Đại học Mỹ thuật công nghiệp

Phong cách đường nét và đồ họa (P.1)

Sự hiện diện của ánh sáng và bóng mờ không phải là nhân tố quyết định đối với tính chất hình họa của một bức tranh. Nghệ thuật đường nét muốn thể hiện hình ảnh và không gian cũng cần ánh sáng và bóng mờ để đạt được ấn tương tạo hình. Nhưng đường nét cố định được xem như ranh giới thì có giá trị ưu việt hơn hoặc tương đương (với ánh sáng và bóng mờ).

Phong cách đường nét và đồ họa (P.2)

Nếu phân tích những nét vẽ người mẫu, những bản vẽ của thời trước đó cũng được xem là sản phẩm của nghệ thuật đường nét, vì ở chúng đường bóng mờ được giử lại rất rõ ràng. Đường viền được vẽ thành đường tròn đều đặn, rõ rệt, và mỗi nét vẽ được xem như là một đường viền đẹp và nó lại kết hợp đẹp với những đường khác.

Tạo hình xé – cắt dán

Tạo hình xé – cắt dán là một loại hình nghệ thuật ra đời khá sớm và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Chúng ta có thể thấy có nhiều thể loại xé – cắt dán từ thông thường phục vụ trong đời sống như: quạt giấy, diều, mặt nạ, ông phỗng, con thú… đến những đồ hàng mã cũng khá phong phú như: ngai, mũ, long bào, hài, các vật dụng và con vật đi kèm… cho đến những vật phẩm cao hơn như các đồ trang trí mỹ nghệ, con giống, người, tiến sỹ giấy… trong các nhu cầu sinh hoạt đời sống như đám cưới, ngày lễ tết, đình đám.. cho đến những tranh mang yếu tố nghệ thuật, được đầu tư và sáng tác mang ý tưởng, nội dung sâu sắc.

Nặn cơ bản

Nặn là một phần cơ bản của nghệ thuật điêu khắc nói riêng và trong nghệ thuật tạo hình nói chung, có đặc thù là diễn tả không gian thực ba chiều và không gian hai chiều trên mặt phẳng. Ngôn ngữ chính để biểu đạt loại hình này là khối. Khối trong không gian thực được gọi là tượng và khối trên mặt phẳng được gọi là phù điêu. Ngoài ra, để thưởng thức một sản phẩm về nặn, người ta có thể cảm nhận được bằng mắt và bằng tay, vì thế trong nghệ thuật, nặn vừa được gọi là loại hình nghệ thuật thị giác vừa được gọi là nghệ thuật xúc giác.

Chữ mỹ thuật

Chữ viết biểu hiện nền văn minh của một dân tộc, một thời đại. Từ thời nguyên thủy, khi loài người chưa có tiếng nói, do nhu cầu giao lưu tình cảm, nhu cầu thông tin và các nhu cầu khác của cuộc sống mà nảy sinh ra một hệ thống các ký hiệu. Dần dần các ký hiệu này biến đổi thành chữ viết và các con số. Trải qua nhiều thế kỷ với các thời kỳ lịch sử phát triển, chữ viết được hoàn thiện dần dần. Cho đến ngày nay, chữ viết vô cùng phong phú, đa dạng, ngày càng hoàn thiện, phát triển và cải tiến không ngừng. Chữ chính là một hình thái mỹ thuật biểu hiện trên mọi mặt của đời sống, nó là phương tiện, thông tin trong cộng đồng loài người ở mọi dân tộc, mọi thời đại.

Bài vẽ trang trí (Phần 1)

Cách điệu là quá trình chuyển hóa các đối tượng ở tự nhiên sang một hình thức mới sao cho gọn hơn, súc tích hơn, ấn tượng hơn. Hoặc có thể hiểu bằng nhiều cách khác nhau như: từ một đối tượng thật phải trải qua một trong những cách rút gọn sau: khái quát hóa, đơn giản hóa, cách điệu hóa, cường điệu hóa, biểu trưng hóa. Hay trải qua 4 bước: nghiên cứu cấu trúc vật thể trong tự nhiên, gạn lọc, bổ sung, cấu trúc lại.

Bài vẽ trang trí (Phần 2)

Trong trang trí, bố cục là sự sắp xếp các ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình như: đường nét, hình mảng, màu sắc sao cho gây được hiệu quả cao nhất đối với chủ đề của sản phẩm. Các phương tiện của bố cục tự bản thân nó không có giá trị gì hết: đường cong, đường thẳng, màu xanh, màu vàng …., chỉ xác định được ý nghĩa trong một mối quan hệ nào đó do bố cục sắp đặt vị trí của chúng tạo ra nhằm biểu hiện một chủ đề nào đó.

Vẽ tranh (Phần 1)

Tranh vẽ nói chung hay còn gọi là hội họa, là ngành nghệ thuật tạo hình phong phú, hấp dẫn và rộng lớn. Tranh phản ánh nhiều mặt về thế giới tự nhiên, về quá khứ, tương lai và xã hội đương thời của cuộc sống con người. Tranh là một thể loại của nghệ thuật thị giác mà thực chất là những hiệu quả ảo giác được tạo ra trên mặt phẳng hai chiều do thủ pháp phối hợp đường nét, màu sắc, sắc độ… của người sáng tạo, làm cho mọi thứ hiện ra như những thực thể sinh động.

Vẽ tranh (Phần 2)

Tranh có thể vẽ theo lối tả thực, tức là thể loại tranh phong cảnh theo luật xa gần, ánh sáng một chiều – diễn tả sáng tối giống như thực, màu sắc sát với thực tế. Cách diễn tả này đòi hỏi người vẽ phải nắm chắc được luật xa gần và hướng chiếu sáng theo quy luật mặt trời. Vì ánh sáng mặt trời vào buổi sáng, trưa, chiều đều thay đổi rất nhiều bằng sắc độ màu. Dựa trên quy luật này ta thấy thời điểm để vẽ tranh phong cảnh cũng rất quan trọng, giúp người xem biết được tranh vẽ vào thời điểm nào trong ngày và ở địa danh nào.

Tranh BC nhân vật (tranh đề tài sinh hoạt)

Tranh bố cục nhân vật còn gọi là tranh sinh hoạt, loại tranh này diễn tả người là chính, vì người giữ vai trò chủ yếu, cảnh ở đây rất ít, có thể là các đồ dùng sinh hoạt và phong cảnh, cây, nhà. Ở thể loại tranh này, đề tài để diễn tả rất phong phú.

Tranh chân dung

Tranh chân dung là thể loại khá độc đáo của hội họa, đã có lịch sử từ thời cổ đại và cho đến ngày nay vẫn luôn là một thể loại tương đối khó. Loại tranh này có thể vẽ một người hoặc nhiều người, nhưng điều quan trọng nhất là cần lột tả được những đặc điểm về tính cách, về trạng thái, về tác phong và cả thời đại của nhân vật.

Không gian – Nét và chuyển động của nét

Nét sinh ra trước hết do sự quy không gian nhiều chiều lên một mặt phẳng. Con mắt người nguyên thủy, con mắt trẻ em có lẽ đã bắt đầu nhận biết không gian và sự vật xung quanh mình bằng cách này. Con người nguyên thủy đã trừu tượng hóa mọi vật nhìn thấy lên một mặt phẳng. Mặt phẳng lớn nhất, tự nhiên nhất đối với họ có lẽ là bầu trời, một cánh đồng và mặt nước. Trên nền trời in rõ hình cây, thế núi, bóng người. Trên mặt nước mọi vật: trăng, sao, núi, cây và hoa cỏ như đã soi xuống đó.

Vật lý có thể đo lường nghệ thuật?

Mặc dù biết rằng các nhà khoa học luôn nhìn vào thế giới nghệ thuật với quan điểm khác biệt nhưng không ai ngờ, họ đã tìm ra một cách mới để đo lường được cả sự tiến hóa của hội họa trong vòng 10 thế kỷ, trong đó có cả sự tương tác của các trào lưu nghệ thuật.

Giấy dó lụa

Giấy dó loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây dó (như dó giấy, dó liệt...), theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ ở một số làng nghề ở Việt Nam. Giấy dó được dùng cho vẽ tranh trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là để làm giấy điệp cho tranh Đông Hồ, hay lưu giữ các tài liệu, nhờ vào nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là độ bền theo thời gian.

Màu vàng trong hội họa

Nghệ thuật tạo hình là một loại hình nghệ thuật của thị giác đặc trưng của sự biểu hiện không gian trên mặt phẳng và được diễn đạt bằng màu sắc, đường nét, hình thể, người nghệ sỹ phải biết tư duy sáng tạo làm thế nào để trên mặt phẳng hữu hạn đó, có thể thể hiện được cái vô hạn của tình cảm, tâm hồn, trí tuệ.

0976984729