Đại học Mỹ thuật công nghiệp

Giới thiệu về trường Đại học MTCN

Trường Đại Học Mỹ Thuật công nghiệp là nơi đào tạo họa sĩ mỹ thuật ứng dụng, với nhiều khoa, ngành cả truyền thống và hiện đại. Trường đại học có 60 năm xây dựng, phát triển và là nơi đã đào tạo, cung cấp cho đất nước ta hàng nghìn họa sĩ MTCN có tài năng, sáng tạo phục vụ xã hội.

Lịch sử trường Đại học MTCN

Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp ra đời năm 1949 (khi đó là trường Quốc gia Mỹ nghệ) đánh dấu một mốc son trong sự nghiệp đào tạo Mỹ thuật Công nghiệp nước nhà. Từ một cơ sở đào tạo Mỹ nghệ có quy mô nhỏ bé, đến nay trường đã trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và phát triển mỹ thuật công nghiệp lớn của Quốc gia.

KHOA THỜI TRANG

Khoa Thời trang được thành lập năm 2004 trên cơ sở của chuyên ngành thời trang được thành lập từ năm 1979 thuộc khoa Đồ họa. Nhiệm vụ của khoa là đào tạo cử nhân thiết kế thời trang, có trình độ khả năng thiết kế sáng tác những sản phẩm Mỹ thuật ứng dụng thuộc lĩnh vực thiết kế thời trang.

KHOA TẠI CHỨC

Chức năng: Tham mưu, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng thực hiện công tác tổ chức quản lý đào tạo đại học hệ Vừa làm vừa học tại trường và liên kết với các đơn vị ngoài trường

KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP

Chức năng nhiệm vụ chính của Khoa là đào tạo các cử nhân Mỹ thuật Công nghiệp từ 4 ngành, có khả năng thiết kế, tạo dáng và trang trí các sản phẩm công nghiệp, mẫu đồ chơi trẻ em, các sản phẩm thủy tinh và kim loại.

KHOA NỘI THẤT

Đào tạo cử nhân họa sĩ, thiết kế trang trí nội ngoại thất các công trình nhà ở, nhà chung cư, biệt thự… các công trình công cộng: Khách sạn, trung tâm hội nghị triển lãm, bảo tàng, nhà trẻ mẫu giáo, khu vui chơi giải trí.., bưu điện, ngân hàng, thư viện, hội chợ quốc tế, v..v.

KHOA ĐỒ HỌA

Khoa Đồ họa Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp hiện tại bao gồm 2 ngành: Thiết kế Đồ họa và Trang trí Dệt.

KHOA MỸ THUẬT TRUYỀN THỐNG

Gồm 3 ngành: Ngành Thiết kế Trang trí sản phẩm Sơn mài truyền thống Ngành Thiết kế Gốm Ngành Thiết kế Trang sức

 65 năm thành lập trường ĐHMTCN

Học vẽ - 65 năm thành lập trường Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp.với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực mỹ thuật ứng dụng đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong ngành mỹ thuật tại Việt Nam.

Qúa trình hình thành Design

Theo cuốn “ Lịch sử design “ của họa sĩ Lê huy Văn và Trần văn Bình, mỹ thuật công nghiệp, tạo mỹ thuật sản phẩm, thiết kế môi trường sống hay thế giới đồ vật. Danh từ disegn có xuất sứ từ chữ disegno của tiếng la tinh có từ thời phục hưng, có nghĩa là phác thảo, thuật vẽ, bản vẽ và là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sự sáng tạo. Thời đó thuật ngữ này thường ám chỉ công việc sáng tạo của các họa sĩ vẽ tranh , tạc tượng… Và hơn nữa đó vẫn chưa phải là một nghề chuyên nghiệp hoàn toàn ( full time p10 fessional) mà gắn kết như một thuộc tính của nghệ sĩ , nhà điêu khác hay các nghệ nhân. Tại Anh vào thế kỉ 16, khái niệm này được mở rộng hơn như là “ lập trình một cái gì đó để thực hiện” thực hiện phác thảo một bản vẽ đầu tiên cho một tác phẩm nghệ thuật hoặc phác thảo của một sản phẩm mỹ nghệ. Design là phác thảo, thiết kế, chế mẫu, và lập kế hoạch cho sản phẩm công nghệ với quá trình công nghiệp hóa cũng là quá trình hình thành lịch sử design và bắt đầu vào khoảng giữa thế kỉ 19. Cụm từ Design ở Việt Nam có nghĩa là “ Mỹ thuật công nghiệp “ “ thiết kế tạo dáng công nghiệp “ hay “ mỹ thuật ứng dụng “, thuật ngữ này mới nhập vào Việt Nam trong thập niên 1960, bắt nguồn từ Industrielle Forungestaltung trong tiếng Đức khi các giáo sư trường ĐH mỹ thuật coogn nghiệp Halle ( Die Hochschule fur Industrielle Forungestaltung Halle ) sang trường trung cấp mỹ nghệ Hà Nội trao đổi học thuật và đã được dịch thành “ Mỹ thuật công nghiệp “. Từ đó mỹ thuật công nghiệp trở thành thuật ngữ của nghành và trở nên thông dụng quen thuộc. Design – Khái niệm mỹ thuật công nghiệp và mỹ thuật ứng dụng được hiểu là : Mỹ thuật công nghiệp = Design công nghiệp ( Industrial Design ). Mỹ thuật ứng dụng = Design ứng dụng ( Applied Design) công thức : 2D > 2F = P + W. Design bằng các giải pháp của 2D tiến tới mục tiêu 2 F thông qua P và W , trong đó : - 2D : Design $ Décor ( thiết kế và trang trí) – 2F : Function $ Form ( Công năng và hình dánh ). – P : product ( sản phẩm ). – W : Work ( tác phẩm . Một số định nghĩa về design - Design là nghề thiết kế tạo mẫu, tạo dáng sản phẩm công nghiệp nghề thiết kế mỹ thuật sản phẩm, thiết kế môi trường sống hay thế giới đồ vật và thuật ngữ Designer tại Việt Nam thường hiểu là “ Mỹ thuật công nghiệp “. - Design = disegno = phác thảo , thuật vẽ ( drawing ), thiết kế bản vẽ, là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sự sáng tạo thuật ngữ la tinh thời phục hưng. - Design = Lập trình một cái gì đó để thực hiện , thực hiện phác thảo một bản vẽ đầu tiên cho một tác phẩm nghệ thuật phác thảo của một sản phẩm mỹ nghệ ( quan niệm từ thế kỉ XVI ở Anh quốc. - Design = Mỹ thuật công nghiệp, thiết kế công nghiệp hay mỹ thuật ứng dụng ( Việt Nam 1960 từ tiếng Đức Industrielle Forungestaltung ). - Design là nơi gặp gỡ của mỹ thuật và công nghiệp, khi con người bắt đầu quyết định những sản phẩm sản xuất hàng loạt sẽ có hình dnagj như thế nào. - Design = Tổng hợp công năng gồm : tính hữu dụng, sự cần thiết , telesis ( telesis là thuyết phát triển xã hội được kế hoạch hóa nơi mà nhận loại sử dụng năng lực giáo dục và phương pháp khoa học hướng tới sự tiến hóa của xã hội loài người , phương cách, tính thâm mỹ và sự kết hợp. - Mỹ thuật công nghiệp = hoạt động snags tạo có mục đích thiết lập một môi trường đồ vật hài hòa thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Mục đích đó đạt được bằng cách xác lập các chất lượng hình thức của đồ vật tạo nên bởi sản xuất công nghiệp.

Thiết kế đồ họa ảo tưởng và thực tế

Thiết kế đồ họa: Ảo tưởng và thực tế “Đì rai nơ” nghĩa là… Nhưng thực tế, nhiều bạn chưa hiểu thế nào là design hay nói đúng hơn là nghề thiết kế đồ họa, thậm chí không thể phân biệt được các danh xưng trong nghề “thời thượng” này. Ví dụ một người có thể kiêm phần concept và layout thì được gọi là Designer. Còn một người chỉ làm phần Layout dưới một concept của một Art Director thì được gọi là Layout Artist. Sau khi thiết kế xong, một bộ phận riêng biệt khác sẽ làm nhiệm vụ Pre-press… Design theo từ điển có nghĩa là thiết kế. Nhưng, để có một thiết kế đẹp thì phải trải qua nhiều công đoạn mà bắt đầu là Concept (ý tưởng dành cho thiết kế), sau đến là Photography (Ảnh dùng trong đồ họa graphic design), kế đó mới đến phần Layout (Dựng trang). Và, cuối cùng không kém phần quan trọng là Pre-press (Chế bản cho in) và Printing / Color Proof (In ấn mẫu màu). Từ ý tưởng nghệ thuật đến việc thể hiện luôn đòi hỏi người thiết kế phải sáng tạo, tìm tòi. Và cuối cùng, sau khi đã có từ vài tới vài chục mẫu hàng, người thiết kế mới chọn được cho mình một sản phẩm phù hợp nhất. Hấp dẫn Điểm hấp dẫn nhất ở nghề này là không bị gò bó về cách suy nghĩ cũng như có “đất” để những người trẻ thể hiện bản thân. Nhiều bạn trẻ ngay trong quá tr ình học đã có thể “mài đũng” ở các tòa soạn báo. Chỉ là cộng tác viên thiết kế hay stylist nếu bạn thực sự đam mê và năng động. Có lẽ không nhiều nghề có cái điểm đặc trưng khá kỳ lạ như nghề thiết kế báo: đó là làm ra một sản phẩm đẹp để độc giả

0976984729