Đại học Mỹ thuật công nghiệp

 Sách - Cấu thành mặt phẳng

Giáo trình dạy thiết kế hiện đại - ( phần 2 ) Cấu thành mặt phẳng Việc tạo hình nghệ thuật, trong nhiều lĩnh vực hiện đại được ứng dụng rất dài, nó là môn dạy cơ bản và tất yếu cho kiến thức chuyên nghiệp về thiết kế ứng dụng. Cấu thành ( tạo hình ) là một hoạt động tạo hình là một phương pháp tư duy kết hợp giữa tư duy hình tượng và tư duy lô gich. Định nghĩa về cấu thành tạo hình: tức là lấy yếu tố hình thái hay các loại hình thái và vật liệu làm chất liệu, sắp xếp tổ hợp theo thứ tự theo giác quan hóa từ lực học và lực hoạc về tinh thần . Qúa trình tổ hợp cũng là quá trình cấu thành không ngừng phân giải rồi tiến hành tổ hợp một cách không ngừng, sẽ được nhiều dạng cấu thành sắp xếp. Bởi vậy chỉ cần lý giải là do các điểm chấm đường nét và điểm tạo thành hình học, nếu bỏ qua việc luyện tập một cách thoát rời vật liệu , công nghệ và coi nhẹ việc học được mọi công năng thì là phiến diện. Cấu thành đương nhiên là một phương pháp của việc tạo hình , bởi lẽ giác quan con người không thể tiếp thu chỉ một hình thái riêng rẽ mà nó được ghi vào nhãn quang con người cả bối cảnh xung quanh nó, do vậy sáng tạo hình thái đương nhiên ngoài bao gồm bản thân hình thái ra, hình thái với con người, hình thái với hình thái và lập trường tâm lý. Để đi sâu vào tạo hình ( hình thái, màu săc, cơ chế )và những quy luật cơ bản về tạo hình. Nắm rõ được mục đích đó rồi sẽ dễ cho việc tạo hình phẳng nó không chỉ giới hạn việc tạo hình, nó sẽ bao gồm cả hình thái tự nhiên đến hình thái trừu tượng, tạo thành một nội dung toàn diện cho việc thết kế mặt phẳng được tổ hợp từ đồ án.

Sách - Cấu thành mầu

Giáo trình dạy thiết kế hiện đại - ( phần 3 ) Cấu thành mầu. Sự cấu tạo thành màu là do các nhà nghệ thuật tuân thủ theo quy luật khoa học tự nhiên và quy luật nghệ thuật mà lên màu đồ họa có chủ đích và có ý thức để tổ hợp hình thành. Nhằm đạt được định nghĩa thuần túy tự nhiên một cách siêu việt, từ đấy khiến hco màu sắc càng biểu đạt được tính chủ quan , tính chất trừu tượng và lý tưởng hóa vân vân, đó lại là đặc tính của thị giác. Sau cường điệu hóa về màu sắc mang lại tác dụng đặc biệt trong tạo hình nghệ thuật.

Sách - Cấu thành hình lập thể khối

Giáo trình dạy thiết kế hiện đại - ( phần 4 ) Cấu thành hình lập thể khối Đầu thế kỷ này một số nhà thiết kế và nhà nghệ thuật như Crulopess, Khatinks ky , Tuspher…v…v.v. đem giáo trình cấu thành học thuyết vào viện thiết kế Paohas, hiện nay chúng ta học tập 3 loại cấu thành được bắt đầu sắc lập chính tại viện Pachos. ( Cấu thành mặt phẳng, cấu thành màu sắc, cấu thành hình khối). Sau thế chiến lần thứ 2 cho đến ngày nay, việc thiết kế cấu thành phát triển một cách nhảy vọt, lĩnh vực được thể hiện cũng không ngừng rộng mở, đầu những năm 80 của thế kỷ này nước ta đã lựa chọn một nhóm nhà giáo dục nghệ thuật sang Đức, Nhật để học tập về sự cấu thành rồi sau đó đem những kiến thức về cấu thành học giảng dạy tại các viện thiết kế nghệ thuật trong nước, trong giảng dạy có thêm phần thực tiễn , mang lại hiệu quả rất tốt đẹp.

Ứng dụng in ấn

Giáo trình dạy thiết kế hiện đại - ( phần 7 ) ứng dụng in ấn. Một số khái niệm về in ấn Thông tin - Tư vấn về in ấn, quảng cáo In offset, flexo, ống đồng ... v.v... là những khái niệm còn xa lạ đối với rất nhiều người, tuy nhiên để hiểu những vấn đề cơ bản của kỹ thuật in đó và các phương pháp in chính hiện nay cũng không phải là gì ghê gớm lắm. 1. In typo: Đây là phương pháp in.. đầu tiên và cổ xưa nhất, được phát minh bởi người Trung Quốc nhưng người Đức (Johan Gutenberg) mới là người được công nhận là ông tổ ngành in. Và nước ứng dụng đại trà thành công in typo nhất cho đến ngày hôm nay là Việt Nam với công ngh ệ in trên ... tường hay còn gọi là công nghệ in "KHOAN CẮT BÊ TÔNG" nổi tiếng. Về nguyên lý, in typo là phương pháp in cao, tức là trên khuôn in typo, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết) nằm cao hơn các phần không in. Khi in, chúng ta chà mực qua bề mặt khuôn in, các ph ần tử in nằm cao hơn nên sẽ nhận mực và sau đó khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt giấy in tạo thành hình ảnh, chữ cần in. Một ví dụ gần gũi đó là con dấu (mộc), trên con dấu hình ảnh được khắc nổi cao hơn phần xung quanh, khi đóng dấu ta sẽ ấn nó vào tăm-bông để lấy mực, sau đó đóng "kịch" một phát thế là xong. Khuôn in typo cũng được khắc nổi lên như con dấu, tuy nhiên nó được chế tạo từ kim lọai (hợp kim chì) bằng quá trình ăn mòn axít, các chữ viết thì được đúc thành các con chữ riêng lẻ, sau đó sẽ được sắp lại bằng tay thành từng bộ khuôn của từng trang sách (cho nên mới gọi là công đọan sắp chữ). Phương pháp in typo sắp chữ hiện nay không còn được sử dụng do sản lượng thấp, lạc hậu và độc hại (chữ in được đúc từ hợp kim chì là một kim lọai độc hại) nên đã được thay thế bằng nhiều phương pháp hiện đại hơn.

Lịch sử nghiên cứu nghề sơn

Lịch sử nghiên cứu nghề sơn. Nền mỹ thuật cổ Việt Nam có lịch sử lâu đời , những thành tựu của nó không thể không kể đến đồ sơn. Đồ sơn có tuổi đời khá dài, nghệ thuật đồ sơn có đặc thù riêng cả về cốt cách, sắc độ cũng như nghệ thuật biểu đạt. Cây sơn Việt Nam là một nguyên liệu quý và hiếm. nhựa của nó đã góp phần làm đẹp cho nhiều loại hình sản phẩm, phục vụ đắc lực cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta. Đồ sơn đầu tiên xuất hiện bao giờ và ở đâu ? Nghề sơn có từ bao giờ ? Ai là ông tổ nghề sơn ? Những trung tâm nghề sơn sớm nhất của nước ta ở đâu ? Đặc thù phát triển đồ sơn trong lịch sử Việt Nam như thế nào ? tất cả những điều đó là những câu hỏi đặt ra đang chờ lời giải đáp của các nhà khảo cổ học cũng như các nhà khoa học khác.

Nghề sơn cổ truyền - Phần 1

Nghề sơn cổ truyền - Phần 1. Phó tiến sĩ sử học - họa sĩ Lê Huyên ra mắt bạn đọc cuốn sách " Nghề sơn cổ truyền Việt Nam " là kết quả của một quá trình diền dã nghiên cứu công phu. Trước đây tác giả đã công bố các công trình nghiên cứu, nhiều bài viết trên một số tạp chí khoa học, phản ánh các khía cạnh về đồ sơn. Lần này, cuốn sách viết nghề sơn ra đời với bạn đọc , chắc chắn sẽ đáp ứng được sự mong đợi cho những ai quan tâm về nó. Nghiên cứu nghề sơn cổ truyền Việt Nam, tác giả có những thuận lợi. Đó là vốn kiến thức tổng hợp : vừa là nhà khoa học vừa là họa sĩ, đồng thời tác giả còn là chuyên gia bảo tàng học .... đã nhiều năm tiếp cận không ít các công trình kiến trúc cổ như : đình, chùa, đền, miếu.... nơi đó chứa đựng cơ man những sản phẩm về sơn, phong phú về loại hình. về phong cách và kỹ thuật trên các chất liệu khác nhau: gỗ , đá, đất. mây , tre..v..vv.mà thời nào cũng vẫn còn lại những hiện vật của nó. Đặc biệt bộ đồ nghề chuyên dùng cũng như sản phẩm về sơn chôn theo người chết trong các quan tài hình thuyền .... với khối lượng tư liệu đồ sộ , phong phú và sống động , với những quan điểm đúng đắn và lối trình bày logic. có hệ thống theo thời gian...chắc rằng nội dugn cuốn sách sẽ thuyết phục, gây sự chú ý cho các nhà nghiên cứu cũng như những ai đang quan tâm đến đề tài này. Nghề sơn là một nghề thủ công đã xuất hiện từ lâu đời trên đất nước ta.Đên thời phong kiến, nghề sơn phát triển mạnh nhằm phục vụ cho tín ngưỡng và trang trí nội thất cung đình. Từ những năm giữa thế kỷ XX đến nay, nghề sơn càng phát triển mạnh hơn đạt tới đỉnh cao của nó, kể cả kỹ - mỹ thuật. Đặc biệt hàng mỹ nghệ và sản phẩm sơn mài đã và đang là mối quan tâm của của các họa sĩ và người sản xuất, nhằm đưa giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ này phục vụ công chúng ở mọi miền trong và ngoài nước.

Nghề sơn cổ truyền - Phần 2

Nghề sơn cổ truyền - Phần 2. Nghề sơn là một nghề thủ công đã xuất hiện từ lâu đời trên đất nước ta, trong lòng văn hóa Đông Sơn, khoảng 2500 năm cách ngày nay. Đến thời phong kiến, nghề sơn phát triển mạnh nhằm phục vụ cho tín ngưỡng và trang trí nội thất cung đình. từ những năm giữa thế kỷ XX đến nay, nghề sơn càng phát triển mạnh hơn, đạt tới đỉnh cao của nó, kể cả kỹ - mỹ thuật, Ddặc biệt hàng mỹ nghệ và sản phẩm sơn mài đã và đang là mối quan tâm của các họa sĩ và người sản xuất, nhằm đưa giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ này phục vụ công chúng ở mọi miền trong và ngoài nước. Cùng với Việt Nam, nghề sơn ở các nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản ...v..v.v. cũng ra đời và phát triển rất sớm, nhưng mỗi nước đều có những nét rất riêng. Có điều chắc chắn là tính cởi mở trong trao đổi, buôn bán đương thời , hẳn cũng đã tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy nghề sơn trong vùng học hỏi, kế thừa kinh nghiệm của nhau, để cùng phát triển. Đây là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu, cũng như hiện nay. Tuy vậy , những công trình nghiên cứu chuyên sâu chưa xuất hiện .

Kí họa và bố cục

Kí họa và bố cục. Theo chủ trương của bộ giáo dục và đào tạo , các môn học Nhạc - Họa phải được áp dụng thống nhất trong các trường Cao Đẳng sư phạm nhằm đào tạo giáo viên chuyên trách nhạc, họa trong các trường tiểu học , phổ thông cơ sở, phổ thông trung học và các trường sư phạm của ngàng giáo dục - đào tạo . Vì vậy môn ký họa và bố cục tranh cần phải đưa vào chương trình giảng dạy cho kịp thời và đáp ứng đòi hỏi cấp bách của công tác giảng dạy nghệ thuật trong nhà trường. Nhà trường ngày nay có vai trò lớn không chỉ trong việc chuyền thụ kiến thức khoa học, kỹ thuật mà còn phải chú trọng thẩm mĩ, đào tạo học sinh trở thành những con người hoàn thiện để xây dựng đất nước. Bộ giáo trình ký họa và bố cục góp phần làm cho người học cần nắm vững những kiến thức cơ bản để áp dụng trong giảng dạy và học tập ở bộ môn mĩ thuật.

 Hoc ve - Kỹ thuật sơn mài

Hoc ve - Kỹ thuật sơn mài, tập tài liệu kỹ thuật cơ bản sơn mài truyền thống do họa sĩ Phạm Đức Cường, giảng viên khoa gốm - sơn m ài trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Công Nghiệp, đã có nhiều năm nghiên cứu, sáng tác và kinh nghiệm thể hiện các sản phẩm mỹ nghệ và tranh sơn mài nghệ thuật biên soạn. Kết hợp kiến thức khoa học với những kinh nghiệm hơn 30 năm say sưa trong nghề nghiệp, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống, cụ thể, tỉ mỉ từng khâu. Kỹ thuật thể hiện, từ một sản phẩm đơn giản đến những bức tranh phức tạp đòi hỏi nhiều công phu và sáng tạo. Đây là một tài liệu đáng được trân trọng bởi ý nghĩa khoa học và tính thực hành , ít nhiều đáp ứng cho công tác nghiên cứu giảng dạy, học tập và thể hiện sơn mài, một nghành nghề độc đáo của nhân dân ta,Trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp chịu trách nhiệm biên tập và ấn loát - tuy nhiên, do nhiều điều kiện hạn chế không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong các bạn hay góp ý kiến chỉ bảo để in lại lần sau được hoàn chỉnh hơn.

Hoc ve - Truyện Tranh hoạt hình

Hoc ve - Tranh hoạt hình, Kinh nghiệm viết kịch bản truyện tranh Người ta thường bảo rằng, có 3 yếu tố để một bộ truyện tranh thành công: - thứ nhất: kịch bản, - thứ hai: kịch bản, và thứ ba: cũng lại là kịch bản. Sở dĩ họ muốn nhấn mạnh như thế để cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của kịch bản truyện tranh như thế nào. Có khá nhiều cuốn truyện vẽ rất đẹp, nhưng xem qua chán ngắt vì nội dung lan man chẳng có gì, nhưng lại có một số truyện đọc rất hay và mê mải, nhưng vẽ thì không đẹp bằng. Yếu tố kịch bản quan trọng là thế nên nay tôi cũng nói thêm một số kinh nghiệm khi viết kịch bản truyện tranh, chẳng qua là hiện giờ chúng tôi cũng đang cần kịch bản, cần người viết kịch bản cho bộ Truyện Tranh Thằng Bờm Xưa và Nay mà tôi đã có lần giới thiệu gần đây. Không phải chỉ chúng tôi thôi mà cả Việt Nam mình đang cần kịch bản truyện tranh đấy, tôi không nói ngoa đâu! Thị trường Truyện tranh Việt Nam mình đang loay hoay vì cái khâu này đấy. Đừng nghĩ rằng anh là một nhà văn đại tài nên anh có thể viết kịch bản truyện tranh rất hay và thành công. Chưa chắc đâu! Nếu như anh là một người chuyên đọc truyện tranh, và phải đọc nhiều thể loại thì anh cũng vẫn có thể viết kịch bản truyện tranh như thường, và cơ may thành công của anh cũng rất cao, không thua kém gì ai đâu.

Tìm hiểu về rỗng trong điêu khắc

Tìm hiểu về rỗng trong điêu khắc. cái rỗng trong điêu khắc của Henry Moore quan điểm nhấn mạnh cái không trong cặp tương quan có không hoặc cái vô trong cặp hữu vô hoặc khoảng rỗng trong cặp khối đặc - khoảng rỗng, trong đạo đưc kinh đã gọi ý cho chúng tôi một cái nhìn thú vị về nghệ thuật điêu khắc. Đó là sự tạo hình từ những khoảng rỗng.

Vai trò văn hóa trong thiết kế quảng cáo

Vai trò văn hóa trong thiết kế quảng cáo. Sáng tạo ý tưởng đó là sứ mệnh của người thiết kế quảng cáo. Thiết kế quảng cáo vừa là tư liệu truyền thông mang nội dung, thông điệp đến đại chúng, vừa là lý do để xa hội bắt đầu biết, quan tâm tới sản phẩm thương hiệu tiêu dùng. Từ trước đến nay, việc mà phần nhiều nhà thiết kế quảng cáo thường làm ta thổi vào sản phẩm bình thường những ý nghĩa về sự phưu lưu, sự thành đạt, cái hay, cái đẹp…v.v.v. Với những thông điệp có tính chất thông báo, lôi kéo người tiêu dùng và thậm chí là tạo cảm hứng cho họ.

0976984729