Màu sắc trong hội họa phương Tây
1. Màu sắc trong tranh Phục Hưng – hội họa truyền thống tả thực:
Trong suốt hơn một nghìn năm chìm trong đêm trường Trung cổ (khoảng năm 350 cho tới năm 1453), toàn bộ châu Âu như bị bao trùm bởi một bóng đen kìm hãm sự phát triển về nhiều mặt, trong đó có nghệ thuật. Nghệ thuật chỉ hoàn toán phục vụ Nhà thờ. Với văn học, hết thảy những trường ca kể lại cuộc chiến đấu chống lại quỷ cám dỗ hoặc chiến đấu vì nhà vua. Kiến trúc tôn giáo phát triển mang phong cách Roman nặng nền biểu hiện uy quyền to lớn của Chúa, sau đó là phong cách Gothic nhẹ nhàng hơn với xu thế vươn lên cao hướng tới Thiên đường. Hội họa không có giá trị riêng, nó phụ thuộc hoàn toàn vào kiến trúc vì chỉ được sử dụng với mục đích trang trí nhà thờ và minh họa các tích trong Thánh Kinh… Chỉ tới khi người Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện cuộc tấn công (1453), Constantinople thất thủ, các học giả Hy Lạp từ Byzantine chạy nạn sang Tây Âu đã mang theo các tác phẩm nghệ thuật và triết học Hy Lạp cổ đại khiến châu Âu hết sức kinh ngạc. Từ đó dấy trong tầng lớp trí thức và nghệ sĩ Châu Âu khát khao tìm kiếm các giá trị cũ rực rỡ, sáng tạo những giá trị mới. Một thời kỳ mới của nghệ thuật được mở ra. Người ta gọi đó là thời kỳ văn nghệ Phục Hưng Châu Âu.
Thời kỳ này, hội họa thu nhận bộ khung khoa học thấu thị và giải phẫu làm cho trình độ tả thực tái hiện khách quan chưa từng có. Từ thế kỷ XV người ta đã phát hiện ra sơn dầu. Để vẽ những vật có sự chuyển biến về khối các tác giả thường lấy màu pha với màu đen để tạo ra bóng tối. Sự chuyển biến đậm nhạt bằng cách pha các màu với màu đen làm cho các họa sỹ diễn tả rất tinh tế trong phong cảnh cũng như khi vẽ người. Bản chất của sơn dầu là đục nên khi pha với màu đen nó thường tạo nên hòa sắc trầm ấm. Vì vậy trong các tác phẩm hội họa cổ điển ánh sáng rất sâu, hình ảnh của mọi vật có khối tích được nghiên cứu rất kỹ. Tác phẩm của họa sĩ Hà Lan Rembrandt (1606-1669) vẽ nàng Daniel nằm trên giường có trải ga trắng, xung quanh căn phòng và giường được chạm nổi rất tinh tế và sâu sắc. Họa sỹ đã diễn đạt rất thành công và sống động cái ánh sắc của vàng tràn ngập trong căn phòng. Cách thức pha trộn màu với màu đen đã tạo ra hòa sắc ở trong tranh tuy tinh tế nhưng làm cho người xem vẫn có cảm giác khô chặt. Họa sỹ Paul Rubens ngày đó được coi là người thiên về lối vẽ mạnh, dùng màu tương phản rực rỡ.
Tranh sơn dầu của Rembrandt
Tranh sơn dầu của Declcaroix
Phải công bằng mà thấy toàn bộ hệ thống tranh cổ điển và thời kỳ Phục Hưng tuy được diễn tả hết sức tinh tế nhưng vẫn gây cho người xem những cảm giác nặng nề do cách vẽ nhằm chủ yếu diễn đạt khối, bóng tối – ánh sáng.
2. Màu sắc trong hội họa Ấn tượng:
Bản chất của nghệ thuật luôn phát triển và không ngừng được tìm tòi khám phá. Mỗi tác giả đều chú trọng tới yếu tố của ngôn ngữ tạo hình như đường, nét, hình mảng để làm phương tiện biểu hiện tạo ra sự đa dạng cho tác phẩm nghệ thuật, có lúc thiên về diễn tả sáng tối, có lúc thiên về diễn tả sáng tối, có lúc chú trọng về hình thể, không có tác giả nào xem nhẹ màu sắc, bởi khả năng biểu hiện của ánh sáng bóng tối, không gian, thời gian, vật chất… tất cả đều liên quan đến sức biểu hiện của màu sắc. Nhưng sức mạnh to lớn của màu sắc chính là biểu hiện thế giới nội tâm của con người.
Hội họa Ấn tượng ra đời và nó đã đánh dấu một bước ngoặt mới mở đường cho sự hình thành các khuynh hướng tạo hình thế kỷ XX. Màu sắc trong tranh là những hệ quả tất yếu của hiện tượng phản xạ và khúc xạ anh sáng. Họ đã viết vận dụng một cách linh hoạt những lý thuyết cơ bản về quang học. Các họa sĩ giải thích: Mỗi chất liệu cho thấy một màu nhất định nhưng vật thể vừa bị nhuốm bởi màu của ánh sáng lại vừa chịu ảnh hưởng các màu của vật thể khác, kể cả màu của nền trời. Họ còn nắm được quy luật bổ túc của các màu. Để tả phần sáng ít dùng trắng mà thay vào đấy bằng màu vàng nhạt hoặc da cam, do vậy các bóng tối thường bị nhuốm lam, nhuốm chàm. Vì màu trắng được dùng hạn chế nên màu tương phản là đen cũng ít được dùng, thậm chí không có trong bảng màu. Màu sắc của tranh Van Gogh trong trẻo dến lạ lẫm, ông nhìn sự vật, miêu tả sự vật bằng các màu táo bạo và độc đáo, đặc biệt là màu xanh coban.
Tranh sơn dầu Hoa Diên Vĩ (Van Gogh)
Có thể khẳng định rằng chủ nghĩa Ấn tượng ra đời đã làm cho bảng màu của nghệ thuật hội họa được bổ sung và thay đổi. Phần lớn các họa sĩ Ấn tượng dùng màu nguyên chất xóa bỏ các màu trung gian như trắng, đen. Thậm chí trong bóng tối cũng không dùng màu đen. Màu sắc trong tranh Ấn tượng được vẽ trực họa của ánh sáng ngoài trời nên rất tươi tắn, lung linh, huyền ảo mang đậm hơi thở cuộc sống. Thật tình cờ, vì quên màu đen mà họ đã thay đổi quan niệm và cách vẽ màu. Nhưng điều quan trọng hơn cả là họ đã khai mở một hướng đi mới, một quan niệm mới, chậm ngòi dẫn dắt cho sự phát triển các xu hướng hội họa Modec và hậu sau này.
3. Màu sắc trong hội họa Dã thú:
Vào năm 1905, những bức họa của Henri Matisse, Camoin, Marquet, đã gây sốc lớn đối với những con mắt đang nô nê chủ nghĩa Ấn tượng. Không biết một trường phái của hội họa đã ra đời. Những con thú mê đắm và đẹp ghê gớm của cánh rừng hoang dại đầy bí ẩn đánh thức bản năng săn mồi, phấn khích bởi những cơn cuồng nộ và chiếm đoạt.
Tranh sơn dầu Âm nhạc – Henri Matisse
Thế giới trong tranh Dã thú được tạo lập như trong cơn kịch phát dữ dội của núi lửa phun trào nham thạch phát sáng và tỏa nhiệt. Màu sắc được hoán vị thể hiện sinh động. Không giống với Ấn tượng, các họa sĩ Dã thú thật công bằng với màu sắc kể cả màu trắng hay đen miễn là nói được chính khát khao ước muốn sáng tạo.
4. Màu sắc trong hội họa Siêu thực:
Mỗi một khuynh hướng đều có những đóng góp, những tiếng nói riêng, cách thức thể hiện và xu thế màu riêng. Ví như chủ nghĩa Siêu thực xuất hiện đầu thế kỷ XX kéo dài sau chiến tranh thế giới lần I. Nói nổi lên nhằm chống lại tất cả những luật lệ về hình thể, những quy ước lôgic và đạo đức xã hội. Mục đích chính của phong trào Siêu thực là “giải quyết tình trạng mâu thuẫn tồn tại giữa mộng và thực” đưa nó tới một thực tế tuyệt đối: “trạng thái siêu thực”. Tiêu biểu cho thời kỳ này là các họa sĩ: Salvador Dalí, Paul Klee. Vì đi sâu miêu tả trạng thái cảm xúc không thực tại nên cách dùng màu của Siêu thực là sự thừa hưởng của hội họa trước đó. Không tuyệt đối hóa ánh sáng như ở Ấn tượng, không “lười nhác” bóp màu từ ngay trong tuýp vẽ như Dã thú cũng không chuẩn mực hóa ánh sáng và thâm diễn như Cổ điển. Có thể nói với Siêu thực thì màu sắc, ánh sáng chỉ là phương tiện để chuyển tải cái mơ, cái siêu hình trong tâm tưởng vốn đầy hoài bão của các họa sĩ mà thôi.
5. Màu sắc trong hội họa Trừu tượng:
Khoảng những năm 1910-1914, một số họa sĩ không chấp nhận việc thờ ơ với vật chất thực tại để tiến hành thực hiện hóa tư duy lý tưởng đã vẽ tranh bằng các đường hình học cơ bản. Phát huy khả năng tối ưu của đường nét, màu sắc, hình khối để tạo nên cái chung có trật tựu và chuyển đến đến các giác quan sự nhạy cảm hoặc sự suy nghĩ về những ý tưởng. Hội họa Trừu tượng ra đời như vậy. Nghệ thuật Trừu tượng có đặc tính tách biệt đến mức lạc lõng các yếu tố hoặc các ý tưởng riêng biệt của nghệ sĩ. Chính vì vậy người ta thấy nghệ thuật Trừu tượng thật khó hiểu, không nhằm thể hiện những gì mọi người dễ nhận thấy. Màu sắc trong tranh cũng thật đa dạng bởi khi không còn phụ thuộc vào hình thể thì tính biểu đạt của màu mới thực sự được phát huy và đem lại giá trị đích thực.
Tranh sơn dầu “In Blue” của Wassily Kandinsky
>>> Màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ
>>> Màu sắc trong tranh Hàng Trống
>>> Phân tích màu sắc trong tranh