster chính trị xã hội và poster quảng cáo…), thiết kế Banner, Backdrop, Folder, thiết kế lịch treo tường, thiết kế Tem Bưu chính…

Trong lĩnh vực thiết kế nói chung và thiết kế đồ họa nói riêng có rất nhiều chuyên ngành. Mỗi chuyên ngành lại có loại ngôn ngữ, phương pháp thiết kế và khả năng truyền thông không giống nhau.

Tuy nhiên xét về hiệu quả truyền thông có ba yêu cầu lớn:

- Thứ nhất: ý tưởng có khả năng truyền thông, làm cho người xem hiểu đúng về nội dung, ý tưởng, tinh thần của đề tài, của sản phẩm. Ý tưởng càng độc đáo càng tốt, nhưng không khó hiểu.

- Thứ hai: Hiệu quả truyền thông chủ yếu dựa vào giá trị của sự dễ hiểu, hiểu nhanh, hiểu chính xác không hiểu nhầm.

- Thứ ba: Giá trị thẩm mỹ của sản phẩm truyền thông, đẹp, lôi cuốn, hấp dẫn trên cơ sở ngôn ngữ đồ họa…

Trong ba yêu cầu về hiệu quả nói trên thì các khả năng thể hiện “tinh thần của đề tài”, “tinh thần của sản phẩm”, “hiệu quả thẩm mỹ”, “sự hấp dẫn thị giác”… là do hiệu quả rất lớn của việc sử dụng, phối hợp, sáng tạo màu sắc.

Người ta đã từng nói rằng “màu sắc có thể nói được tất cả các ngôn ngữ”. Đấy là khả năng kỳ diệu của nó. Ý của câu này tương tự như câu: “Nghệ thuật không có biên giới”. Nghĩa là mọi người dù khác màu da, tôn giáo, chủng tộc, quốc tịch, nhưng khi thưởng thức tác phẩm nghệ thuật từ hội họa, âm nhạc thì người ta có thể “cảm” và “hiểu” được tác phẩm ấy. Bởi vì ngôn ngữ hình ảnh là loại ngôn ngữ phổ quát (Universal language) chứ không phải ngôn ngữ mang tính quy ước (Convention) như chữ viết. Do đó nó không có rào cản.

Vậy, trở về lĩnh vực thiết kế đồ họa thì màu sắc là yếu tố thị giác cực kỳ quan trọng… nó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, sáng tạo để tìm ra giải pháp sử dụng thích hợp nhất.

Trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, việc xây dựng thương hiệu thông qua giải pháp thiết kế đồ họa thì mỗi công ty, đơn vị đều cố chọn cho mình có một màu sắc riêng (Corporate Color).

Thí dụ: “Màu vàng của phim Kodax, màu Đỏ của Cocacola, màu Xanh lá mạ của Fuji phim, màu Xanh lam của Tiger Beer, màu Lá cây của Heineken Beer, màu Hồng của sản pẩm nữ trang bạc của PNJ…

Thông thường thì sinh viên Thiết kế đồ họa khi làm đồ án Tiền tốt nghiệp, đồ án Tốt nghiệp hay các nhà thiết kế phải sáng tạo một đồ án cho một đơn vị đều băn khoăn về việc chọn lựa màu cho hệ thống thiết kế của mình.

Thông thường thì để thực hiện một đồ án thi tốt nghiệp, sinh viên có thể chọn  lựa đề tài xoay quanh các hướng như sau:

- Thiết kế hệ thống đồ họa cho một sản phẩm cụ thể: giày thể thao, máy ảnh, thú nhồi bông, đồ lót Triumph, nữ trang, bánh kẹo, nhạc cụ…

- Thiết kế hệ thống đồ họa cho một công ty, đơn vị cụ thể: Công ty gốm sứ, công ty quảng cáo in ấn, công ty may mặc, công ty dệt vải, thảo cầm viên, khu vui chơi Đầm Sen…

- Thiết kế hệ thống đồ họa cho một sự kiện cụ thể: Sea Games, Giải bóng chuyền toàn quốc, Hội thảo về “Bạo hành trong gia đình”, Hội thảo về “Bảo vệ môi trường, hội thảo về an toàn giao thông, cuộc thi đấu cờ vua, giải bóng bàn quốc tế Cây vợt vàng…”

- Thiết kế cho một yếu tố có thể nêu lên tinh thần văn hóa, cái riêng của mỗi dân tộc: Cây tre Việt Nam, Hệ thống cầu của nông thôn Nam Bộ, ghe thuyền Việt Nam.

- Cũng có khi sinh viên đưa ra một sự kiện giả định để làm bài.

Vậy thì dựa vào những cơ sở nào để nhà thiết kế chọn lựa giải pháp sử dụng màu sắc cho mỗi loại đề tài nói trên?

Sau đây là những tiêu chí cơ bản cho việc chọn giải pháp màu sắc:

- 1. Dựa vào tinh thần, tính chất, đặc điểm của lĩnh vực, của đề tài, của đặc điểm về phái tính, đặc điểm về lứa tuổi: Tinh thần của sản phẩm, đơn vị công nghiệp chắc không thể giống với sản phẩm đồ lót, mang nữ tính nhẹ nhàng; tinh thần của dược phẩm chắc không thể giống với nước giải khát; giầy thể thao nam không thể giống với giày của nhi đồng; thời trang người cao tuổi không thể giống với thời trang của tuổi teen… Màu sắc được cho sử dụng phải “toát lên” các yêu cầu ấy ngay từ cái nhìn thoáng qua, nhìn từ xa.

- 2. Dựa vào màu sắc của sản phẩm: Nước cam, nước chanh, nước dâu, cà phê…

- 3. Dựa vào tính chất riêng của mỗi loại sản phẩm: đồ chơi trẻ con, dược phẩm, mỹ phẩm, đồ đất nung, tơ lụa, đồ thủy tinh, pha lê…

- 4. Dựa vào đặc trưng của loại màu riêng (Corporate Color) vốn có sẵn cho mỗi công ty. Thí dụ khi thiết kế quảng cáo cho các công ty Cocacola, Pepsi, Heineken, Tiger thì nhà thiết kế bị bắt buộc phải dựa vào màu sắc riêng của công ty ấy.

Trong suốt quá trình nghiên cứu chọn lựa, thể hiện, thiết kế thì đòi hỏi phải quan tâm đến sự thống nhất trong phong cách thiết kế. Và điểm mấu chốt của sự thống nhất trong phong cách thiết kế thì trước tiên phải có sự thống nhất về màu sắc.

Sự thống nhất trong hệ thống màu sắc là yếu tố cực kỳ quan trọng thường đồng hành với: sự thống nhất về đặc điểm bố cục, sự thống nhất về kiểu chữ, sự thống nhất về cách xử lý nền, sự thống nhất về sự sử dụng yếu tố nhận biết.

Phong cách thiết kế màu phải có sự thống nhất từ cách thiết kế ở các sản phẩm chính cho đến phụ (áo, nón, bao bì, thẻ vào cổng…).

Tóm lại, trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, thiết kế quảng cáo thì màu sắc là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nó vừa là khoa học tâm sinh lý, khí hậu, khoa học về nhận dạng thương hiệu, khoa học về thị giác, khoa học về ánh sáng (ánh sáng màu), khoa học cạnh tranh thương mại, nghệ thuật thị giác, khoa học về thẩm mỹ…

Màu đặc trưng (Corporate Color) của Coca-Cola

do hoa 2

Màu đặc trưng (Corporate Color) của Kodak

do hoa 3

Màu đặc trưng (Corporate Color) của Heineken

do hoa 4

Màu đặc trưng (Corporate Color) của Pepsi

do hoa 5

Màu đặc trưng (Corporate Color) của Fujifilm

do hoa 6

Màu đặc trưng (Corporate Color) của Tiger Beer

do hoa 7

do hoa 8

do hoa 9

do hoa 10

do hoa 11

do hoa 12

do hoa 13

do hoa 14

do hoa 15

Heineken, Tiger thì nhà thiết kế bị bắt buộc phải dựa vào màu sắc riêng của công ty ấy.

Trong suốt quá trình nghiên cứu chọn lựa, thể hiện, thiết kế thì đòi hỏi phải quan tâm đến sự thống nhất trong phong cách thiết kế. Và điểm mấu chốt của sự thống nhất trong phong cách thiết kế thì trước tiên phải có sự thống nhất về màu sắc.

Sự thống nhất trong hệ thống màu sắc là yếu tố cực kỳ quan trọng thường đồng hành với sự: sự thống nhất về cách đặc điểm bố cục, sự thống nhất về kiểu chữ, sự thống nhất về cách xử lý nền, sự thống nhất về sự sử dụng yếu tố nhận biết...

Phong cách thiết kế màu phải có sự thống nhất từ cách thiết kế ở các sản phẩm chính cho đến phục (áo, nón, bao bì, thẻ vào cổng...).

Tóm lại, trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, thiết kế quảng cáo thì màu sắc là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nó vừa là khoa học tâm sinh lý, khí hậu, khoa học về nhận dạng thương hiệu, khoa học về thị giác, khoa học về ánh sáng (ánh sáng màu), khoa học cạnh tranh thương mại, nghệ thuật thị giác, khoa học về thẩm mỹ...

>>> Màu sắc trong hội họa (Phần 1)

>>> Màu sắc trong tranh Hàng Trống 

>>> Phân tích màu sắc trong tranh

0976984729