MÀU SẮC ÁP DỤNG TRONG TẢ THỰC VÀ TRONG TRANG TRÍ

 Trong thực tế, những mầu ấy được áp dụng cụ thể vào cuộc sống như : - Diễn tả những màu của thực tế thiên nhiên. – Làm thỏa mãn nhu cầu về thẩm mỹ con người, cụ thể trong những trang trí nói chung như bìa sách, khẩu hiệu, hội trường, ấm, chén,vải lụa….. Vậy thì cách áp dụng màu sắc trong hai mặt này phải khác nhau, bởi vì cái trên thiên nhiều về diễn tả nội tâm và cái dưới chú ý về hình thức.

     I – Màu sắc của tả thực

    Màu sắc là một ngôn ngữ hội họa. Diễn tả thiên nhiên qua màu sắc hội họa tức là diễn tả thực tế qua nhận xét, xúc cảm của con người. Mẫu vẽ là hiện thực,phải tả được cái thực dù có sáng tạo thêm bớt để nâng cao, mà màu sắc của thực tế về mặt căn bản không giống như màu sắc trong trang trí. Thí dụ /; vẽ cây lá xanh,không thể vẽ thành đỏ. Trong thực tế màu đỏ của thên nhiên cũng không cụ thể như màu đỏ trong trang trí. Chẳng hạn như lá cờ trong huy hiệu, bìa sách, tranh cổ động thì màu đỏ thật là đỏ, nhưng nếu vẽ lá cờ treo ở ngoài phố thì đỏ ấy không còn nguyên vẹn đỏ nữa. Vì thế nhiện vụ của màu sắc trong bức tranh tả thực là phải : gây được ấn tượng về màu sắc có thực của thực tế. Nghệ thuật là xúc cảm. Xúc cảm cần phải chân thành mới nói lên được đúng màu sắc của thiên nhiên. Mỗi người có mỗi tính nết khác nhau thì cảm xúc cũng khác nhau. Người không biết hay không học vẽ thì quan niện ở thiên nhiên màu sắc rất đơn giản , trời xanh thì dùng lam, mái nhà màu đỏ, màu tóc là đen, lúa là vàng. Nhưng với người học  vẽ thì cũng thấy nó là lam, đỏ, đen , vàng,nhưng với cách nhận xét lí trí của nghệ thuật hòa sắc nên thấy mỗi màu ấy trên thực tế rất phong phú.Vậy thì đặc trưng của màu sắc tả thực là không còn ở trạng thái nguyên chất và không có những màu giống nhau, dù cùng là một chất màu như nhau. Sở dĩ như vậy vì ba lí do :

        1. Không khí chúng ta thở là màu lam nhẹ. Đồng thời ánh sáng xuyên qua không khí, tạo nên rất nhiều màu.

        2. Mỗi vật đều có tối sáng. Trong từng khu vực của sáng và tối  có tỉ trọng ánh sáng và bóng tối khác nhau, khu vực sáng thì ảnh hưởng màu nóng, còn trong khu vực tối thì ảnh hưởng của màu lạnh.

        3. Mỗi vật bị ảnh hưởng màu phản ánh của những vật xung quanh. Thí dụ : ta nhìn quả hồng đỏ mà xung quanh. Là cây xanh, da mặt hồng hào của người đi trong rừng cây, thì thấy quả hồng hay mặt người màu xanh đi cũng như mặt một người ốm mà đứng gần lửa thì thấy hồng ra. Mặt khác, một vật ở trong một vị trí nhất định, không phải là chỉ chịu sự phản ánh của một bề mà cả bốn bề. Nếu mỗi bề có những màu khác nhau thì cũng chịu sự phản ánh khác nhau, nhưng dù có chịu ảnh hưởng thế nào đi nữa, vẫn đảm bảo màu gốc. Sau đây là gợi ý một số kinh nghiệm qua thực tế pha màu.Vẽ cây thì chủ yếu là xanh lá cây nhưng có thêm màu khác trong từng trường hợp cụ thể. Xanh lá cây + lam+vàng thư+vàng+thổ+vàng chanh+nâu+ đỏ,nhưng chú ý màu xanh lá cây  là chính nếu là cây xanh, có lúc pha thêm lam, có lúc thêm vàng nhưng có lúc là nâu, tức là tùy hoàn cảnh thực tế. Đây không phải là pha tất cả các màu ấy cùng lúc, mà có trường hợp pha trộn hai màu, có lúc ba màu…v..v…v.. Khi vẽ trời xanh thì pha thêm vàng thổ + nâu + đỏ+ vàng chanh ( tùy theo thực tế mà nhận xét ). Vẽ mặt người thì vàng + nâu là chính ( người Á đông), thêm các màu đỏ + xanh lá cây + lơ + vàng chanh. Một số màu có đặc tính về hòa sắc như : màu trắng có tác dụng chính về sắc độ đậm nhạt , muốn nhạt màu thì pha thêm trắng + các màu sáng hoặc một lượng mầu đối lập rất nhỏ.

   II – Màu sắc trong trang trí

   Màu sắc của trang trí căn bản không phụ thuộc thiên nhiên. Người vẽ có thể vận dụng hoàn toàn chủ quan để sáng tạo thông qua những nguyên tắc về màu sắc.Ở đây cũng cần nói thêm là trong một số thể loại về trang trí như trang trí sân khấu vẽ áp phíc có trường hợp cũng dựa một phần vào màu sắc thiên nhiên nhưng không yêu cầu như mầu sắc của hiện thực, mà chỉ cso mục đích để gợi cho người xem. Ví dụ như vẽ cây chỉ có màu xanh, da người màu hồng…v…v.

      Màu sắc của trang trí không nệ vào thiên nhiên nên sự sáng tạo của người vẽ được hoàn toàn chủ động, nhưng cũng vì thế đòi hỏi người vẽ phải tìm màu cho hài hòa và hấp dẫn. Màu sắc trong trang trí có thể dùng nguyên chất hoặc có pha trộn không hạn chế, nhưng yêu cầu của màu cũng phải tùy thuộc vào từng thể loại để dùng khác nhau, bởi vì có lúc màu trang trí là để nâng cao nội dung. Thí dụ : vẽ bằng khen nếu vẽ màu sắc sặc sỡ, rườm rà quá sẽ không làm nổi được nội dung trang trọng của bằng khen, hoặc áo hoa quá sặc sỡ làm cho người ta quên, không thấy mặt của người mặc áo.

      Chúng ta đã nghiên cứu kĩ bài màu sắc, nó sẽ thiết thực phục vụ cho trang trí, đồng thời nghiên cứu bài sau nói về trang trí nói chung, sẽ thấy màu sắc còn liên quan đến độ, đường nét và hình trong phạm vi của trang trí họa.

     Vài lời dặn

     Mục đích của bài này là áp dụng những nguyên tắc của màu sắc trong hai lĩnh vực chủ yếu của hội họa là dùng màu để diễn tả thiên nhiên và trong trang trí. Nghệ thuật phải sáng tạo như thế có nghĩa là không áp dụng nguyên xi những điều mình biết qua sẽ vẽ và pha màu giống nhau. Nhưng trái lại nếu không dựa vào nguyên tắc pha màu , nhận xét không có lí thuyết chỉ đơn thuần là do bản năng thì lại không nâng cao được trình độ. Bởi vậy pha màu theo chủ quan để vẽ trang trí, hay dựa vào thiên nhiên để diễn tả thực tế, nên chú ý tìm nhiều cách pha trộn và nhận xét : trong thiên nhiên màu luôn luôn thay đổi và không giống nhau. Người mới tập pha màu, nhất là pha trộn nhiều màu cùng lúc, trong ấy có những màu đối nhau, hay thành màu xám xịt, buồn tẻ.

    Để tránh tình trạng trên, chỉ nên:

    - Lúc đầu pha hai màu đối nhau để thành một màu xám nhưng sau đấy lại pha thêm những màu tươi vào.

    - Pha những màu tươi với nhau trước, nếu thấy màu ấy thiên về hệ nóng hay hệ lạnh, thì pha màu của hệ kia vào, nên cho từ từ, không nên cho nhiều ngay.

    - Mấu chốt của bài này về phần màu tả thực là vì lí do của màu không giống nhau, cần tập chung nghiên cứu và phân tích sâu.

0976984729