Đại học Mỹ thuật công nghiệp

 Học vẽ - Minh họa sách

Học vẽ - Minh họa sách . Bìa sách có thể ví là một bộ mặt cuốn sách. Cầm một cuốn sách mới trên tay, chưa biết nội dung bên trong ra sao, nhưng người ta đã có cảm tình với bìa sách được trang trí đẹp, nếu sách hay mà lại có bìa đẹp thì giá trị cuốn sách tăng lên gấp bội. Người ta thích mua một cuốn sách đẹp, bày trong tủ sách riêng, hoặc mang tặng sách đẹp cho người thân. Có rất nhiều loại sách khác nhau, mỗi loại có một nội dung , mục đích và đối tượng người đọc khác nhau, nên bìa sách phải phản ánh được nội dung mục đích khác nhau ấy, càng rõ ràng càng tốt. Một cuốn truyện trinh thám, thoạt nhìn bìa, người đọc cảm thấy ngay đây là chuyện về một vụ án ly kỳ, bìa sách lại đẹp, thì khó ai có thể bỏ qua.Sách có thể chia nhiều thể loại khác nhau như sau: - Sách chính trị, kinh điển, nghiên cứu, khảo cứu.... - Sách văn học nghệ thuật : văn, thơ, họa, nhạc, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn... - Sách khoa học - kỹ thuật : của tất cả các ngành khoa học, kỹ thuật, dạy nghề, phổ biến khoa học.... - Sách giáo khoa : các loại sách dùng trong các trường học ở tất cả các cấp giáo trình... - Sách thiếu nhi : sách phục vụ các đối tượng là thiếu niên nhi đồng, truyện tranh, sách hướng dẫn... - Tập san, tạp chí của các chuyên ngành. Cũng như những sản phẩm dùng trong đời sống như trang phục, trang trí nhà cửa, đồ dùng... bìa sách cũng cần có những nét đặc điểm trang trí của từng quốc gia, từng dân tộc. Bìa sách Việt Nam không mấy khi dùng mầu đen, nhưng ở một số nước châu Âu thì lại hay dùng. Ở bìa sách cũng thể hiện cá tính sáng tạo của họa sĩ. Một số họa sĩ đồ họa chuyên vẽ bìa sách ở nước ta, cũng như ở các nước đã sáng tạo ra nhiều bìa sách đẹp , độc đáo có cá tính riêng của mình, ít khi lẫn lộn với các họa sĩ khác. Mỗi một nhà xuất bản cũng thường có phong cách trình bày bìa sách riêng. Nói tóm lại, bìa sách dù được trình bày theo cách nào, thì trước hết phải phản ánh được thể loại ( sách giáo khoa nhất thiết phải khác sách nghệ thuật, thoạt nhìn người ta cũng có thể dễ phân biệt) đồng thời giới thiệu được nội dung cụ thể của sách thì tác dụng của bìa sách càng cao.Một cuốn truyện viết cho thiếu nhi nói về một câu truyện phiêu lưu, gian khổ nhưng lắm hoàn cảnh cảm động, thú vị , bìa sách được vẽ bằng những hình ảnh đẹp, màu sắc tươi vui, bố cục chặt chẽ độc đáo sẽ để lại những ấn tượng khó phai mờ trong trí nhớ của tuổi thơ.

Hoc ve - Vẽ tranh bố cục

Hoc ve - Vẽ tranh bố cục. Đây là bài có thể coi là then chốt, là hiệu quả cuối cùng trong quá trình học vẽ để chở thành người biết vẽ, tức là có thể sáng tác tranh. Tranh bố cục là thể loại tổng hợp tất cả các thể loại đã học từ hình họa, trang trí đến định luật xa gần. Bố cục tranh và tranh bố cục là hai từ hoàn toàn không giống nhau. Tất cả các thể loại trong hội họa đều phải sử dụng phương pháp bố cục, kể cả trang trí.

Bài học phần thiết kế poster

Bài học phần thiết kế poster. Poster là một tác phẩm nghệ thuật, được thiết kế thông qua các thủ pháp tạo hình mang tính thẩm mỹ cao nhằm mục đích truyền đạt đến người xem qua kênh thị giác và những thông tin về một sản phẩm, một sự kiện hay một vấn đề gì đó. Hàng ngày chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều poster khác nhau nhưng hình chung poster được chia làm ba loại:Poster nhằm mục đích quảng cáo: các poster quảng cáo lớn tại các nơi công cộng, poster đính kèm sản phẩm… Poster nghệ thuật: chủ yếu thể hiện ý tưởng của nhà thiết kế đồ họa. Poster thông tin cộng đồng: poster sự kiện, poster phim, poster người nổi tiếng, poster tuyên truyền, cổ động.Thiết kế poster là một lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật thị giác nên đòi hỏi người thiết kế phải thể hiện được tư duy, ý tưởng sáng tạo của mình thông qua các thủ pháp thể hiện nhưng vẫn đảm bảo các giá trị thông tin và hiệu quả truyền đạt.

Hoc ve - Ký họa MTCN ( phần 1)

Hoc ve - Ký họa MTCN ( phần 1). Thực tập mỹ thuật cơ sở là bài học thực hành mỹ thuật cơ bản để sinh viên học hỏi từ môi tường sóng những dáng dấp đường nét, cấu trúc, màu sắc và các hình thái thể hiện, thẩm mỹ sinh động từ cuộc sống tự nhiên. Đời sống tự nhiên luôn đa dạng và phong phú, nó tạo ra nhịp điệu, tiết tấu, màu sắc hài hòa của sự sống ngàn đời, là quy luật của mọi quy luật. khám phá và ghi chép từ thực tiễn cuộc sống tự nhiên cũng là khám phá quy luật vận động và nhận thức thẩm mỹ. Thiên nhiên luôn là người thầy vĩ đại, sẵn sàng tiếp nhận và ban tặng cho ta nguồn cảm xúc hình tượng,lòng khát khao và đam mê nghiên cứu , sáng tạo nghệ thuật. Thực tập mỹ thuật cơ sở là nghiên cứu, ghi chép,ký họa những chất liệu cụ thể từ tự nhiên và cuộc sống xã hội là trải nghiệm về bài học quy luật vận động thị giác và thẩm mỹ chân thực, là nguồn tư liệu quý báu,là vốn sống thực tiễn cho sáng tạo của các họa sĩ tương lai. Trong học phần thực tập mỹ thuật cơ sở không đòi hỏi sinh viên có thể vẽ như các họa sĩ đã trải nghiệm, nên những vấn đề đặt ra không phải để thu lại các tác phẩm, vừa để sinh viên rèn luyện và thể hiện , học hỏi những kỹ năng ký họa, đồng thời giúp sinh viên nhận thức được vao trò quan trọng của ký họa làm tiền đề cho những bài tập và sáng tác mỹ thuật,mỹ thuật ứng dụng trong các chuyên nghành đào tạo của nhà trường giúp sinh viên bước đầu làm quen với tính chuyên nghiệp của các họa sĩ và để dần trở thành họa sĩ chuyên nghiệp trên các lĩnh vực mỹ thuật và mỹ thuật ứng dụng. Trong tập sách này , chúng tôi giới thiệu một số bai ftaapj ghi chép, k ý họa của sinh viên khoa mỹ thuật cơ sở - Trường đại học mỹ thuật công nghiệp như là bài học thực tiễn từ tự nhiên và là tư liệu tham khảo cho các thế hệ sinh viên tiếp theo.Kí họa là phương pháp ghi chép căn bản nhất của nghệ thuật tạo hình, là bài học minh họa ,màu sắc, bố cục ... sinh động nhất từ tự nhiên, là biểu hiện hoạt động cơ bản, chuyên nghiệp của các họa sĩ,là phương pháp bồi dưỡng năng lực tạo hình, là kỹ năng cơ bản cho tất cả những hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật hội họa, đồ họa ,kiến trúc,thiết kế thời trang ,trang trí nội ngoại thất, tạo dáng công nghiệp .... Kí họa vừa là nắm bắt ,khái quát nhanh vừa là nghiên cứu tỉ mỉ, sâu sắc, một hay nhiều đối tượng, những khoẳng khắc xuất thần của một hành động hay sự vật nào đó. Kí họa giúp bồi dưỡng năng lực quan sát, khả năng tạo hình nhạy bén, năng lực tư duy hình tượng và năng lực thẩm mỹ. Kí họa cũng có thể trở thành tác phẩm độc lập mang đậm phong cách nghệ thuật cũng như có cá tính riêng biệt của người họa sĩ.

Hoc ve - Ký họa MTCN ( phần 2)

Hoc ve - Ký họa MTCN ( phần 2) Thực tập mỹ thuật cơ sở là bài học thực hành mỹ thuật cơ bản để sinh viên học hỏi từ môi trường sống những dáng dấp đường nét, cấu trúc, màu sắc và các hình thái thể hiện, thẩm mỹ sinh động từ cuộc sống tự nhiên. Đời sống tự nhiên luôn đa dạng và phong phú, nó tạo ra nhịp điệu, tiết tấu, màu sắc hài hòa của sự sống ngàn đời, là quy luật của mọi quy luật. khám phá và ghi chép từ thực tiễn cuộc sống tự nhiên cũng là khám phá quy luật vận động và nhận thức thẩm mỹ. Thiên nhiên luôn là người thầy vĩ đại, sẵn sàng tiếp nhận và ban tặng cho ta nguồn cảm xúc hình tượng,lòng khát khao và đam mê nghiên cứu , sáng tạo nghệ thuật

Hoc ve - Ký họa MTCN ( phần 3)

Hoc ve - Ký họa MTCN ( phần 3) Thực tập mỹ thuật cơ sở là bài học thực hành mỹ thuật cơ bản để sinh viên học hỏi từ môi trường sống những dáng dấp đường nét, cấu trúc, màu sắc và các hình thái thể hiện, thẩm mỹ sinh động từ cuộc sống tự nhiên. Đời sống tự nhiên luôn đa dạng và phong phú, nó tạo ra nhịp điệu, tiết tấu, màu sắc hài hòa của sự sống ngàn đời, là quy luật của mọi quy luật. khám phá và ghi chép từ thực tiễn cuộc sống tự nhiên cũng là khám phá quy luật vận động và nhận thức thẩm mỹ. Thiên nhiên luôn là người thầy vĩ đại, sẵn sàng tiếp nhận và ban tặng cho ta nguồn cảm xúc hình tượng,lòng khát khao và đam mê nghiên cứu , sáng tạo nghệ thuật

Màu sắc áp dụng trong tả thực và trang trí

Màu sắc áp dụng trong tả thực và trang trí. Trong thực tế, những mầu ấy được áp dụng cụ thể vào cuộc sống như : - Diễn tả những màu của thực tế thiên nhiên. – Làm thỏa mãn nhu cầu về thẩm mỹ con người, cụ thể trong những trang trí nói chung như bìa sách, khẩu hiệu, hội trường, ấm, chén,vải lụa….. Vậy thì cách áp dụng màu sắc trong hai mặt này phải khác nhau, bởi vì cái trên thiên nhiều về diễn tả nội tâm và cái dưới chú ý về hình thức

Lớp học vẽ tranh - Kí họa

Lớp học vẽ tranh- Kí họa cảnh Xung quanh chúng ta biết bao nhiêu cảnh vật sinh động, gần gũi như khóm chuối, rặng tre, bờ ao, đường phố, cổng làng, một xóm nhỏ, một góc vườn…. Vẻ đẹp cuả thiên nhiên đã từng đi vào thơ ca, nhạc, họa. Có những họa sĩ suốt đời say mê vẽ cảnh như bùi xuân phái với những phố cổ Hà Nội, Levitan, họa sĩ nga với mùa thu vàng tượng trưng cho vẻ đẹp của nước Nga.

Những phương tiện vẽ hình họa và cách sử dụng

Những phương tiện vẽ hình họa và cách sử dụng Dùng loại bút chì mềm 2B, 3B, 4B, lõi to vì dễ vẽ, dễ tẩy. Vẽ một thời gian đã quen có thể chuyển sang dùng than. Lấy cành liễu, dâu , dâm bụt, xoan đốt thành than. Ba loại cành trên mềm, phác hình, đánh bóng tốt, cành xoan rắn dùng để vẽ hình được cụ thể. Cách làm than : lấy ống sữa bò, một đầu không có nắp, dùng đinh đục thủng xung quanh bằng nhiều lỗ. Cành liễu, cành dâu, dâm bụt hoặc xoan phải khô, chặt ngắn bằng bề cao của ống sữa bò, bó lại nhét vào ống và đổ thêm cát vào ống , xong lấy đất cát chát kín đầu không có nắp.

Tranh sơn mài Việt Nam - Phần 1

Tranh sơn mài Việt Nam - Phần 1,tranh sơn mài cùng với tranh lụa đã làm nên cái khởi sắc và cũng là bộ mặt của nghệ thuật tạo hình Việt Nam đương đại kể từ những năm 30 trở lại đây. Nếu tranh lụa mở đầu một cách hanh thông, khẳng định ngay chỗ dứng trên thế giới thì tranh sơn mài phải trải qua một thời kỳ dài mò mẫm và phải được nhiều người tâm thành chung lưng đấu cật mới làm cho tranh sơn mài cất cánh và mở chân trời sáng tạo rộng lớn chưa lường hết được. Ngay từ những năm đầu tiên mới thành lập, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã đón những nghệ nhân có tay nghề cao về sơn ta để lập xưởng ngay trong trường chuyên thực hiện các bài tập trang trí xuất sắc của sinh viên nhà trường. Chính tại xưởng sơn ta của trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương một số sinh viên Việt Nam có óc tò mò khoa học , trong giờ trang trí, đã cộng tác thân thiết với một số nghệ nhân giàu kinh nghiệm để đưa sơn ta từ một chất liệu đơn thuần trang trí dần dần trở thành một chất liệu có những khả năng biểu đạt nghệ thuật. Bác phó Thành ( Đinh văn thành) là một trong những nghệ nhân mà tên tuổi được giới họa sĩ làm tranh sơn mài trọng vọng do tay nghề cao, do lương tâm nhà nghề và còn do luôn sẵn sàng lao vào các cuộc phưu lưu với các cuộc gợi ý của hạo sĩ để mở rộng hơn nữa những khả năng của sơn ta vượt ra khỏi khuôm khổ đã định vị của một nghề cha truyền con nối từ bao đời nay.Thuật ngữ sơn mài là một thuật ngư mới mẻ ra đời từ những năm 30, tiếng Pháp là laque poncee dùng trong trường Cao Đẳng mỹ thuật Đông Dương .

Tranh sơn mài Việt Nam - Phần 3

Tranh sơn mài Việt Nam - Phần 3, nhiều họa sĩ có những tác phẩm để lại dấu ấn cho nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam : Trần Văn Cẩn với Tát nước đồng chiêm, Nguyễn Sáng với kết nạp đảng ở Điện biên phủ, Nguyễn đức Nùng với bình minh trên nông trang, Huỳnh văn thuận : Thôn vĩnh mốc , Trần đình thọ : tre, Nguyễn văn Tý : nhà tranh gốc mít , Văn bình : vịnh hạ long, Lê trí Dũng : cổ tích, Doãn Tuấn : hội làng bán thóc, Huỳnh phương Đông : măt trận phía nam cầu chữ y, Thái Hà : Trong rừng u minh, Nguyễn HIêm : qua cầu khỉ, Nguyễn Khang : hữu nghị , Kim Đồng : lò nồi thủ công..........

Tranh sơn mài Việt Nam - Phần 2

Tranh sơn mài Việt Nam - Phần 2. Khi so sánh những bức sơn mài của Nguyễn Gia Trí vẽ năm 39 và năm 44, Nguyễn Đỗ Cung đã thốt lên : Đen đỏ vàng. Với những màu hơn kém nhau chút ít của nghề sơn, họa sĩ đã cho ta cuộc sống mà sự giàu sang tương tự như cuộc sống của ta. Còn gì khô sượng bằng vỏ trứng gà giữa mấy màu , đen , đỏ. Vỏ trứng đã thành ánh sáng nhễ nhại và huyền diệu trên thân thể của một thiếu nữa mặc áo đỏ đã tưng bừng đi ra cũng mặc áo xám xanh. Áo xám xanh này chỉ có sơn đen và vỏ trứng gà. Người ta đã quên chất sơn, quên đầu đề, quên hết mà để tưởng được sống giàu sang cảnh họa sĩ Nguyễn gia trí.

0976984729