Một số bài tập-học vẽ về Mache chất liệu của sinh viên mỹ thuật
Nghiên cứu thiên nhiên động vật là tạo sức sống vào tranh là sự sinh động, mà trước hết là dáng, mà các họa sĩ hay nói là bắt dáng hiểu theo khía cạnh thẩm mỹ là dáng là các hình được biểu hiện ở tư thế điểm hình nhất nêu được đặc trưng con vật trong động thái của nó. Phải tập bắt cho được cái dáng đó . Muốn vậy trước khi vẽ ta nên nắm bắt cái cách đi , đứng , nằm , ngồi , bay , nhẩy hay bơi lội của động vật ta muốn kí họa.
Bài tập-học vẽ- Luật xa gần tập hợp những phương pháp biểu hiện không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều bằng các yếu tố tạo hình như đường nét, tỉ lệ, sắc độ... nhằm giải thích và trình bày diễn biến sự vật, hình thể đang tồn tại trong không gian từ gần đến xa theo quy luật của mắt nhìn. Luật xa gần còn được dùng với nhiều tên gọi khác như: luật viễn cận, luật phối cảnh, phép thấu thị. Trong nghệ thuật hội họa nói riêng cũng như trong nghệ thuật tạo hình nói chung luôn luôn cần áp dụng luật xa gần. Vẽ phong cảnh tĩnh vật, người... đều dựa vào luật này để quan sát, phân tích và tạo ra tác phẩm đúng hiện thực. Một cái đùi, một cánh tay để chéo, một mặt người cúi xuống cho đến một chiếc ghế, một lọ hoa, ấm chén.... đều là hiện tượng của một hình thể qua luật xa gần. Trong nghệ thuật trang trí cũng có thể loại cần đến luật xa gần , như trang trí sân khấu. Ngay cả những người sáng tác mẫu hàng mĩ nghệ thực dụng, nếu không có khái niệm về luật xa gần cũng không thể tạo được đầy đủ hình thể đồ vật do mình sáng tạo. Bởi vậy, định nghĩa cho luật xa gần là một khoa học,phân tích giải quyết hiện tượng của mọi vật thể ở xa hay gần mắt nhìn của người vẽ. Khi chưa có định luật xa gần người ta đã vẽ những bức tranh không phân biệt xa gần , không đối chiếu so sánh người vật ở gần với ở xa, do đấy đã hạn chế rất nhiều khi diễn đạt trong hội họa.
Học vẽ-Khối - tĩnh vật. Khối cơ bản là những khối như: Hộp , cầu, trụ, chóp…Đối với những người mới học vẽ, muốn vẽ giỏi, trước tiên ta phảI vẽ, chép và vẽ lại theo trí nhớ thật nhuần nhuyễn những khối cơ bản, vì khi vẽ những hình khối phức tạp trước tiên ta phảI qui những khối phức tạp đó thành những khối cơ bản rồi mới vẽ chi tiết.
Học vẽ -Giải phẫu môn giải phẫu tạo hình giúp hoạ sĩ, nhà điêu khắc hiểu rõ và nắm được tỉ lệ, đặc điểm, cấu trúc, hình khối toàn bộ và mọi bộ phận của cơ thể con người đẻ có thể hình dung được vị trí của từng bộ phận khi có những chuyển biến về hình thái bên ngoài do động tác, cử động tạo nên, từ đó giúp người sáng tác nghệ thuật diễn tả được sâu sắc, sinh động và sáng tạo, tránh được những nhược điểm trong việc dựng và tạo hình con người.
Bài tập về hòa sắc. Sự sắp xếp tương quan giữa các màu trong một không gian nhất định nhằm đạt được quan hệ hài hoà về màu sắc. Sự thẩm định của con người đối với tương quan màu sắc rất đa dạng. Mỗi người, mỗi dân tộc có thể quan điểm thẩm mĩ khác nhau về màu bởi sự phân bố địa lí hoặc các nền văn hoá khác nhau. Tuy vậy, những nguyên lí cơ bản về hoà sắc vẫn có thể được định hình trên cơ sở những đặc trưng và tính chất của màu sắc. Ví dụ: nếu đặt một hàng chữ màu da cam tươi trên nền màu xanh lục tươi có cùng độ đậm nhạt, ta thấy khó đọc và nhức mắt, vì tương quan cả màu và sắc dộ của chúng gây tác động kích thích thị giác rất mạnh, làm cho người đọc khó tiếp thụ
Bài tập học vẽ - Nghiên cứu thiên nhiên (hoa lá) là một trong những phương pháp tạo hình mà chủ yếu là nhằm xây dựng những tác phẩm trang trí, là phương pháp chuyển hóa những đối tượng có thể là người , động vật , cây cỏ hoa lá đến phong cảnh , kiến trúc , từ những hình ảnh thực thành những mô típ trang trí dùng chủ yếu trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, làm cho nó có khả năng thể hiện được bằng chất liệu khác nhau và ăn nhập chung với không gian mà nó được ứng dụng.
Các bài trang trí đạt điểm 10.Trang trí phải có hình thể rõ (đường nét cụ thể, dứt khoát, có hình thể độc đáo) được sáng tạo theo lối vẽ đặc trưng của trang trí: vẽ đơn giản hoá, vẽ cách điệu hoá, được lặp lại theo phương pháp vẽ đối xứng qua đường trục, xen kẽ nhắc lại theo phương pháp vẽ trang trí đường diềm.
Học vẽ - Bố cục màu- Hình chuyển động ,Bố cục màu là sự phân bổ, sắp xếp một hay nhiều nhân vật trong một diện tích nhất định, rồi được thể hiện ý tưởng bằng mầu. Hoạ sĩ là người quyết định sự sắp xếp vị trí và mối liên quan giữa các yếu tố trên vào tranh để tạo được những bố cục đẹp, độc đáo dựa trên ý tưởng sáng tác của mình. Trong giờ học mĩ thuật, thuật ngữ bố cục luôn được đề cập tới nhằm hướng cho học sinh, sinh viên học cách sắp xếp các yếu tố tạo hình vào trong một khổ giấy, một trang vở, một khung vải. Từ bố cục được dùng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau, ví dụ trong kiến trúc, trong nhiếp ảnh, trong thiết kế sân khấu v.v
Học vẽ-Bố cục màu- Hình khối không gian-Hình đa hướng.Khối tĩnh là khối có tỉ lệ giữa cá cạnh và hình dáng cấu tạo tương đối cân bằng, không quá gây sự tương phản. Trong hình học, khối hộp vuông (lập phương) là khối có cấu tạo hình ít động nhất, vì các cạnh và các mặt bằng nhau, không gây độc chênh lệch về tính chất mà chỉ tạo cảm giác đều đều. Khối động là khối có các thành phần cấu tạo như đường nét, hình, khối mang những độ chênh lệch về tính chất và kích thước giữa chúng với nhau để tạo nên những góc xiên với động của khối có thể thấy rõ: ở bản chất của khối, nhìn chung, khối cứng tĩnh hơn khối mềm, đường thẳng ít động hơn đường cong; về hướng của khối, so với mặt nằm ngang thì khối cứng là tĩnh nhưng khi tạo thành góc xiên với mặt nằm ngang thì thành thế động.
Các định luật cơ bản trong nguyên lý thị giác. Chi tiết tương phản xem như là điểm dị biệt mà điều dị biệt đó gây tính kích thích thị giác làm cho người ta thích thú.Định luật khoảng cách (Định luật của sự gần) Do khoảng cách giữa các hình ảnh khác nhau nên những tín hiệu thị giác đưa lại cũng khác nhau. Những nét ,những điểm hay những hình thể của tín hiệu thị giác chỉ ở gần nhau về khoảng cách thì chúng sẽ tạo thành mối liên kết theo chiều ngang hay chiều dọc(phụ thuộc vào độ gần của khoảng cách ngang hay dọc).Đây chính là định luật của sự gần,tức là hình thể nào ở gần nhau bao giờ cũng tác động vào thị giác con người mạnh hơn ở xa.
Bố cục chữ năm 1 trường đại học mỹ thuật công nghiệp. Khi bước chân vào nghành đồ họa ứng dựng điều làm cho tôi thích thú và quan tâm nhất là chữ. Có lẽ nhiều người không hiểu chữ ở đây là gì ? Thật đơn giản đó là những gì chúng ta nhìn thấy như những gì chúng ta cảm nhận thấy mới là điều quan trọng. Điểm mạnh của chữ không chỉ nằm trong nội dung của nó truyền tải mà còn cả trong vẻ đẹp của nó. Khi một nhà thiết kế đồ họa tiếp cận và đụng chạm vào nó họ mới hiểu hết được giá trị thật sự đằng sau mỗi câu từ vô tri vô giác kia. Các bạn có khi nào tưởng tượng một áp phích chỉ với những câu chữ xếp lại với nhau nhưng chúng lại đem đến cho bạn mọi thông tin và hình ảnh mà bạn mong muốn ? Để làm được điều đó thì công việc của nhà thiết kế đồ họa thật không nhỏ. Cũng giống như từng yếu tố đồ họa riêng biệt, việc thiết kế chữ, sự sắp xếp và trình bày sao cho đáp ứng đủ mọi yêu cầu về giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ là điều quan trọng. Nhà thiết kế luôn phải đặt ra câu hỏi " nó có gây được ấn tượng đúng hay không". Ví dụ : Với một chữ mưa hay nắng thì khi thiết kế nguwoif họa sĩ phải làm sao cho đối tượng của họ cảm nhận được sự ẩm ướt của mùa mưa hay cái nắng chói chang của mùa hè ... Như vậy, việc xác định cảm xúc khi đứng trước một đối tượng cần nghiên cứu là khâu quan trọng nhất. Nó phụ thuộc vào toàn bộ yếu tố và yêu cầu của từng đối tượng. Một nhà thiết kế có thông điệp rõ ràng sẽ có khả năng tạo ra các cảm xúc rõ ràng. Nếu bạn biết cách sử dụng khéo léo các yếu tố trong việc thiết kế ( như sự đối trọi giữa sáng - tối -, to - nhỏ, ngang - dọc, hay việc sử dụng những điểm nhấn ...) để làm nổi bật cảm xúc này thì coi như bạn đã thành công. Bên cạnh việc truyền đạt cảm xúc cho người xem điều quan trọng không nhỏ là bạn phải tạo ra được sự ấn tượng trong đó, để tạo ra hiệu quả cao bạn luôn phải đặt ra cho mình mục tiêu : phải sáng tạo ra cái mới hơn , đơn giản hơn, ... Như một nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng của Nhật đã từng nói : Sự đơn giản là hình ảnh của sự kết tinh có tính nghệ thuật cao nhất. Khi tạo ra một kiểu chữ thì mọi thông tin và yêu cầu đều nằm trong đó. Ví dụ : Kiểu chữ dành cho việc quảng cáo đồ ăn cho trẻ em phải tạo ra được sự thơm , ngon, màu sắc phải phù hợp với sở thích của trẻ gây cho trẻ những thích thú và muốn sở hữu. Ngược lại, khi thiết kế kiểu chữ cho một công ty hay một doanh nghiệp lớn, việc tạo dựng được sự sang trọng, sự bề thế và uy tín của công t y là điều mà bạn phải lưu ý tới.....