Tranh sơn mài Việt Nam - Phần 2

Cách mạng tháng Tám 1945 rồi kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, các nghệ sĩ Việt Nam rời bỏ đô thị chiếm đóng cùng nhân dân đánh giặc cứu nước. Khi đời sống kháng chiến dần được ổn định ở vùng tự do, các họa sĩ tập hợp nhau lại lập xưởng họa ở Xuân Áng, Phú Thọ, xưởng họa quần tín, Thanh Hóa. Các họa sĩ bắt tay nghiên cứu sơn mài, gia tăng bằng màu còn rất hạn chế của truyền thống đưa thẳng vào nghệ thuật cuộc sống của người dân thường mới tranh được độc lập dân tộc và có ý thức cao về cuộc chiến đấu chính nghĩa của mình. Xưởng họa Quần Tín, Thanh Hóa, ra một tập san giới thiệu tranh in đá của các họa sĩ vẽ về làng Cảnh Dương chiến đấu . Cũng tại đây ra đời bức mài " Cái bát " của họa sĩ Ngọc hấp dẫn do hình tượng trực tiếp, mạnh , do tình cảm chân chất mà sâu xa, đồng thời cho thấy khả năng của sơn mài thoát khỏi tháp ngà nghệ thuật để dấn thân vào đời sống.Tô ngọc Vân đã nói với niềm tin sắt đá : Ờ tình thế đặc biệt kháng chiến của nước ta, sơn mài là hoạt động hội họa độc nhất có thể thực hiện được, bởi những nguyên liệu dùng cho sơn mài chúng ta có sẵn để tự cung. Cuộc kháng chiến càng trường kỳ , chúng ta lại càng dư thời giờ đưa sơn mài đến tột bậc của đẹp, để phút đầu độc lập của chúng ta sơn mài được điêu luyện trong tay người Việt Nam, sẽ trao như kỷ niệm của những người đã chiến đấu cho tự do hòa bình, trao sang tay các nhà nghệ sĩ trong thế giới góp một phần vào sự xây dựng một nền văn nghệ sĩ mới cho nhân loại.Điều mà Tô Ngọc Vân dự đoán năm 1948 thì 10 năm sau trở thành sự thực hiện ở cuộc triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1958. Có thể coi triễn lãm 1958 là một dấu son lịch sử nghệ thuật sơn mài nói riêng và trong sử Mỹ thuật Việt Nam, nhân dân - tổ quốc- nghệ thuật quyện chặt vào nhau trong tâm hồn nghệ sĩ và toát lên tranh tràn đầy cảm hứng trong sáng, dung dị. Cuộc triển lãm tiếp theo năm 1960 , cũng là một sự tôn vinh của nghệ thuật sơn mài Việt Nam

 

 

0976984729