NHỮNG PHƯƠNG TIỆN VẼ HÌNH HỌA VÀ CÁCH SỬ DỤNG

 Dùng loại bút chì mềm 2B, 3B, 4B, lõi to vì dễ vẽ, dễ tẩy. Vẽ một thời gian đã quen có thể chuyển sang dùng than. Lấy cành liễu, dâu , dâm bụt, xoan đốt thành than. Ba loại cành trên mềm, phác hình, đánh bóng tốt, cành xoan rắn dùng để vẽ hình được cụ thể. Cách làm than : lấy ống sữa bò, một đầu không có nắp, dùng đinh đục thủng xung quanh bằng nhiều lỗ. Cành liễu, cành dâu, dâm bụt hoặc xoan phải khô, chặt ngắn bằng bề cao của ống sữa bò, bó lại nhét vào ống và đổ thêm cát vào ống , xong lấy đất cát chát kín đầu không có nắp. Cuối cùng lấy một sợi dây thép dài độ một thước, móc vào ống và đưa vào lò ( lò than quả bàng ). Để quãng 10 – 15 phút, kéo ống than ra, thấy khói phụt ra nhiều ở các lỗ thủng là được. Tác dụng của cát cho vào ống là để giữ cho được độ nóng và hạn chế than bị cong. Giấy vẽ : dùng giấy in báo là tốt nhất vừa rẻ vừa xốp. Tẩy cao su nếu vẽ bằng bút chì. Nếu vẽ bằng than thì dùng ruột bánh mì là tốt nhất. Bảng vẽ : một miếng gỗ gán cỡ trung bình 0.40 x 0,55cm hoặc miếng bìa dày, cứng, cỡ tương tự. Đinh rệp ( punaise ) dùng để ghim giấy hoặc kẹp để cặp giấy vào bảng. Gía vẽ : có nhiều loại loại xếp rút có thể mang đi vẽ ngoài trời và loại giá gỗ giống như giá bảng đen nhưng bé hơn.Nếu không có những giá vẽ trên thì làm như sau : chặt 3 khúc tre cao trung bình độ 1m50, 1m60, đục lỗ cả ba đầu của ba khúc tre cho một chốt xuyên qua hai khúc hai bên thân đục nhiều lỗ để cắm que đặt bảng. Khúc giữa là chân sau. Có thể dựa  vào giá trị này để cải tiến thêm tùy sáng kiến. Thí dụ : mỗi khúc lại cắt làm đôi lúc vẽ mới lắp vào để giá khỏi dài, mang đi khó khăn …v.v…v Bút chì hay than, không nên vót nhọn, nên vót dẹt bằng đầu và mỏng, nên cầm nghiêng để đầu bút không ấn xuống mặt giấy mà chỉ lướt ngang đầu chì trên giấy. Nói chung khi cần lắm mới tẩy, không nên lúc nào cũng tẩy tẩy nhiều quá giấy sẽ bị lì, nhất là đánh bóng sẽ thành bóng bẩn. Dùng ruột bánh mì khi vẽ than, mục đích là lấy đi chỗ vẽ sai, nó có chất dính không phải là tẩy nên giấy giữ được tuyết. Trước khi lấy đi nên đập bớt hết than.

   Một số điều cần biết để chuẩn bị bước sang thực hành

Toàn bộ những bài vừa qua là cơ sở lý thuyết, về phương pháp cơ bản mà các bài sau phải áp dụng, đồng thời nó cũng giúp cho ta làm quen từng yêu cầu, cách luyện tập, sử dụng dụng cụ… v.v Nếu chúng ta làm tốt trước được những yêu cầu trên thì những bài sau vẽ hình họa sẽ có nhiều dễ dàng trong quá trình thực hành. Nhân đây cũng cần nói thêm về thế ngồi vẽ, cách đặt bảng mẫu vẽ để tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình thể hiện.

1. Tư thế ngồi vẽ : Trường hợp không có giá vẽ thì để bảng trên đùi, Nhưng nên để đầu gối hơi cao, để bảng hơi chếch, do đấy nhìn hình sẽ được tốt hơn, mắt sẽ ngang tầm với mặt bàng của bảng vẽ . Nên tập đo hay dọi bằng tay trái để có thể vẽ tay phải. Lưng ngồi thỏa mái , giữ đưuọc cữ của tầm mắt và tay đo.

2. Cách đặt mẫu vẽ : Mới tập vẽ nên để mẫu vẽ ở vị trí có ánh sáng ngược, sẽ khó nhận xét. Khoảng cách từ người vẽ đến mẫu không nên quá xa gấp 2,5 lần tỉ lệ của mẫu đo trực tiếp hiện vật như thế nhìn được bao quát hình mẫu. Nếu gần mẫu quá thì chỉ thấy được bộ phận của mẫu ngang mắt mới đúng , còn phía trên và dưới, vì nhìn chếch, hình mẫu bị biến dạng sẽ khó nhận sét và đo

0976984729