Giáo trình dạy thiết kế hiện đại - phần 1 Thiết kế đồ án bố cục đồ án
Việc thiết kế đồ án cơ bản là bộ phận cấu thành quan trọng và là cơ bản quan trọng nhất trong hệ thống thiết kế. Nó là mắt xích chủ yếu từ bước mới bắt đầu học thiết kế đi từ hội họa đến thiết kế. Trước mắt trong các trường đại học hay học viện mỹ thuật trong và ngoài nước coi việc , coi giáo trình thiết kế sáng tạo là một giáo trình mấu chốt , mục tiêu của giáo trình này là thông qua ký họa đến biến dạng (tạo hình), rèn luyện tính sáng tạo trong ý đồ thiết kế , là một quá trình để học sinh nắm bắt một cách toàn diện một cách bài bản về quy luật cơ bản sự biến đổi về đồ họa. Trong lĩnh vực thiết kế hiện đại muốn có một tác phẩm thiết kế xuất sắc phải căn cứ vào ý tưởng chủ đạo của việc thiết kế để lập ra đồ án có tính sáng tạo là quan trọng bậc nhất trong bối cảnh thiên nhiên cực kỳ phong phú trong vường cây hoa lá bốn bề hay các loài động vật hoang dã và núi non sông nước...v..v. Chúng không những là thiên nhiên ban tặng cho chúng ta thứ vật chất phong phú mà còn là nguồn tài nguyên bất tận cho chúng ta có cảm hứng nhạy bén trong thiết kế là vô tận. Tôi mong rằng qua các tiết học trong đây và nghiền ngẫm kỹ nó chúng ta thầy và trò sẽ có được sự vui sướng hể hả qua việc thiết kế đồ án tạo hình.
Muốn có được những chất liệu đủ phong phú cho cơ sở sáng tác, chúng ta không có con đường nào khác là quá nhiều các ký họa cơ bản để tích lũy cho bản thân, mà quá trình này không thể thiếu việc đi du ngoại sông núi , hồ nước và các công viên quốc gia đầy vẻ đẹp. Dừng ngòi bút chì, bút mực hay màu nước nhẹ nhàng ký họa về những cảm hứng của bản thân với cảnh vật tuyệt vời mà ta quan sát được ghi chúng qua ký họa để lưu giữ , đó là một việc làm cần thiết rất quan trọng , nhưng ta phải quan sát một cách rất tỷ mỉ về đặc thù của cảnh vật và cái phần tuyệt diệu của nó vào hình vẽ, đó chính là hình tượng cảm tính hoàn hảo cho sau này ta thiết kế đồ họa. Sau đây tôi 3 kỹ năng ký họa cơ bản nhất.
1. Đường nét : Đó là một kỹ năng thường dùng trong ký họa có thể dùng bút chì, bút mực hay bút lông để thực thi , cũng có thể dùng bút dụ hay nút bi để thể hiện. Đặc điểm của nó là, đường nét thanh thoát, nhạy bén, nhất là việc tiện cho việc ký họa động vật rất là tiện lợi, cũng rất tiện cho việc ký họa chân dung và ký họa phong cảnh ( tham khảo hình 1-5, ký họa )
2. Phương pháp màu nhẹ : Trong lúc ký họa mà có chút điều kiện thì có thể phác thảo ký họa bằng màu nhẹ như vậy ta có trong tay tài liệu ký họa phong phú hơn , sinh động hơn dụng cụ dùng trong ký họa màu nhẹ có thể là màu nước , mực nước....v.v.v. Còn việc vẽ nét thường dùng bút chì bút mực hay bút lông. Khi bắt đầu thì nên dùng bút chì để phác thảo ra hình nền sau đó mới đi màu nhẹ , cuối cùng mới dùng bút mực hay bút lông để tạo thành đường nét hình thể vóc dáng hình họa theo tầng lớp phong phú như trình bày tham khảo ở hình 1 -5 phần về màu nhẹ.
3. Phương pháp quy nạp màu : Nếu muốn phác thảo ký họa tiến thêm một bước hoàn chỉnh thì có thể luyện tập bằng phương pháp với kỹ năng quy nạp màu, đó cũng là sự cần thiết đối với người mới vào học thiết kế. Nó đòi hỏi chỉ cần có mẩu màu đơn giản mà khái quát được và quy nạp được hình thể của sự vật , tạo nên một gam màu thông nhất , nắm bắt đưuọc kỹ năng một cách thành thạo là điều cực bổ ích cho việc t hiết kế chuyên nghiệp sau này, bởi lẽ nó là một bộ phận cấu thành mức độ lớn cho tư duy cho việc thiết kế. Quy nạp việc luyện màu thường là màu nước chất liệu giấy cũng cao hơn một chút , nếu có được loại giấy vẽ chuyên nghiệp thì là quá tốt. Xin tham khảo các loại bút và màu trong hình luyện tập từ 1- 5 và màu quy nạp ( hình 1 -23).
4. Hệ thống hóa ký họa và biểu hiện kỹ năng của phương pháp. Muốn dành được tài liệu ký họa tường tận hơn , cần thu thập càng nhiều cảnh vật ở nhiều góc độ tạo hình, ở nhiều góc độ với kỹ năng hiệu quả, bước một đã có tư liệu phong phú trong tay ( tham khảo về kỹ năng ký họa hoa mẫu đơn từ hình 1- 8). Tác này là của thầy giáo rất diệu kỳ)
II. Sự biến hóa và khoa trương hình thể ; Sau khi chuẩn bị xong tài liệu ký họa phong phú ta đi đến bước cho chúng biến hóa và khuyech trương mới bắt đầu thì nên bắt đầu từ loại hình đơn giản và quen thuộc nhất, chẳng hạn như loài hoa ,loại cá nhỏ thuộc động vật nhỏ, khi cho biến đổi phải tìm ra phần đặc trưng đẹp đẽ nhất một cách tỷ mỉ với góc độ động của động thái biến đổi . Và vận dụng kỹ năng nào để thể hiện nó ..v..v.v. Đặc trưng đẹp nhất là chỉ phần tạo hình cơ bản nhất của hình vẽ bởi lẽ mỗi loại cảnh vật đều có đặc trưng sinh trưởng của bản thân . Chẳng hạn như loài hoa khác nhau thì tạo hình có khác nhau. Trong động vật sự tạo hình con voi và con sư tử có sự khác biệt rất lớn thường thường chúng ta phân biệt sự khác biệt giữa chúng là dựa trên các đặc trưng riêng biệt của cảnh vật đó ,nắm bắt được đặc trưng đó tức nghĩa là chúng ta đã nắm bắt được gốc gác làm nền móng cơ bản cho sự thành công cho việc thiết kế chẳng hạn như nhìn ở góc độ chính diện xem hoa dắt bò không được sinh động bằng nhìn từ góc cạnh mà để thể hiện. Đồ họa về cả đa phần thể hiện từ góc độ cạnh chính diện, cực hiếm khi thể hiện ở góc độ chính diện. Nói về kỹ năng thể hiện , ở đây chỉ nói đến hình thức thể hiện đồ họa trắng đen. Người mới bước đầu vào học thiết kế trước hết phải thể hiện đồ họa trắng đen qua kỹ năng nắm bắt đưuọc một cách đễ ràng mà kỹ năng thể hiện đồ họa trắng đen không thể không thông qua thể hiện từ ,điểm , nét nét và mặt phẳng có sự biến hóa cự kỳ phong phú, nó có thể giúp bạn tạo hình nhiều kiều dáng và lớp lớp vô cùng phong phú, vô cùng thú vị bởi các loại hình vẽ ( tham khảo hình 1-6 về sự biến đổi và phô trương của vật thể) . Sau một giai đoạn luyện tập cách phô trương và biến đổi vật thể đơn giản mới bắt đầu đi vào luyện tập thiết kế cách biến đổi và phô trương hình thể phức tạp , chẳng hạn như việc thiết kế tổ hợp vật thể số nhiều hay vật thể jhacs loại cảnh vật từ đấy đưa tư duy việc thiết kế lên một tầm cao mới có tính sáng tạo hơn đi vào mức độ siêu thành thục ( tham khảo hình 1 -18 về đồ họa biểu hiện sự phức hợp )
III. BIỂU HIỆN VỀ HIỆU QUẢ KỸ NĂNG ĐỒ ÁN MÀU
Sau khi luyện thiết kế đồ án đen trắng theo quy luật thì bắt đầu bắt tay vào viết thiết kế đồ án màu, để đồ án màu thiết kế được có tính hấp dẫn và đến dai đoạn thực dụng , khiến cho đồ án thiết kế có hiệu quả thực sự, thường thường được bắt nguồn từ việc vận dụng kỹ năng đó một cách thuần thục. Việc vận dụng kỹ năng đồ án màu là hết sức phong phú chúng ta có thể khai thác chúng ở rất nhiều các khía cạnh , lĩnh vực khác nhau,làm cho chúng càng mang đậm nét hiện đại một cách rõ ràng trong khâu thiết kế đồ họa màu. Vật liệu công cụ thiết kế đồ họa màu ngày càng nhiều được ứng dụng, cho nên việc thiết kế đồ họa càng rộng rãi và có tiền đề phát triển càng rộng mở hơn. Dưới đây xin giới thiệu một vài kỹ năng cơ bản trong luyện tập đồ án màu.
1. Thưởng thức bước đầu về hiệu quả kỹ năng này.
Dùng bột màu nước ( dùng màu nước hay màu đều được ). Tiến hàng luyện tập việc dàn màu trên mặt phẳng của giấy vẽ, hay dùng bút khô tô màu. Tạo đường nét theo nhiều, tạo nếp nhăn hay các chấm nhăn quá độ, đó là cách luyện tập cơ bản tạo màu, nó là sự biểu thuộc tính về đặc điểm lên màu của màu thuốc mà ta nắm bắt đươc, làm nền tảng tiền tàng cho bước vận dụng kỹ năng đó ( tham khảo hình 1 -6 về thể hiện kỹ năng đó )
2. Những ví dụ cụ thể về việc vận dụng kỹ năng trên.
1. Trải màu phẳng : dùng loại màu có độ bão hòa việc phải tiến hành tô màu dàn trải đồng đều trên mặt phẳng , nó vừa có hiệu quả là che phủ tương đối tốt, màu sắc cũng tương đối rõ ràng. Đó là kỹ năng tô màu tương đối rõ ràng ( tham khảo hình 1 )
2. Phương pháp vẽ khô : phương pháp này được sử dụng trong trang trí đồ họa biểu hiện với phong cách cổ xưa. Bắt đầu từ tô màu đậm sau đó dần dần đến màu sáng như vậy lấp láng có cảm giác mạnh mẽ khi phối màu ( đều phối màu ) cần phải ….
Màu sắc hình vẽ tay cần phong phú nhưng cũng phải hài hòa, đặc biệt phải chú ý đến hiệu quả của bề mặt bức tranh vẽ, khi đạt được như hiệu quả mong muốn là được ( tham khảo hình 2 )
3. Bút pháp dùng nước để hòa màu : Tiến hành vẽ trên đặc tính của loại màu được hòa bằng nước. Trước khi vẽ trước hết phải giả tưởng được ra hiệu quả về hòa màu trên mặt bức họa. Khi tiến hành vẽ động tác phải nhanh tay, phần nước phải đủ mỗi gam màu trước khi nước khô phải lên được tốt và tương tác thẩm thấu tốt gắn kết sâu để hiệu quả việc hòa màu là tốt nhất. Kỹ năng của phương pháp này là thích hợp cho những đồ họa thể hiện sự trong suốt , sáng bóng của đồ họa ( tham khảo hình 3).
4. Phương pháp đẩy : phương pháp này là lợi dụng độ thuần khiết của màu có khác nhau cùng với độ sáng khác nhau để đẩy đi để thực hiện , đó là một giải pháp thường thấy trong đồ họa hiện đại bởi nó cho sự biến đổi tầng tầng lớp lớp rất rõ nét, rất phong phú( tham khảo hình vẽ 4 ).
5. Phương pháp vẽ theo nét : đó là cách vẽ tương đối truyền thống, có sự biến đổi tầng lớp rất phong phú , do nét vẽ đan xen lẫn nhau, khiến cho mức độ trang trí có được hiệu ứng tốt hơn, mức độ thưởng thức cũng được đậm đà hơn mà sự so sánh giữa các màu được rõ nét hơn. Phương pháp vẽ theo nét vẽ thường có hai cách vẽ nét trước rồi tô màu hay tô màu trước rồi đi nét sau, hiệu quả mang lại của hai cách có khác nhau, cách vẽ trước thì nét vẽ thô mảnh không đồng điều , sinh động và rất tự nhiên. Cách vẽ sau thì nét vẽ chỉnh chu. Mỗi cách được thưởng thức theo cách riêng biệt của nó. ( tham khảo hình 5 – A –B )
6. Phương pháp dùng chì màu : ứng dụng đặc điểm của chì màu trong hội họa để thu được hiệu quả độc đáo mà nó mang lại bởi chì màu có thể tự tiện điều phối màu trên giấy vẽ,giữa các gam màu với nhau lại có thể lại xen kẽ với nhau một cách tự nhiên , đậm nét hay mảnh nét đều được, nó có thể mang lại hiệu quả mà các dạng màu khác không thể làm được ( tham khảo hình 6 ).
3. Chuyển đổi gam màu
Để trao nhồi thêm kiến thức ứng dụng màu của học trò, thì việc luyện tập thư pháp này nhiều là tối cần thiết , từ đó khiến cho người học biết cách xoay sở một cách hết sức linh hoạt trong việc vận dụng màu sắc để việc thiết kế được dễ dàng, chẳng hạn màu nóng hay lạnh, độ sáng và thuần khiết vẫn do sự thay đổi của gam màu. Đó là kỹ năng mà người thiết kế cần phải nắm bắt và ứng dụng một cách thành thạo ( hình 1- 6 về điều phối màu ).
4. Sự biến đổi của cung cách đồ án :
Đây chỉ ra rằng bằng cách thức tổ hợp một cách hoàn chỉnh. Và thực dụng để tạo hình thông qua việc luyện tập vẽ đồ họa đơn hình và đồ họa màu, chẳng hạn đồ họa đơn nhất, đồ họa tiếp nối đôi hại hướng, đồ họa thích ứng đều là cách thức một trong ba loại thường ứng dụng :
1) Đồ họa đơn lẻ : có thể chia thành loại đều đặn và loại đối xứng
a, Loại đều đặn : đó là kiểu cách đồ họa tương đối tự do và không bị gò bó trong khuôn khổ. Nhưng vẫn phải chú trọng đến sự biến đổi về sự đồng đều và trọng tâm của đồ họa ( tham khảo ví dụ hình ).
2) Đồ họa dạng liên tiếp hai hướng : Đó là chỉ hình thức tổ chức được sắp xếp một cách liên tiếp nhau sau khi đưa đồ họa đơn lẻ xê dịch lên xuống hay sang phải trái theo hướng khác nhau. Tạo thành đồ án trang trí dài kiểu viền mép. Kiểu cách của chúng có thể chia thành dạng sóng , rạng soắn, rạng mặt phẳng, dạng tự do, hay dạng thẳng đứng, dạng nét nghiêng, dạng gấp đối xứng, hay dạng một nửa hoàn chỉnh với một nửa thì không, tóm lại có 8 hình thức cơ bản ( tham khảo hình ví dụ từ 1 – 8 ).
3) Đồ họa kiểu thích nghi : Đó là chỉ loại đồ họa trang trí thích nghi với ngoài hình bên ngoài. Do bị hạn chế bởi hình thù bên ngoài khác nhau, nên đồ họa bên trong càng trở nên biến đổi nhiều hơn, tạo nên phong cách trang trí khác nhau. Phù hợp với dạng hoa văn thường là: kiểu đồng đều, kiểu đối xứng, kiểu hướng tâm, kiểu ly tâm, kiểu lớp lang …. ( tham khảo ví dụ trong hình 1 – 6 ).
4) Đồ họa liên tiếp bốn hướng : đó là chỉ một hoa văn đơn lẻ cơ bản được tuần hoàn theo bốn hướng lên xuống ,sang phải , sang trái, một cách liên hồi để trang trí. Loại thiết kế hoa văn bốn hướng này chủ yếu ứng dụng trong đời sống hàng ngày như trang phục làm từ vải sợi , nó có mang tính thực dụng và trang trí. Kiểu đồ án hoa văn sắp sếp liên tiếp cơ bản có hai dang kiểu cách là sắp xếp song song hay dạng hình thang ( tham khảo ví dụ về kiểu cách theo hình nhóm 1 -4 ). Trong việc sắp xếp hình họa phải hết sức tránh những đường nét ngang văt hay đường nét tạo không gian nét thẳng không cần thiết. Vả lại giữa các hoa văn với nhau cũng phải xét đến khía cạnh to nhỏ và sự biến hóa đan chéo nhau, khiến tổng quan về đồ họa được hoàn chỉnh càng làm tăng thêm sự phong phú và đồng đều trong biến đổi.
5) Các bước trong khâu thiết kế: Việc nắm bắt được lộ trình trong khâu thiết kế một cách chuẩn xác là hết sức cần thiết, nó không những mau chóng đưa ta bắt được cái linh khí, mà còn đỡ mất nhiều thời gian trong khâu thiết kế được mau lẹ, mang lại hiệu quả sáng tác hữu ích cao.
1, Trước hết phải thảo bằng bút chì : dùng bút chì phác thảo sẽ lộ ra ý nghĩ của ta, không nhất thiết phải quá chỉnh chu, và có thể vẽ ở nhiều góc độ khác nhau……. Sau đó chọn ra hình vẽ mình cảm thấy là lý tưởng .
2, Chỉnh chu phác thảo : phác thảo khi đã vẽ xong. Dùng một giấy bóng đè lên phác thảo rồi can in sang một giấy vẽ khác, ta sẽ được một phác thảo tạo hình một cách hoàn hảo đơn giản sinh động .
3, Lên màu cho chủ thể : trước hết là vẽ màu tổ màu cho chủ thể hình vẽ, nên suy ngẫm trước tiên là dùng bút pháp nào để thể hiện kỹ năng đó, thông thường màu của chủ thể cũng chính là màu của chính bức tranh đó.
4, Lót nền để hoàn chỉnh phác thảo: căn cứ vào màu sắc tạo hình của chủ thể đã được hoàn chỉnh. Tùy vào sự đậm nhạt, trong suốt, hay độ thuần khuyết của nó mà lót nền màu cho nó làm nổi bật chủ thể ( tham khảo hình ví dụ 1- 4).