Cấu thành mầu

   Việc cấu thành màu sắc cũng là một môn cơ bản nhất, quan trọng nhất trong thiết kế tạo hình hiện đại, nắm bắt được kiến thức này tốt , nó có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng để nguồn thiết kế có trong tay một công cụ sáng tác nghệ thuật mới mẻ về ý niệm màu sắc và có linh cảm để vận dụng màu sắc đó một cách khởi phát, đồng thời nó đặt nền móng cho người sáng tác sau này ở mọi chuyên nghiệp đều có kiến thức cơ bản để mà vận dụng.

cau thanh mau 1

cau thanh mau 2

       I. Nhận thức nguyên lý về màu sắc

      1. Ánh sáng và màu.

          Sau cơn mưa, cầu vồng trên trời vắt ngang qua bầu trời, cho ta thấy màu vàng chanh , màu cam,màu xanh, tím,lam, đỏ rực rỡ, tức bẩy sắc cầu vồng, cho ta được ít phút cảm nhận thần bí ( xem hình 1 ), thực ra nó chỉ là một trong những hiện tượng của thiên nhiên phổ biến nhất, bởi sau cơn mưa nước rong không khí bốc hơi, hấp thụ ánh sáng có bước sóng khác nhau khúc xạ vào mặt người hình thành hiệu ứng quang học hco ta cho ta cảm giác đó. Xung quanh ta thế giới muôn màu lung linh, cũng bởi vạn vật chịu tác động của nhiều loại ánh sáng có bước sóng khác nhau gây nên hiệu ứng thị giác đó.

     2. Định nghĩa về 3 loại màu cơ bản

     Trong hội họa cũng như trong thiết kế. chúng ta dùng màu là vật thể, có loại màu từ thực vật, có loại từ khoáng vật chúng có thể hòa với nhau tùy tiện. Trong đó cái màu đỏ, vàng, xanh là ba màu cơ bản nhất, ta gọi là màu nguyên bản. Bời vì chúng ta có thể điều hòa thành mấy trục loại gam màu thậm chí hàng trăm loại gam màu khác nhau ( ngoại trừ màu đen và trắng ), nhưng các gam màu khác loại không thể hòa thành ba loiaj màu cơ bản này. Ba loại màu có bán này, hiện chúng ta sử dụng là rất tinh khiết, dùng chúng có thể phối thành các loại gam màu trung gian và phức hợp , chẳng hạn như màu vàng cam, màu xanh lục và màu tím.( xem hình màu 2 –A.B ).

    A) So sánh về độ trong suốt : chúng ta có thể từ hai mặt để hiểu biết về mối tương quan để nhận thức về độ trong sáng, ta đi từ trắng và đen , đậm và nhạt, tìm ra thực chất của mối tương quan biến hóa lưỡng cực về độ sáng  của chúng , màu đen có độ sáng là thấp nhất, tương phản màu trắng có độ sáng là cao nhất. Từ mặt khác nhìn lại thì những màu các loại mà chúng ta sử dụng , cũng có sự phân biệt rõ ràng về sự biến đổi độ sáng , chẳng hạn như màu vàng ,màu cam hay màu xanh rõ ràng là có màu sóng hơn màu đỏ, màu tím, màu xanh lam,trong vận dụng thực tế ta thường pha thêm chất liệu màu trắng hay màu sáng nào đó để tăng thêm độ sáng của màu theo một tỷ lệ nhất định. Nếu cần màu tối hơn thì pha lẫn màu đen hay màu xanh, hoặc màu nâu sẫm…v….v.  Mối tương quan ( tỷ lệ) tùy thuộc vào đòi hỏi của thiết kế đồ họa  ( xem hình 4 A-B-C ).

     B) So sánh về độ thuần khiết : độ thuần khiết ở đây là chỉ độ bão hòa của màu, cũng gọi là gam màu, gam màu càng thấp thì độ thuần khiết càng cao. Chẳng hạn màu đỏ, vàng, xanh, là ba màu cơ bản thì độ tinh khiết của nó rất cao. Còn các loại gam màu khác đã hòa phối với nhau rồi thì độ tinh khiết cảng giảm dẫn tương ứng, số lần hòa phải càng nhiều lần thì độ tinh khiết càng giảm theo. Trong thiết kê ta đang phối màu tạo nên màu tro để nhận được một hiệu quả là nhã nhặn, hài hòa. Đương nhiên trong thiết kế ngoài cần phải lưu ý đến hiệu quả về tỷ lệ tinh khiết., còn phải chý ý đến tỷ lệ tương quang về dộ sáng. Không có nghĩa là độ tinh khiết càng cao thì độ sáng càng cao, ngược lại không có nghĩa độ tinh khiết càng thấp thì độ sáng càng thấp. Nhưng mối tương quan giữa tỷ lệ về độ sáng và độ tinh khiết lại là một yếu tố không thể thiếu trong sự thay đổi màu sắc của bức họa. Nếu hai yếu tố này vận dụng được tốt thì khi thể hiện điệu đà, của bức vẽ rất tốt.( hình tham khảo 5 –A-B-C )

     C) Tỷ lệ màu phù trợ : Việc sử lý mối tương quan màu phù trợ trong mối tương quan về màu sắc là rất khó, nó chỉ ra hai nhóm màu đối xứng ở góc độ 180* trong bảng màu vàng chỉ ra mối tương quan không hài hòa khi vận dụng chúng phối màu, ( xem hình 6 –A-B-C ). Tức hai nhóm đó sắp xếp cùng đồng thời nhưng không chứa cùng một chất màu chẳng hạn như đỏ và xanh, vàng và tím, lam và màu cam…v..v.v.. đó là những đôi so sánh rõ ràng nhất, nếu việc vận đụng sự so sánh đó không được  hết bởi màu màu bổ trợ ( phụ trợ), hình vẽ khó mà hòa hợp khó mà được hiệu quả đồng điệu lý tưởng, nếu vận dụng được thỏa đáng thì nó lại mang lại một phong cách thiết kế tương đối lý tưởng, trong nhiều tác phẩm nghệ thuật dân gian , truyền thống hay hiện đại, việc vận dụng màu bổ trợ là rất nhiều mà cũng rất thành công, nói tóm lại nó là vận dụng hiệu ứng bổ trợ với nhau, và mối tương quan so sánh, đạt được hiệu quả về màu sắc lớn nhất vừa hài hòa vừa hợp tỷ lệ so sánh.

     D) Sự so sánh tỷ lệ giữa màu nóng và lạnh ( tỷ số so sánh): mối tương quan về tỷ số so sánh giữa  màu nóng và lạnh với nhau cùng là mối tương quan nổi bật trong việc sử dụng màu, nó cũng là một vấn đề cần suy nghĩ trong sáng tác trước và sau đó. Trong vòng màu, đỏ , màu da cam và màu vàng là nằm trong hệ màu nóng, còn màu xanh lục , xanh lam, tím nằm trong hệ màu lạnh. Trong vận dụng chúng giữa dùng màu nóng và lạnh mà không thỏa đáng, khiến cho màu trên mặt tranh bài trừ lẫn nhau, rất không hài hòa, khiến bức tranh có màu sắc không đạt được lý tưởng, trong trường hợp này ta thường xử lý bằng cách đều chỉnh về diện tích hoặc điều chỉnh về độ sáng và độ tinh khiết của chúng. Chẳng hạn như với tranh màu nóng là chủ đạo thì giảm diện tích của phần hòa gam màu lạnh xuống khiến chúng trở thành màu tô điểm hay màu bổ trợ ,làm cho tỷ lệ màu cực nóng giảm bớt do quá nhiều màu nóng trong đó gam lạnh có điều hòa thêm một ít màu dung hòa theo một tỷ lệ nhất định, nó tạo ra bức vẽ không còn quá xung đột tàn khốc về tỷ lệ giữa nóng và lạnh một cách có hiệu quả, đó là việc điều tiết về diện tích . Còn việc điều tiết về độ sáng và độ tinh khiết thì chỉ cần điều phối thêm màu trắng , màu tro, hoặc dùng màu bổ trợ để làm dịu gam màu nóng hay lạnh nâng mức sáng hay độ tinh khiết theo tỷ lệ thỏa đáng, tạo thành màu tro, đó cũng là một thủ pháp lý tưởng. ( xem hình 8 –A-B ).

cau thanh mau 3

cau thanh mau 4

cau thanh mau 5

cau thanh mau 6

cau thanh mau 7

cau thanh mau 8

cau thanh mau 9

cau thanh mau 10

cau thanh mau 11

cau thanh mau 12

cau thanh mau 13

cau thanh mau 14

cau thanh mau 15

cau thanh mau 16

II. Cấu thành màu sắc và cách luyện tập

      Sau khi đã có kiến thức nhất định về màu rồi, ta có thể bắt tay vào việc luyện tập tạo mầu một cách thỏa đáng thông qua luyện tập trên ta vững tay áp dụng chúng cho việc tô màu hình họa.

    1. Cấu thành màu sắc.

     Tiến hành luyện tập và thiết kế theo gam màu nóng trong bảng màu. Từ đó ta thu được từng gam màu nóng với phong cách khác nhau, trong thiết kế phải lưu ý về sự biến đổi chủ , thức và mối tương quan giữa sáng tối và độ tinh khiết của chúng ( xem hình – 1- 10)

     2. Luyện tập vẽ màu lạnh

    Tiến hành luyện tập và thiết kế theo gam màu lạnh là chính trong bảng màu. Từ đó ta thu được từng gam màu lạnh với phong cách khác nhau.­Chẳng hạn hòa màu xanh lục, hòa màu tím…. Cùng điểm thêm màu nóng sen kẽ để biết được sự biến đổi của màu làm phong phú thêm hiểu biết về việc phối màu( xem hình 11- 20).

     3. Luyện tập về mầu bổ trợ

      Tiến hành luyện tập theo nhiều nhóm màu bổ trợ, trong việc điều chỉnh và biến đổi về độ sáng, độ tinh khiết, cùng đồng thời luyện cách phối hợp xử dụng màu trung hòa từ màu trắng, đen và tro, nhưng phải lấy chủ đạo là màu bổ trợ ( xem hình 2 -32 )

      4. Luyện tập về màu tro :

      Xuất phát từ nhận thức chủ quan có khuynh hướng thiết kế và vận dụng cách  làm giảm độ tinh khiết của màu, khiến cho màu trên bức tranh càng trở nên trầm, nho nhã. Đó là khuynh hướng đối với gam màu nóng lạnh nhưng càng phải lưu ý sự biến đổi của lớp lớp ( xem hình 33- 50).

    a) dịch chuyển độ sáng : đó là sự biến đổi về độ sáng của màu là chính, có ý thức lấy từ một màu hay nhiều màu biến đổi độ sáng của chúng,trong dịch chuyển biến đổi cho thêm màu trắng hay đem theo tỷ lệ nhất định để có sự biến đổi về độ sáng của chúng theo lấp lánh . Khi thiết kế ta điều chỉnh màu có độ sáng cao, độ sáng vừa và thấp biến đổi khác nhau, như vậy đã sẽ nắm bắt được một cách hoàn hảo hơn về sự biến đổi độ sáng của màu ( xem hình 51- 75).

     b) dịch chuyển độ tinh khiết : lợi dụng độ tinh khiết của màu để tiến hành dịch chuyển, theo tuần tự với độ tinh khiết khác nhau, quá trình đó khiến cho thị giác cảm nhận được. Trong quá trình tiên tiến đó cho ta cảm giác rất tự nhiên sắc nét một cách tự nhiên về sự dịch chuyển của độ tinh khiết của màu. Trong quá trình luyện tập, có sự biến đổi dần từ độ tinh khiết thấp có sụ phối thêm màu bổ trợ khác nhau …v…v.( xem hình 76 – 95)

     c) dịch chuyển màu bổ trợ : bản thân sự dịch chuyển màu của nó có đặc điểm riêng. Ngoài màu bổ trợ tương đối sắc nét ra, tùy vào sự dịch chuyển có điều tiết ra, giữa các màu cơ bản sẽ có sự thay đổi lớp lớp màu tro rất phong phú, chẳng hạn như dịch chuyển giữa màu đỏ, màu xanh sẽ được nhiều màu tro do sự điều tiết giữa đỏ và xanh khác nhau. Nếu cho màu hơi tối thì có thể phối thêm đỏ trong sáng ( xem hình 96 – 102)

     d) Sự cấu thành màu chồng lên nhau trong thấu

     Việc luyện tập chống lấn mầu trong thấu là vận dụng việc phản chiếu lẫn nhau của ánh sánh của màu gốc với đặc điểm đỏ mà tiến hành luyện tập một cách chồng lấn màu trong thấu đáo, trongkhi hòa phối hai màu với nhau , ta sẽ có được chung gian , khi màu trong đó dùng trong hình chồng nhau , sẽ cho ta một tạo hình ảnh chiếu do thị giác cảm nhận được, từ đó tạo được một không gian màu sắc khác, Việc dùng màu cho độ tinh khiết cao và có độ sáng cao  thường cho ta hiệu quả lý tưởng nhất về màu sắc ( xem hình 106 – 108 )

     e) Cấu thành không gian hỗn hợp

     Đặc tính của sự cấu thành không gian hỗn hợp được biểu hiện bằng một hình thức lựa chọn một bất kỳ hình thể nào đấy hay hình vẽ nào đó, rồi trước hết ô cách hóa hay chấm điểm hóa , sau đó dùng các loại màu khác như theo thứ tự tô màu cho chúng. Mảng màu to nhỏ hay nhiều ít phải sử lý theo sự biến đổi mà nhu cầu cần thiết, mang lại hiệu quả cho thị giác về màu sắc về lớp lang màu sắc cũng như cảm nhận về không gian ( xem hình 119 – 141)

     f) Sự cấu thành màu sắc tình tứ:

 Bởi con người đối với màu sắc có khác nhau về nhận thức cũng như tình cảm bởi vậy mỗi người dùng màu sắc để biểu lộ tình cảm có khác nhau, do vậy người thiết kế dùng màu sắc để biểu đạt các sự vật xung quanh với tình cảm hoàn cảnh khác nhau …v..v.v.

     Đó là sự cần thiết , thông qua việc luyện tập đó, ta nắm vững được cách vận dụng màu sắc đó diễn đạt năng lực của mình. Về mặt đề tài : xuân hạ thu đông, vui buồn tức giận,chua cay đắng chát, cũng rất dễ biểu đạt được nội hàm của nó ( xem hình 142- 151)

    g) Sự cấu thành màu sắc sáng tạo

        Sau khi nắm được những quy luật cơ bản trong cấu thành màu và vận dụng được nó thành thục dựa vào sựu tư duy sáng tạo và mọi hình thức tổ hợp cấu thành, tiến thêm một bước trong tư duy sáng tác một cách linh hoạt, để biểu đạt tình cảm sáng tạo. Đó rất giúp ích cho ta trong tư duy sáng tác và thiết kế ( xem hình 152- 155).

 

 

 

0976984729