Màu sắc trong thiết kế nội ngoại thất
Nghệ thuật thiết kế nội thất là nghệ thuật thiết kế môi trường. Nó là nghệ thuật thiết kế không gian sống nhằm bảo đảm liên kết tốt với các đặc điểm của kiến trúc, với công năng căn nhà, với không gian sử dụng chung cho đến cục bộ, với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của khu vực, với đặc điểm về dân tộc, tôn giáo, tập quán, cá tính người ở…
Nó gắn liền với nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật, thẩm mỹ thị giác…
1. Sự phối hợp cơ bản của 3 phía:
Về mặt cơ bản, thì để chọn màu sắc chung của căn nhà trước tiên cần có sự phối hợp giữa 4 phía:
- Thứ nhất: Nhà Thiết kế kiến trúc;
- Thứ hai: Nhà Thiết kế nội thất;
- Thứ ba: Chủ nhân trực tiếp sử dụng căn nhà (với đầy đủ các đặc điểm riêng);
- Thứ tư: Thời tiết, khí hậu.
2. Màu sắc, chất liệu ánh sáng:
Màu sắc trong trang trí nội thất là hiệu quả tổng hợp của nhiều yếu tố được sử dụng trong xây dựng và trang trí. Điều vô cùng quan trọng trong thiết kế kiến trúc là sự thông thoáng trong nội thất từ việc lưu thông của gió, của việc đi lại và sự tác động của ánh sáng thiên nhiên vào môi trường không gian nội thất. Trong kiến trúc và thiết kế nội thất thì sự sử dụng ánh sáng thiên nhiên và ánh sáng nhân tạo cũng rất quan trọng.
Như vậy, xét về tổng quan thì màu sắc trong thiết kế nội thất bao gồm những loại màu sau:
- Màu của bản thân chất liệu, vật liệu dùng để xây dựng và trang trí;
- Màu của ánh sáng thiên nhiên và nhân tạo và điều cực kỳ quan trọng là: “không có ánh sáng thì chúng ta không thấy màu sắc”.
- Màu của các loại sơn nhân tạo dùng để bao phủ, sơn phết, tô điểm cho công trình.
Như vậy, khi sử dụng chúng ta cũng phải nghiên cứu để phối hợp chất liệu, màu của chất liệu (xi măng, sỏi, đá, đất nung, gốm, men, sứ, kim loại, gỗ, nhựa, thủy tinh, nước, cây cỏ, hoa lá…), màu của các loại ánh sáng (thiên nhiên, nhân tạo), các loại sơn có màu phối hợp ánh sáng…
3. Những yếu tố cơ bản trong việc sử dụng màu sắc:
Ngoài 3 yếu tố nói trên thì việc chọn màu sắc cho căn nhà, căn phòng còn là hiệu quả tất yếu về chủ quan hoặc khách quan của nhiều yếu tố sau đây:
* Đặc điểm của phong cách, quy mô kiến trúc: cổ điển, hiện đại… Có những phong cách kiến trúc đòi hỏi phải sử dụng những loại chất liệu xây dựng, chất liệu kiến trúc, phong cách trang trí riêng biệt không thể khác được. Mỗi chất liệu có màu sắc riêng và những chất liệu phụ trợ cũng có màu sắc riêng.
Thí dụ nhà được xây dựng thiết kế theo kiểu nhà rường, toàn bằng gỗ, nhà được thiết kế kiến trúc theo phong cách cổ điển: Gothique hay Baroque… Khi sử dụng những chất liệu chủ đạo hay phong cách chủ đạo sẽ kéo theo những chất liệu phụ thuộc mang tính bắt buộc.
Về đặc trưng của phong cách thiết kế cũng như quy định một số gam màu cố định. Nếu đổi thì sao vào chủ nghĩa lai căng.
Thí dụ nếu trang trí theo phong cách của chủ nghĩa tối giản (Minimalism) thì chỉ có vài ba gam màu:
- Trắng, Đen phối với màu Cam, màu của inox, màu của pha lê trắng trong, màu của ánh sáng thiên nhiên hay nhân tạo.
- Trắng, Đen phối với màu Xanh lá, màu của inox, màu của pha lê trắng trong, màu của ánh sáng thiên nhiên hay nhân tạo.
- Trắng, Đen phối với màu Xám, màu của inox, màu của pha lê trắng trong, màu của ánh sáng thiên nhiên hay nhân tạo.
Về quy mô cũng đưa đến giải pháp sử dụng màu, sắc. Nhà rộng, nhà hẹp; nhà cao, nhà thấp… Khi ấy vấn đề ảo giác do màu sắc tạo ra được quan tâm: ảo giác rộng hơn, ảo giác hẹp hơn, ảo giác cao lên, ảo giác thấp xuống…
* Đặc điểm của thời tiết, khí hậu trong khu vực:
Trường hợp này ngoài các đặc điểm nói trên thì việc chọn lựa, sử dụng màu sắc còn tùy thuộc vào mục đích gây ảo giác để chống chọi với những đặc điểm khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu xung quanh ngôi nhà:
- Gây ảo giác về ấm cúng (chống với khu vực hàn đới, ôn đới)…
- Gây ảo giác về mát mẻ (chống với khu vực nhiệt đới, sa mạc)…
* Đặc điểm của việc ứng dụng quy luật phong thủy:
Phong thủy là một dạng khoa học riêng của Trung Quốc gắn liền với thuyết Ngũ hành tương sinh tương khắc, nó gắn liền với các thuyết Tử vi… ứng dụng trong việc xem tuổi tác, hướng nhà cửa, điền trạch, xây dựng, trang trí nội ngoại thất…
Quan niệm này từ lâu… vốn đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc xây dựng, đời sống của nhiều dân tộc trong phạm vi châu Á, trong đó có Việt Nam.
Trong quá khứ, việc xây dựng các Cung điện của các Vua chúa Việt Nam xưa cũng ứng dụng những quy luật này.
Ngày nay, mặc dù ở thế kỷ 21, nhưng cũng có rất nhiều người vẫn tin và áp dụng những kiến thức về phong thủy trong kiến trúc, xây dựng, trang trí nội thất.
Sau đây là cách nhận diện các màu sắc trong Ngũ hành:
- Màu sắc của Mộc: Xanh, Lục
- Màu sắc của Hỏa: Đỏ, Cam, Tím
- Màu sắc của Thổ: Vàng, Nâu
- Màu sắc của Kim: Trắng, Vàng, Bạc
- Màu sắc của Thủy: Đen, Xám, Lam/
Về ý nghĩa sâu xa của các màu sắc trong Ngũ hành được lý giải như sau:
- Màu Xanh (Mộc) ngụ ý luôn vui vẻ, hòa thuận;
- Màu Đỏ (Hỏa) ngụ ý hạnh phúc, vui vẻ;
- Màu Vàng (Thổ) ngụ ý sức mạnh, giàu có;
- Màu Trắng (Kim) ngụ ý bi ai, vắng vẻ;
- Màu Đen (Thủy) ngụ ý phá hoại, trầm tĩnh.
Mỗi người sinh ra theo giờ khắc, ngày tháng, năm khác nhau. Mỗi năm tương ứng với một con giáp (trong 12 con giáp) và sinh mệnh của mỗi người tốt hay xấu cũng dựa vào yếu tố này. Theo cách nói của dân gian, có thể dùng bảng dưới đây để biểu thị màu sắc cát tường theo tuổi của mỗi người theo mười hai con giáp.
Và tùy theo tuổi, mỗi người hợp với một số màu sắc nào đó hoặc ngược lại. Bảng màu sắc biểu hiện sự cát tường theo 12 con giáp:
Khổng Minh nói rằng: Phong thủy của một ngôi nhà thì phòng khách là quan trọng và huyền quan tuy không đập vào mắt nhưng lại có tác dụng vô cùng vi diệu. Màu sắc của huyền quan quá nhạt, gia đình trông buồn tẻ, vắng lặng, gia đạo cũng sẽ tiêu điều hoặc nhạt nhẽo; màu sắc của huyền quan quá đậm, phong thủy phòng khách sẽ bị đè nén, làm dòng khí ứ đọng, vận đạo tắc nghẽn. Màu sắc huyền quan chú trọng trên nhạt dưới sậm, phần trên gần trần nhà nên nhạt, phần dưới kề.
Bảng màu sắc cát tường của tứ chính trong phòng khách:
Bảng màu sắc cát tường của tứ ngẫu trong phòng khách:
Màu sắc của trần nhà trong phòng khách nên nhạt, không nên quá sậm. Trần nhà màu nhạt mang lại cảm giác của trời xanh mây trắng, khiến người ta tập trung tinh thần, hăng hái phấn khích, chí lớn vươn cao. Nếu màu sắc quá sậm và u ám sẽ có cảm giác đất trời nghiêng ngả, tăm tối mịt mờ.
Sàn phòng khách nên có màu sậm và trầm lắng. Như thế mới vững vàng, trang nghiêm, nền tảng gia đạo mới vững chắc như bàn thạch.
Bảng màu sắc cát tường của tường chính phòng ngủ:
Trong phòng ngủ, màu sắc trần và nền nên phối hợp với mái tường nhà, đồng thời chú ý đến nguyên tắc “trên nhẹ dưới nặng” để luôn.
Màu cửa sổ nên phối hợp với phương vị, xin xem bảng dưới:
* Đặc điểm riêng của chủ nhân sử dụng:
Mỗi cá nhân con người đều có quá trình lịch sử về hình thành do đó họ có những đặc điểm về tâm sinh lý khác nhau… Mà mỗi cá tính sẽ nảy sinh ra thị hiếu sử dụng màu sắc khác nhau.
Cá tính, cái riêng của mỗi người thường lệ thuộc vào gen di truyền, truyền thống giáo dục, sức khỏe (thể xác lẫn tinh thần), phái tính, lứa tuổi, tôn giáo, tập quán, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, trình độ thẩm mỹ…
Như đã nói ở trên, nếu để chọn màu cho hợp tuổi của mỗi cá nhân người ta còn quan tâm đến luật về phong thủy như phần nêu trên.
Tuy nhiên, trên thực tế, đại đa số, mỗi người thường tùy vào sở thích mà chọn màu theo kiểu riêng của mình. Tuy nhiên, nếu vì quá chủ quan, cố chấp, coi thường những nhà chuyên môn thì chắc chắn hiệu quả thẩm mỹ khó đạt.
4. Sử dụng màu sắc vì mục đích gây ấn tượng:
Ngoài những yếu tố nêu ở trên thì việc chọn lựa sử dụng, phối hợp màu sắc còn vì mục đích gây các ấn tượng sau đây:
- Gây cảm giác về sự sang trọng, sự thanh lịch (nên dùng màu tương đồng có sắc độ thật nhạt, có cường độ yếu, sự tương phản tối thiểu…).
- Gây cảm giác về sự lộng lẫy, rực rỡ (thường là gam màu trắng, vàng kem, nhũ vàng, nhũ bạc có khi dùng màu vàng tươi và một ít màu có cường độ hơi mạnh, có khi dát vàng, dát bạc).
- Gây cảm giác về mộc mạc, thanh bạch (màu đơn sắc, ít màu, gợi sự cũ kỹ…)…
- Gây cảm giác về sự uy nghiêm nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng (màu của nhà thờ Công giáo)…
- Gây cảm giác về sự uy nghiêm nhưng trầm mặc, sâu lắng… (màu của Chùa chiền Phật giáo)…
- Gây cảm giác về sự cổ kính, xa xưa, dãi dầu sương gió (trong việc phục chế các di sản văn hóa cỗ…)…
- Gây cảm giác về các thời đại, triều đại lịch sử xa xưa (trong thiết kế điện ảnh, sân khấu khi phải dàn dựng, tái dựng những đền đài của những triều đại xa xưa…)…
- Gây cảm giác về sự huyền ảo, kinh dị, ma quái, ghê khiếp… (phim kinh dị, phim ma, khu 12 tầng địa ngục trong Khu vui chơi…)…
Tóm lại, Nghệ thuật thiết kế nội thất là một phần của thiết kế môi trường. Cuộc sống của xã hội loài người không thể tách rời khỏi ánh sáng và màu sắc.
>>> Màu sắc trong tranh Hàng Trống
>>> Phân tích màu sắc trong tranh
>>> Sự tương quan giữa các màu sắc