Màu sắc trong hội họa (Phần 1)
* Những từ liên quan đến màu sắc:
- Màu sắc: Là đáp ứng thị giác đối với những bước sóng của ánh sáng mặt trời được xác định như là đỏ, lục, xanh và v.v… những phẩm chất có tính vật lý của cường độ, sắc độ và sự chuyển màu.
- Kinh viện: Là nghệ thuật phù hợp với những truyền thống đã được thiết lập và thỏa thuận như đã được thực hiện trong các viện hàn lâm nghệ thuật. Nghệ thuật kinh viện nhấn mạnh đến những chuẩn mực, ấn định nguyên tắc và phương cách tiến hành.
- Tiêu sắc: Có liên quan đến những khác biệt của sáng và tối; vô sắc và cường độ của nó.
- Màu sắc bổ sung: Là màu sắc được tạo bởi những tia nắng chồng lên nhau. Cộng vào nhau (hoặc chồng lên nhau), ba màu cơ bản (ánh sáng) – đỏ xanh và lục sẽ tạo ra màu trắng. Những màu thứ cấp (màu có được bằng cách trộn hai màu cơ bản) là màu xanh da trời có màu xanh lá cây, màu vàng và màu đỏ thẫm.
- Những màu tương tự: Là những màu có liên quan gần đến sự chuyển màu. Chúng thường được sắp xếp kề cận nhau trên bảng màu.
- Chroma: 1. Là sự tinh khiết của màu sắc, hoặc không bị vướng bận bởi màu trắng, đen hoặc xám. 2. Cường độ máu sắc.
- Sắc độ nhiễm sắc: Là sắc độ (mức độ tối và sáng có liên quan) được mô tả bởi một màu sắc.
- Màu độ bốn: Là bốn màu sắc có khoảng cách tương đương nhau trên bảng màu, chứa đựng màu cơ bản và màu bổ sung cùng một cặp bổ sung của những màu trung gian. Điều này cũng có nghĩa là bất kỳ một sự sắp xếp nào trên bảng màu tạo thành một hình chữ nhật có thể bao gồm một màu.
- Màu độ ba: Là ba màu có khoảng cách tương đương nhau trên bảng màu tạo thành một tam giác đều cạnh. Mười hai màu trên bảng màu được hình thành bởi màu bộ ba cơ bản, màu bộ ba thứ cấp và hai bộ ba trung gian.
- Những màu bổ sung: Là hai màu trực tiếp đối nhau ở mỗi bên của bảng màu. Là màu cơ bản bổ sung cho màu thứ cấp, và là sự hỗn hợp của hai màu cơ bản còn lại.
- Màu sắc cao: Là sự vững mạnh, bão hòa hoặc thuần khiết của một màu sắc. Một màu sắc sinh động thì có cường độ cao; một màu sắc mù mờ thì có cường độ thấp.
- Màu trung gian: Là màu sắc được tạo ra bởi sự pha trộn một màu cơ bản với màu thứ cấp.
- Màu cục bộ (khách quan): Là màu sắc được trông thấy trong thế giới khách quan (cỏ xanh, trời xanh v.v…).
- Màu sắc thấp: Là bất kỳ màu nào có mức độ của màu xám trung bình hoặc tối hơn.
- Đơn nhiễm sắc: Chỉ có một màu sắc; toàn bộ dãy sắc độ của một màu, từ trắng đến đen.
- Màu đã được trung hòa: Là màu đã được làm cho xám đi hoặc bị giảm thiểu cường độ bằng cách pha trộn với bất kỳ một màu trung tính hoặc với một màu bổ sung nào.
- Trung tính: 1. Bao gồm mọi sóng màu sẽ tạo ra màu trắng và sự vắng bóng của bất kỳ sóng nào sẽ được cảm nhận như là màu đen. Với những màu trung tính thì không một màu sắc đơn lẻ nào được ghi nhận. Chỉ có một cảm nhận về sáng và tối hoặc dãy màu sắc từ trắng ngang qua xám đến đen. 2. Là một màu sắc được làm thay đổi bởi sự thêm vào màu phụ của nó sao cho cảm giác ban đầu về màu sắc bị mất đi hoặc bị xám xịt.
- Sắc tố: Là những chất màu mang tính chất của màu sắc cho chất liệu khác bằng cách hòa trộn với nó hoặc phủ lên nó. Thường không hòa tan được, các sắc tố được pha vào những chất lỏng cầm màu để tạo ra sơn hoặc mực.
- Màu cơ bản: Là những màu sắc sơ bộ không thể bị phá vỡ hoặc bị giảm thiểu để trở thành cấu phần của những màu sắc. Theo lý thuyết thì trong bất kỳ một hệ màu sắc nào, những màu cơ bản đều có thể được dùng để pha trộn với một màu khác.
- Màu thứ cấp: Là màu được tạo ra từ sự hòa trộn của hai màu cơ bản.
- Tương phản đồng thời: Khi hai màu sắc khác nhau đi vào tiếp xúc trực tiếp, thì sự tương phản làm gia tăng sự khác biệt giữa chúng.
- Màu phụ tách đôi: Là một màu sắc và hai màu ở hai bên màu phụ của nó.
- Màu loại – trừ ra: Là cảm giác về màu sắc được tạo ra khi các bước sóng phản hồi lại người xem sau khi tất cả những bước sóng khác bị loại đi và/ hoặc bị hấp thu.
- Sắc màu thứ ba: Là màu sắc xuất phát từ sự hòa trộn ba màu cơ bản với những lượng khác nhau hoặc từ sự hòa trộn hai màu thứ cấp. Sắc màu thứ ba được đặc trưng bởi sự trung hòa của cường độ và màu sắc. Trên bảng màu, ta có thể tìm thấy chúng ở bên trong những vòng của màu sắc dẫn đến sự trung hòa hoàn toàn.
- Sắc độ (màu): 1. Mức độ có liên quan của sáng và tối; 2. Đặc trưng của màu được quyết định bởi sáng và tối hoặc do lượng ánh sáng phản ánh từ màu sắc.
* Những đặc trưng của màu sắc:
Màu sắc là một yếu tố được xem trọng một cách phổ quát; nó là yếu tố hấp dẫn ngay tức khắc người lớn và trẻ con. Khi trông thấy một vật có màu sắc tươi sáng thì đứa bé sẽ vươn đến ngay và trẻ con say sưa nhìn khi màu vàng biến thành màu lục một cách thần kỳ, cộng thêm với màu xanh. Kể cả những người, tuy thường xuyên bị rối trí bởi cái mà họ gọi là nghệ thuật “hiện đại” cũng thường thấy rằng màu sắc của nó là hấp dẫn và kích động. Họ có thể thắc mắc về những hình dạng bị bóp méo trong tranh nhưng hiếm khi tỏ ý không thích về màu sắc của nó, viện cớ về tính cách hài hòa của nó.
Màu sắc là một trong những yếu tố biểu cảm nhất về tính chất của nó tác động trực tiếp đến cảm xúc của chúng ta. Khi nhìn một tác phẩm nghệ thuật, chúng ta không cần phải hợp lý hóa cái mà chúng ta cho rằng mình sẽ cảm nhận về màu sắc, nhưng chúng ta có một phản ứng cảm xúc tức thời về nó. Những nhịp nhàng và hài hòa của màu sắc thỏa mãn những mong ước về thẩm mỹ của chúng ta. Chúng ta chuộng một số tập hợp màu sắc và chê bỏ những tập hợp khác. Trong nghệ thuật biểu hiện, màu sắc xác định những sự vật và tạo ra hiệu quả của không gian ảo. Việc nghiên cứu màu sắc được dựa trên lý thuyết khoa học – những nguyên tắc có thể quan sát và dễ dàng hệ thống hóa. Chúng ta sẽ xem xét những đặc trưng cơ bản đó để thấy bằng cách nào chúng giúp tạo thành hình dáng và ý nghĩa cho đề tài tác phẩm của nghệ sĩ.
- Ánh sáng: Nguồn của màu sắc
Màu sắc bắt đầu với ánh sáng và có nguồn từ ánh sáng, dẫu đó là màu tự nhiên hay nhân tạo. Đâu có chút ánh sáng thì ở đó có ít màu sắc; đâu có ánh sáng mạnh thì màu sắc có vẻ đặc biệt mãnh liệt. Gặp khi ánh sáng yếu, như lúc chạng vạng hoặc bình minh, thì ta khó có thể phân biệt màu này với màu kia. Dưới ánh mặt trời sáng và mạnh, như ở vùng nhiệt đới, màu sắc xem chừng có được cường độ bổ sung.
Mỗi tia sáng đến từ mặt trời đều gồm những sóng rung động với tốc độ khác nhau. Cảm giác về màu sắc trỗi lên trong tâm trí con người qua cách thức thị giác của chúng ta đáp ứng với những bước sóng khác nhau. Điều đó có thể được chứng tỏ qua việc quan sát một tia sáng trắng ngang qua một lăng kính và chiếu lên một tờ giấy trắng. Những tia sáng uốn cong hoặc khúc xạ khi chúng ngang qua lăng kính ở những góc độ khác nhau (tùy theo bước sóng của chúng) và sau đó phản chiếu lên giấy trắng với những màu sắc khác nhau. Thị giác của chúng ta diễn giải những màu sắc đo như những sọc cá thể trong một dãy hẹp gọi là quang phổ. Những màu sắc chính dễ nhận thấy trong dãy hẹp này là đỏ, cam, vàng, lục, xanh tím và tím (các nhà khoa học dùng từ màu chàm tím cho màu sắc mà các họa sĩ gọi là xanh – tím). Tuy vậy, những màu sắc đó dần dà uốn cong để chúng có thể trông thấy những màu trung gian giữa chúng.
Những tia màu đỏ thì có bước sóng dài nhất và những tia sáng màu tím thì có bước sóng ngắn nhất. Góc mà ở đó những tia sáng uốn cong hoặc khúc xạ thì lớn nhất ở cuối tia tím và hẹp nhất ở cuối tia đỏ.
Trong hình là một chùm tia sáng ngang qua một lăng kính. Những tia sáng uốn cong hoặc khúc xạ khi chúng ngang qua lăng kính ở những góc độ khác nhau (tùy theo những bước sóng của chúng), và tạo ra một cầu vồng màu sắc gọi là quang phổ.
+ Màu sắc thêm vào: Những màu của quang phổ là tinh khiết và tượng trưng cho cường độ cao nhất có thể. Nếu chúng ta có thể tập hợp tất cả những màu quang phổ đó và hòa trộn chúng theo một tiến trình ngược lại với điều mô tả ở đoạn trước, thì chúng ta lại có ánh sáng trắng. Khi các nhà vật lý hoặc các họa sĩ sử dụng những tia sáng có màu, thì họ dùng màu thêm vào (phụ gia). Một số điều đáng quan tâm xảy ra khi các tia đỏ, xanh hoặc lục (những màu cơ bản được thêm vào) được gối lên nhau, vì lúc đó những màu thứ cấp được tạo ra. Khi ánh sáng đỏ và xanh gối lên nhau, thì màu đỏ thẫm được tạo ra; Khi ánh sáng đỏ và lục gối lên nhau thì màu vàng được tạo ra. Khi ánh sáng đỏ và lục gối lên nhau thì màu vàng được tạo ra. Khi ánh sáng lục và xanh gối lên nhau, thì màu xanh da trời hơi có màu xanh lá cây được tạo ra. Khi các ánh sáng xanh, đỏ và lục gối lên nhau, thì ánh sáng trắng được tạo ra bởi sự có mặt của mọi bước sóng màu.
Những màu cơ bản đỏ, xanh và lục được gọi lên và tạo ra những màu thứ cấp là màu xanh da trời hơi có màu xanh lá cây, màu vàng và màu đỏ thẫm, khi hai màu cơ bản gối lên nhau. Khi ba màu cơ bản được kết hợp lại ánh sáng trắng được tạo ra.
Ngành công nghiệp truyền hình sử dụng tiến trình hòa trộn màu phụ gia này. Nó được họa sĩ sử dụng để thăm dò và tạo ra những hình ảnh có màu sắc mãnh liệt. Ngoài ra, những mô hình điện toán có thể giúp chúng ta cung cấp không gian và tỷ lệ ba chiều ảo. Chúng giúp người họa sĩ chuyển dịch trong hình ảnh, bố trí những quan hệ không gian và màu sắc. Trong một mô hình điện toán, họa sĩ có thể thăm dò những hiệu quả từ màu phụ gia của ánh sáng trên các nhân vật và đồ vật trước khi bắt tay vào việc. Với màu sắc phụ gia, các sự vật không luôn có cái vẻ như ta thường thấy. Một chút ánh sáng có màu đỏ chiếu vào một đồ vật thì sẽ làm cho đồ vật đó có màu đỏ, và nếu ta chiếu một chùm tia sáng màu lục ở phía đối nghịch, thì những tính chất đáng quan tâm có thể được tạo ra bởi những vùng sáng và tối của những đường viền tự nhiên của món đồ. Khi hai chùm sáng đó gối lên nhau, thì một màu sắc mới (màu vàng) có thể được trông thấy.
Charles Csuri, Xuân sắc tuyệt vời, 1992. Hình ảnh vi tính (121.9 x 165.1 cm)
Trong hình ảnh vi tính này của Csuri, những hình dáng hoa được sử dụng để thăm dò sự trong sáng và cường độ của màu sắc ở vai trò và ánh sáng.
Trở nên quen thuộc với hệ màu sắc phụ gia, đó là điều càng lúc càng quan trọng cho người nghệ sĩ. Ngoài việc sử dụng điện toán trong hội họa, nó còn được sử dụng trong kịch nghệ, hoạt hình, đồ họa, công nghệ bản hiệu đèn neon, ánh sáng laser trên sàn diễn, ánh sáng cảnh quang và nội thất. Trong mỗi trường hợp, nghệ sĩ và chuyên viên kỹ thuật làm việc với ánh sáng tạo ra màu sắc qua việc hòa lẫn những màu cơ bản của ánh sáng đỏ, xanh và lục.
+ Màu loại trừ ra: Vì mọi màu sắc đều hiện diện trong tia nắng, vậy thì làm sao chúng ta có thể phân biệt một màu sắc đơn lẻ khi nó phản ánh từ một vật tự nhiên? Mọi vật có màu sắc đều có một số phẩm chất vật lý gọi là sự nhiễm sắc tố giúp nó hấp thu một số sóng màu và phản ánh số khác. Một lá cây xanh lục có vẻ xanh lục đối với con mắt vì nó chỉ phản ánh những sóng xanh lục của tia sáng. Những màu sắc của họa sĩ cũng có cái phẩm chất này vì khi áp dụng lên bề mặt một vật, nó mang lại cũng đặc trưng đó. Nghệ sĩ có thể gia giảm sự nhiễm sắc tố của một bề mặt qua việc sử dụng thuốc nhuộm và các hóa chất dùng để tẩy rửa (như điêu khắc).
Dẫu cho sự nhiễm sắc tố của bề mặt được xử lý hoặc gia giảm như thế nào, thì cảm giác về màu sắc vẫn được tạo ra khi bề mặt hấp thụ mọi bước sóng ngoại trừ màu sắc được cảm nhận. Khi tác phẩm được trải nghiệm qua ánh sáng phản chiếu, thì chúng ta tiếp cận với màu sắc được loại trừ ra là những tia sáng thực sự hoặc màu phụ gia. Với một vùng màu trắng, nơi mọi bước sóng của màu sắc đều phản chiếu lại người xem, thì không một màu nào bị loại trừ ra bởi màu trắng. Tuy vậy, khi một màu sắc phủ kín một bề mặt, thì chỉ những bước sóng của màu đó phản hồi lại người xem – tất cả những màu sắc đều bị loại trừ ra hoặc hấp thu bởi sắc tố. Kết quả là người xem trải nghiệm về màu sắc cá biệt đó. Toàn bộ năng lượng bị loại trừ đi (không phản chiếu) tương đương với năng lượng đối nghịch hoặc bổ sung của màu sắc đối chiếu.
Vì vậy, theo lý thuyết, khi một màu sắc (tự nó phản chiếu chính nó và hấp thu mọi bước sóng tương đương với màu bổ sung của nó) được hòa trộn với màu sắc bổ sung của nó (tự nó phản chiếu chính nó và hấp thu mọi bước sóng tương đương với màu bổ sung của nó – một màu khác) thì chúng hẳn trung lập hóa nhau và sự hòa trộn hẳn hấp thụ một cách tốt đẹp mọi bước sóng. Sự pha trộn một màu – màu xanh với màu phụ của nó màu cam (vàng và đỏ) có liên quan đến sự pha trộn tất cả ba màu cơ bản. Hãy lưu ý rằng kết quả đạt được ở đây là sự đối nghịch của sự pha trộn màu bổ sung, tạo ra màu trắng bằng cách pha trộn tất cả những màu sáng cơ bản.
Tuy vậy, khi thực hành trên bảng pha màu, sự pha trộn tất cả ba màu cơ bản (một màu và màu bổ sung của nó) không đưa đến kết quả là màu đen, nhưng thường có vẻ là một màu xám đen đã trung hòa, khiến người xem không thể định rõ và cảm thấy nó như bùn. Điều này sở dĩ xảy ra là vì có sự thiếu hoàn hảo và thiếu phẩm chất của màu, mực, chất nhuộm và do bề mặt có thể không hấp thu hoàn toàn mọi bước sóng, ngoại trừ những bước sóng được phản chiếu. Thêm vào đó, sắc tố có thể phản chiếu nhiều hơn một màu nổi trội và / hoặc một lượng nào đó màu trắng.
Lý thuyết về màu loại trừ ra giúp giải thích bằng cách nào chúng ta nhận thức màu sắc, khi một hìh ảnh chỉ phản chiếu bước sóng của màu sắc được trông thấy trong khi hấp thu mọi bước sóng khác.
- Sự pha màu của họa sĩ:
Như đã nêu ra trước đây, quang phổ chứa các màu đỏ, cam, vàng, lục, xanh, xanh – tím, tím và hàng trăm biến đổi màu sắc tinh tế ở cường độ lớn nhất của chúng. Dãy màu sắc đó cũng có trong sắc tố. Trẻ con hoặc những ai mới bắt đầu sử dụng màu sắc thì chỉ thích dùng một màu đơn giản, không pha trộn. Họ không hiểu rằng những màu sắc đơn giản có thể được biến đổi. Nhiều màu sắc có thể được tạo ra qua việc pha trộn với hai màu khác.
Đối với những họa sĩ sáng tác theo những tiến trình truyền thống thì cả ba màu không thể nhận ra từ sự pha trộn; đó là các màu đỏ, vàng và xanh, được gọi là những màu cơ bản. Khi ba màu cơ bản được pha trộn theo từng cặp, với lượng bằng nhau hoặc không, thì chúng có thể tạo ra mọi màu sắc có thể.
Việc hòa trộn bất kỳ hai màu cơ bản với những tỷ lệ cân bằng hơn hoặc kém có thể tạo ra một màu thứ cấp: Màu cam là kết quả từ sự pha trộn màu đỏ và vàng. Màu xanh lục được tạo ra bởi sự hòa trộn vàng và xanh. Màu tím xuất hiện khi màu đỏ va xanh được hòa trộn.
Trong hình này, màu bộ ba cơ bản được chỉ bằng đường đậm nét. Khi màu vàng, đỏ và xanh của bộ ba cơ bản được pha trộn thích hợp thì chúng cho ra một màu xám trung hòa. Một bộ ba thứ cấp được nối liền bằng những đường có chấm. Khi các màu của bộ ba thứ cấp được pha trộn một cách thích hợp thì chúng cho ra màu xám. Những khoảng cách của màu bộ ba có một sự tương phản trung bình.
Những màu trung gian là những pha trộn của màu cơ bản với màu thứ cấp kề cận. Vì một sự thay đổi của tỷ lệ lượng màu cơ bản hoặc thứ cấp được sử dụng sẽ thay đổi kết quả màu sắc nên ta có thể thực hiện nhiều thay đổi tinh tế. Chẳng hạn, giữa vàng, vàng – lục và lục thì việc thêm nhiều màu vàng sẽ chuyển màu lục sang vàng – lục (Hính Những màu trung gian). Nếu nghiên cứu sự tiến triển có tính lý thuyết của sự phối hợp màu từ vàng đến vàng – lục sang xanh – lục và v.v…, chúng ta sẽ phát hiện một quy luật tự nhiên có thể được trình bày như một bảng màu. Khả năng phân biệt những biến đổi tinh tế đó giúp chúng ta nhìn ra một màu sắc mới ở mỗi vị trí. Hãy lưu ý rằng các màu cơ bản, thứ cấp và trung gian nằm ở vòng ngoài với màu sắc cường độ quang phổ.
Những màu thứ ba thì vô số kể. Chúng được tạo ra bằng cách pha trộn bất kỳ hai màu thứ cấp nào hoặc qua việc trung hòa một màu sắc bởi màu phụ của nó. Trong lĩnh vực ứng dụng, điều này có liên quan đến việc pha trộn tất cả màu cơ bản theo những tỷ lệ biến đổi để tạo ra những màu nâu, ô liu, màu hạt dẻ, và v.v… Tìm thấy bên trong, nhưng chúng tôi có thể cho thấy nhiều vòng tiến từ một màu sắc để hoàn tất sự trung hòa trung tâm.
Những màu trung gian
Khi những màu của bộ ba trung gian được pha trộn với nhau theo một tỷ lệ đều, thì kết quả cho ra thường là một màu xám trung hòa. Nếu được pha trộn không đều thì chúng sẽ cho ra những màu cấp ba trong hình.
+ Hệ màu bộ - ba: Theo lý thuyết thì hệ màu bộ ba là cách thức để sắp xếp màu sắc. Những minh họa về màu sắc được trình bày ở đây được tạo ra bởi mực và vì thế bạn chỉ nên xem hướng dẫn, chứ không có tính tuyệt đối. Việc hòa trộn các sắc tố sẽ cho thấy rằng mỗi màu “đỏ” được tạo ra đều khác nhau và rằng màu lục của bạn có thể tùy thuộc vào những màu cơ bản mà bạn sử dụng. Màu vàng – chanh pha với màu xanh – biển sẽ tạo ra một màu lục khác với màu lục được tạo ra từ màu vàng cadmium pha với xanh cobalt.
Với hệ màu bộ ba, ba màu cơ bản đều có những khoảng cách bằng nhau trên bảng màu, với màu vàng thông thường ở trên đỉnh, vì nó gần hơn hết với màu trắng về sắc độ. Những màu đó hình thành một tam giác đều cạnh gọi là bộ ba cơ bản. Ba màu thứ cấp được đặt giữa những màu cơ bản từ đó chúng được pha trộn; với khoảng cách đều nhau, chúng hình thành một bộ ba thứ cấp gồm màu cam, lục và tím. Những màu trung gian được đặt giữa những màu cơ bản và màu thứ cấp hình thành những đơn vị có khoảng cách đều gọi là bộ ba trung gian (Hình Những màu trung gian). Kết quả của sự bố trí tất cả những màu sắc là bảng màu với mười hai màu. Các màu thay đổi khi chúng ta di chuyển quanh bảng màu, vì những bước sóng của các tia sáng tạo ra những màu sắc đó thay đổi. Những màu sắc càng có vẻ gần nhau trên bảng màu thì những quan hệ màu sắc của chúng càng gần nhau hơn; nếu có vẻ xa cách, thì chúng càng có tính tương phản. Những màu sắc trực tiếp đối nghịch nhau thì có những tương phản lớn lao nhất và được gọi là những màu bổ sung.
Màu bổ sung cho bất kỳ màu nào thì dựa trên hệ bộ ba. Chẳng hạn, màu bổ sung của đỏ là lục – theo lý thuyết là sự pha trộn đồng phần của những màu còn lại của bộ ba là vàng và xanh. Như vậy, màu sắc và màu bổ sung của nó được tạo từ những màu bộ ba cơ bản; màu bổ sung của vàng được tạo ra bởi sự pha trộn màu xanh và màu đỏ thành màu tím. Nếu đó là một màu thứ cấp “được pha trộn” (chẳng hạn màu cam) thì để tìm màu bổ sung của nó, ta phải biết những màu cơ bản nào đã tạo ra cái màu đó (đỏ và vàng); thành phần còn lại của bộ ba (xanh) sẽ là màu bổ sung được pha trộn.
Bảng màu này bao gồm những màu cơ bản, thứ cấp và những màu trung gian, hay là những màu “tiêu chuẩn”, tuy số màu sắc có thể đạt được là vô tận. Trên bảng màu, khi tiến từ một màu sang màu đối nghịch với nó, những vòng tròn nhỏ hơn chỉ có thấy sự suy giảm của cường độ do sự pha trộn những màu đối nghịch, hoặc bổ sung đó. Những vòng bên trong là vị trí của những màu cấp ba, những màu phát sinh từ sự hòa trộn hoặc trung hòa của một màu cơ bản với màu bổ sung của nó. Những nét chính của màu cấp ba là một sự trung hòa và mất cường độ của màu sắc. Sự trung hòa toàn diện xuất hiện trong tâm của vòng tròn.
+ Những màu trung tính: Không phải mọi sắc tố đều chứa màu sắc có thể dễ nhận thấy. Một sắc màu như đen, trắng hoặc xám, thì không giống bất kỳ một màu sắc nào của quang phổ. Không có tính chất màu sắc nào được tìm thấy trong những màu đó; chúng được gọi là tiêu sắc. Chúng chỉ khác biệt trong tính chất ánh sáng mà chúng phản ánh. Vì chúng ta không thể phân biệt được bất kỳ một màu nào trong đen, trắng và xám, nên chúng được gọi là những màu trung tính. Những màu trung tính đó thực sự phản ánh những lượng bước sáng khác nhau trong một tia sáng.
Một màu trung tính là màu trắng có thể được xem là sự hiện diện của tất cả các màu sắc, vì nó xuất hiện khi một bề mặt phản chiếu toàn bộ các bước sóng màu cùng một mức độ.
Màu đen thì thông thường được gọi là sự vắng bóng của màu sắc vì nó là điều xảy ra khi một bề mặt hấp thu mọi tia màu tương đương nhau và không phản chiếu một tia nào.
Màu đen tuyệt đối là thứ màu hiếm khi ta được trải nghiệm, ngoại trừ ở nơi như những căn hầm tối đen. Tuy vậy, phần lớn các màu đen đều chứa đựng chút ít dấu vết của màu sắc phản ánh, tuy không đáng kể.
Biểu đồ này cho thấy ba phẩm chất có tính vật lý của màu sắc. Chúng ta có thể trông thấy mọi biến đổi của màu sắc như trong một vật rắn ba - chiều (một hình nón đôi). Khi những màu sắc chuyển động quanh vật rắn này, chúng chuyển màu. Khi những chuyển màu đó tiến lên phía trên hoặc xuống phía dưới vật rắn, chúng thay đổi sắc độ. Khi mọi màu sắc ở phía ngoài chuyển về tâm, chúng trở nên gần hơn những sắc độ trung hòa, và thế là có sự thay đổi cường độ.
Mọi màu xám đều là màu trắng không tinh khiết bởi chúng được tạo ra chỉ bởi một phần phản ánh của mọi sóng màu. Nếu lượng ánh sáng phản chiếu là lớn thì màu xám là sáng; Nếu lượng ánh sáng phản chiếu là nhỏ, thì màu xám là tối. Những màu trung tính được chỉ rõ bởi lượng ánh sáng phản ánh. Mặc dù màu sắc có liên quan đến lượng ánh sáng phản chiếu.
Một mô hình ba chiều minh họa ba đặc trưng chính của màu sắc
- Những phẩm chất vật lý của màu sắc:
Dẫu họa sĩ có sử dụng sơn dầu, thuốc nhuộm hay mực, thì mọi màu sắc được sử dụng phải được mô tả theo ba phẩm chất vật lý là: Màu sắc, sắc độ, cường độ.
+ Màu sắc: Màu sắc là tên dành để chỉ đặc điểm màu: đỏ, xanh, lục và v.v… mà thị giác đáp ứng trước mỗi dãy bước sóng trong ánh sáng có thể thấy được. Màu sắc chỉ định vị thế của một màu trong quang phổ hoặc trong bảng màu. Mọi màu sắc đều thực sự hiện diện trong nhiều biến đổi tinh tế khác nhau. Tuy tất cả chúng đều tiếp tục mang những cái tên màu đơn giản. Chẳng hạn, nhiều màu đỏ có tính chất khác với màu đó có tính lý thuyết của quang phổ, tuy chúng ta nhận ra sắc đỏ trong tất cả chúng. Ngoài ra, sắc của màu có thể được thay đổi bằng cách thêm vào nó một sắc khác. Điều này thực sự thay đổi bước sóng của ánh sáng. Có vô số những bước sóng của ánh sáng. Có vô số những bước (biến thể) có thể được tạo ra bằng cách pha trộn bát kỳ hai màu nào, chẳng hạn màu vàng và lục. Tuy vậy, nhằm giữ tính trong sáng, các họa sĩ đều công nhận vị trí cố định (được xác định hoặc đặt tên) trên bảng màu gồm 12 bước.
+ Sắc độ: Bằng cách thêm vào màu đen hoặc màu trắng cho một màu sắc, ta có thể tạo được một tầm biến thiên rộng của sắc độ. Điều này cho thấy rằng màu có những đặc trưng khác với sắc. Là phẩm chất của màu, sắc độ của một màu có thể được phân biệt giữa cái sáng và tối của màu sắc hoặc từ tính chất của ánh sáng mà một màu phản ánh. Có thể có nhiều tầng bậc sắc độ giữa cái vẻ tối và sáng của bất kỳ một màu sắc nào. Khi một màu sắc được pha trộn với những biến đổi của màu trắng, thì những màu được tạo ra được gọi là sự nhuốm màu. Những chỗ đậm màu được tạo ra khi một màu được pha trộn với màu đen. Ta có thể tạo ra sự thay đổi sắc độ khi pha trộn sắc tố của một màu với sắc tố của một màu khác đậm hoặc nhạt hơn; sự pha trộn này cũng làm biến đổi màu sắc.
Quang phổ điện từ
Là một nguồn sáng hiệu năng nhất, mặt trời gửi bức xạ đến trái đất trong một chuỗi những sóng gọi là năng lượng điện từ. Điều này cũng tựa như liệng một viên sỏi lên mặt hồ. Những gợn sóng tỏa ra từ điểm đó và có thể đo được từ đỉnh gợn sóng này sang đỉnh gợn sóng kế tiếp. Tương tự như thế, những sóng xuất phát từ mặt trời nằm trong phạm vi từ những gợn khí quyển nhỏ - những tia gamma không đến 6 triệu tỉ tỉ của một inch (.000000000000006) đến những sóng radio dài 181/2dặm từ đỉnh đến đỉnh.
Những bước sóng mà mắt người có thể trông thấy chỉ nằm trong phạm vi hẹp của quang phổ điện từ này; đơn vị đo lường của chúng là “nanomét” (nm), một phần tỉ của mét từ đỉnh sang đỉnh. Bước sóng ngắn nhất mà mắt người có thể trông thấy là ánh sáng tím, đo được 400 nm. Những cảm giác về màu vàng, cam và đỏ được tỏ rõ như gợn sóng dài từ 600 đến 700 nm. Có trong tia nắng nhưng mắt người không thể trông thấy là những tia hồng ngoại (dưới những màu đỏ) và những tia cực tím (trên những màu tím).
Mỗi một màu đều phản ánh một lượng khác nhau cũng như một bước sóng khác nhau. Tuy vậy, nó có thể được làm tối hơn hoặc sáng hơn bình thường bằng cách thêm vào màu trắng hoặc đen, như đã nói trước đây, nhằm sử dụng một cách có hiệu quả, chúng ta cần phải am hiểu sắc độ thông thường của mỗi sắc màu. Sắc độ thông thường này có thể dễ dàng được nhận thấy khi các màu sắc trong bảng màu được đặt gần thang các sắc độ trung hòa từ đen đến trắng. Ở thang đo này (và trong bảng màu) mọi màu ở phía trên màu sáng trung bình đều được gọi là những màu sắc cao. Mọi màu ở phía dưới màu sáng trung bình thì được gọi là màu sắc thấp. Như đã nêu trước đây, một màu tím sắc thấp có thể được sáng lên bằng màu trắng. Sự điều chỉnh đó có thể làm tăng sắc độ của màu tím cho đên skhi nó tương ứng với mức sắc độ của màu xám với bất kỳ màu nào dọc theo mức thang trung hòa; màu tím có thể được làm cho có sắc độ tương đương với màu cam qua việc đối chiếu với thang đo màu xám. Tương tự như thế, một màu sắc cao như màu vàng chẳng thành một màu sắc thấp. Dẫu mức sắc độ đạt được là bằng cách nào chăng nữa, màu sắc có thể được sắc được sử dụng để tạo ra một mẫu sắc độ trong sự sắp xếp của tác phẩm. Một họa sĩ khôn ngoan có lần đã nói: “Màu sắc nhận được mọi vinh quang… nhưng sắc độ đã làm mọi việc! “Trong khi nhiều họa sĩ sử dụng màu sắc và sự bóng bẩy của nó theo trực quan thì những họa sĩ thấu suốt sự vật mới nhất mới là những người am hiểu và sử dụng màu sắc như một công cụ sáng tác.
Những sắc độ
Biểu đồ này cho thấy những sắc độ thông thường có liên quan đến những màu sắc ở cường độ tối đa của chúng (tinh khiết hoặc rực rỡ). Đường có nét gạch đồng nhất những màu sắc đó và những màu trung hòa ở vị trí của màu xám trung bình (50 phần trăm). Mọi màu và màu trung hòa ở phía trên con đường này là có màu sắc cao, và bất kỳ màu nào ở dưới đường này đều có màu sắc thấp. Những màu ấm được thấy cạnh màu vàng và màu đỏ, trong khi những màu lạnh thì thấy cạnh màu lục và màu xanh.
+ Cường độ: Phẩm chất thứ ba của màu sắc là cường độ (đôi khi gọi là sự bão hòa hoặc chroma). Từ này dùng để nói đến ánh sáng trong màu sắc. Cường độ là điều có thể nhận ra qua vẻ bề ngoài sáng hơn từ cùng một màu sắc mờ đục hơn. Điều đó có nghĩa là phân biệt một màu sắc có mức bão hòa, hay là màu tinh khiết nhất, là cái thực sự được tìm thấy trong quang phổ tạo ra bởi một tia sáng ngang qua một lăng kính. Tuy vậy, màu mà họa sĩ sử dụng thì gần giống với cái màu được gọi là có cường độ tối đa đó. Sự thuần khiết của các sóng ánh sáng phản ánh từ màu tạo ra những mức độ biến đổi trong sắc sáng hoặc mờ đục của màu. Chẳng hạn một sắc tố chỉ phản ánh trên những tia đỏ của ánh sáng là một màu đỏ rực, nhưng nếu có bất kỳ những tia xanh lục nào cùng được phản ánh, thì sự sáng rực của màu đỏ bị mờ đi hoặc trung hòa. Nếu những tia xanh lục và đỏ được hấp thu đồng đều như nhau bởi mặt phẳng phản chiếu thì hiệu quả đạt được là một màu xám trung tính. Hậu quả là, khi một màu mất cường độ của nó, thì nó có khuynh hướng tiến đến màu xám.
Có một số thách thức để thay đổi cường độ của màu sắc. Để gia tăng cường độ một màu, theo kỹ thuật cũ thì ta phải có một lớp sơn lót. Chẳng hạn, khi màu đỏ được sơn bên trên lớp sơn lót màu lục, thì bất kỳ một bước sóng nào cũng phải phản chiếu ra sau khi bị hấp thu bởi màu lục sơn lót khiến màu đỏ phản chiếu rực rỡ và tinh khiết hơn. Một cách thức khác là bố trí cạnh màu bổ sung của nó và như thế sẽ làm gia tăng cường độ màu.
Biểu đồ này minh họa cách thức các màu trung tính có thể được sử dụng để thay đổi cường độ của màu sắc. Khi màu trắng được thêm vào bởi màu đỏ sáng thì sắc độ trở nên sáng hơn, nhưng màu phát sinh thì có cường độ thấp. Cũng theo cách đó, việc thêm màu đen và màu đỏ tươi tạo ra một màu đỏ đen gần với thang trung hòa vì sự thay đổi của cường độ. Khi một màu xám trung tính được thêm vào quang phổ màu, thì cường độ bị hạ thấp, nhưng sắc độ thì không tăng cũng chẳng hạ thấp.
Những phương pháp thay đổi khác thì hạ thấp cường độ và đòi hỏi sự pha trộn các màu sắc. Điều này sẽ tự động hạ thấp cường độ của màu bị tác động. Minh họa sự biến đổi của một màu sắc (sắc tố) bằng cách thêm vào một màu trung tính (đen, trắng hoặc xám). Khi màu trắng được thêm vào cho bất kỳ màu nào thì màu đó sẽ có sắc độ nhạt hơn và nó cũng mất đi cường độ hoặc độ sáng. Cũng theo cách đó, khi màu đen được thêm vào một màu, thì cường độ màu suy giảm khi sắc tố tối đi. Chúng ta không thể thay đổi sắc độ mà không làm thay đổi cường độ, tuy hai phẩm chất đó không như nhau. Minh họa cũng cho thấy một sự thay đổi cường độ tạo ra bởi sự pha trộn màu (sắc tố) với một màu xám trung tính có cùng sắc độ. Sự pha trộn đạt được là một sự thay đổi trong cường độ mà không có sự thay đổi trong sắc độ. Màu sắc trở nên kém sáng hơn khi nhiều màu xám được thêm vào, nhưng nó trở nên nhạt hơn hoặc đậm hơn trong các sắc độ. Cách thức hữu hiệu nhất để thay đổi cường độ của bất kỳ màu sắc nào là thêm vào một màu sắc bổ sung. Pha trộn hai màu sắc đối nhau ở hai bảng màu, chẳng hạn như màu đỏ và màu lục, xanh và cam, hoặc vàng và tím, thì sẽ có kết quả là một hỗn hợp của ba màu cơ bản. Theo lý thuyết, khi những phần đồng đều của ba màu cơ bản được sử dụng, thì một màu đen được tạo ra để hấp thu mọi bước sóng và không thể cho bất kỳ một màu nào được phản chiếu. Tuy vậy, vì những tạp chất và khả năng hấp thụ mọi bước sóng, nên một màu xám trung tính được tạo ra. Trong xưởng vẽ, do yêu cầu họa sĩ đã có bổ sung một số màu, chẳng hạn xanh đến cam nên đã tạo ra những màu xám tốt đẹp hơn những màu khác. Ngoài ra, màu mực xám trong những biểu đồ này có thể tốt hơn và không có nét đặc trưng so với những biểu đồ này có thể tốt hơn và không có nét đặc trưng so với những kinh nghiệm của bạn.
Khi ba màu cơ bản được sử dụng để pha trộn một màu mới, thì một màu thứ ba được tạo ra và có đặc trưng là một sự trung hòa cường độ và màu sắc. Điều này xảy ra khi các màu bổ sung được pha trộn. Nếu sự pha trộn có tỷ lệ không đều, thì màu nổi trội sẽ tạo ra đặc trưng cho màu phát sinh. Tuy cường độ của màu sắc được trung hòa bởi những mức độ khác nhau cảu lượng màu bổ sung được sử dụng, những màu đạt được có một sự sinh động của đặc trưng không hề có khi một màu sắc bị trung hòa bởi một sắc tố xám. Trong thang độ trung hòa hóa từ một màu sắc đến màu bổ sung của nó, bạn có thể nhận ra hàng trăm màu thứ ba. Chúng cho thấy những bước gia tăng nơi sự thay đổi của một màu, từ khi được tạo ra bằng cách thêm vào càng lúc càng nhiều hơn màu bổ sung của nó cho đến khi xuất hiện sự trung hòa hoàn toàn. Những màu thứ ba có thể được tạo ra bằng cách pha trộn hai màu phụ (không như nhau) cùng có một màu sắc chung. Chẳng hạn, màu vàng – cam và màu đỏ - tím đều có chung nguồn gốc là màu đỏ. Chúng sẽ có cùng đặc trưng và vẻ bề ngoài như những màu được tạo ra bởi sự trung hòa hóa của một màu bởi màu phụ của nó. Ở bảng màu, những màu thứ ba của cùng mức độ trung hòa tạo ra những vòng bên trong và có vẻ như là những màu nâu (những màu cam được trung hòa), những màu ôliu (những màu lục được trung hòa), và v.v… đặc trưng của chúng là sự mất đi cường độ và trung hòa màu sắc. Ta không tìm thấy chúng ở vòng ngoài với những màu phụ và màu trung gian.
Biểu đồ này cho thấy sự thay đổi của cường độ bằng cách thêm một lượng nhỏ màu lục vào màu đỏ, thì sẽ tạo ra màu xám đỏ. Cũng theo cách đó, một lượng nhỏ màu đỏ thêm vào màu lục thì cho ra màu xám lục. Khi hai màu đều cân bằng (không nhất thiết phải có lượng tương đương) thì sự pha trộn chúng sẽ cho ra một màu xám trung hòa.
Sự trung hòa này cũng xuất hiện khi bất kỳ một tập hợp nào được pha trộn có chứa ba màu cơ bản. Chẳng hạn, vàng cam (V + V, Đ), và vàng lục (V + V, X), cộng với đỏ - tím (Đ + Đ, X) thì như thế là pha trộn bốn màu vàng với ba màu đỏ và hai màu xanh – cho ra một màu tím đỏ. Ở đây sự trung hòa đạt được có một vẻ ửng đỏ.
Ngoài ra, một điểm phải được nêu lên đó là thật khó để thay đổi cường độ của một màu sắc (bằng cách thêm vào một ít màu phụ của nó) mà không làm thay đổi sắc độ của nó. Một lượng nhỏ màu xanh lục (sắc độ nhạt hơn) được thêm vào màu đỏ (sắc độ đậm hơn), đưa đến kết quả là sự mất cường độ và độ sáng của màu đỏ đã được trung hòa. Ngược lại, khi một lượng nhỏ màu đó (sắc độ đậm hơn) được thêm vào màu lục (sắc độ nhạt hơn) thì màu lục mất đi một số cường độ của nó và đậm hơn trong sắc độ. Quan hệ lưỡng tính tác động đến sự thay đổi cường độ và sắc độ này, có lẽ được dễ dàng trông thấy với màu vàng và màu tím. Điều đó xảy ra với mọi cặp màu bổ sung ngoại trừ một cặp vàng là: vàng – cam và xanh – lục. Đó là màu bổ sung duy nhất có thể được sử dụng để hạ thấp cường độ của mỗi màu khác mà không thay đổi tầm mức sắc độ. Sở dĩ điều này xảy ra là vì trên lý thuyết, chúng bắt đầu ở một tầm mức sắc độ - máu xám trung bình.
>>> Khái niệm về lịch sử màu sắc (Phần 1)
>>> Màu sắc trong tranh Hàng Trống
>>> Phân tích màu sắc trong tranh