TÌM HIỂU VỀ RỖNG TRONG ĐIÊU KHẮC

 

 Đạo đức kinh, chương 11 viết rằng :

“ Ba mươi nan hoa cùng quy vào một cái trục mà xe mới dùng được. Nặn đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ khoảng trống ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa và cửa sổ để làm nhà , chính nhờ khoảng trống đó mà nhà mới dùng được. Vậy ta tưởng cái có ( trục xe, chén, nhà) có lợi cho ta , mà thực ra cái không  ( khoảng rỗng ) mới làm cho cái có hữu dụng “.

     Cái rỗng trong điêu khắc của Henry Moore qua điểm nhấn mạnh cái không trong cặp tương quan có không ( hoặc cái vô trong cặp hữu vô hoặc khoảng rỗng trong cặp khối đặc – khoảng rỗng ) trong đạo đức kinh đã gợi ý cho chúng tôi một cái nhìn thú vị về nghệ thuật điêu khắc. Đó là sự tạo hình từ những khoảng rỗng.

     Xét về mối tương quan đặc rỗng thì lịch sử điêu khắc là lịch sử của việc tạo hình trên khối đặc. Từ thời Ai Cập, Hy Lạp , Lưỡng Hà , La Mã cổ đại cho tới thế kỷ XX đã xuất hiện một số những nhà điêu khắc như Henry Moore đã gần trả lời được câu hỏi đó, Moore nói: “ để biết một thứ bạn phải biết cái đối nghịch với nó”. Và cái đối nghịch của đặc là rỗng, muốn hiểu đặc chúng ta phải hiểu rỗng, và ngược lại muốn hiểu rỗng chúng ta phải hiểu đặc.Đặc và rống đi với nhau như âm với dương, như đóng và mở. Lịch sử của điêu khắc đã quá ưu ái cho đặc rồi và giờ là lúc phải đền đáp xứng đáng cho vai trò của rỗng.

      Ở tác phẩm ngả mình, được Moore sáng tác năm 1951, chúng ta có thể thấy sức mạnh của những không gian trống đã xâm chiếm cơ thể người phụ nữ , làm cho nó bị teo đi, tạo thành một hình thể kỳ dị, mảnh mai, gai góc, cụ thể là những góc khoét ở đầu và bụng, sự săn se lại của tay và chân. Moore giải thích : Bạn di chuyển không gian cho cơ thể, tưởng tượng một phần khác mặc dù không hiện hữu ở đó “. Tức là chiêm ngưỡng một tác phẩm điêu khắc, ta không chỉ nhìn bằng mắt ( để nhìn thấy những mảng khối đặc hiện hữu ). Ví dụ ta có thể hiểu rằng cơ thể người phụ nữ trong tác phẩm ngả mình không phải là có một chân mà dựa vào chuyển động của cơ thể , ta phải tưởng tượng ra một chân nữa. Và vị trí cái chân kia ở đâu phụ thuộc vào cách tưởng tượng của mỗi người. Hình của cái vô, khối của cái rỗng là như vậy, nó biến ảo bất tận theo mỗi cá thể tham gia tương tác với nó. Nó không có hình, mà lại có thể có rất nhiều hình.

        Những tác phẩm của Moore được các nhà phê bình cho là thuộc trường phái “ bán trừu tượng”, nhưng đó chỉ là một cách quy kết theo một góc nhìn nào đó đối với tác phẩm của ông, là những mảng khối gần như hình học mà vẫn có nét của hình thể thật. Khi so sánh Moore với các nhà điêu khắc hiện đại , đương đại….. chúng tôi thấy có một sự khác biệt rất lớn trong bố cục. Ông nói: “ cái lỗ đầu tiên được đục qua khối đá, là một sự mặc khải “. Cái khoảng trống trong cái lỗ đối với ông có một ý nghĩa siêu nhiên, thần thánh, nó chứa đựng những giá trị linh thiêng vô hình mà cái khối đặc không có.

     Cái “ rỗng” ở những đài tượng niệm. Những ý nghĩa thể hiện trên khối đặc hiển hiện ra trước mặt chúng ta bởi những đường nét, những góc cạnh , những mảng khối, những bố cục. Đó là cái đau đớn của Laocoon, cái mạnh mẽ hiên ngang của David, cái trầm ngâm suy tư của người suy nghĩ….. Nhưng những ý nghĩa của khoảng trống thì không thể nào thể hiện được, không một đường nét nào có thể khắc ghi được trên khối rỗng. Không một chất liệu nào có thể mô tả được khoảng trống dù cho nghệ sĩ sử dụng các chất liệu như nước, thủy tinh,ánh sáng. Chúng ta nhìn thấy những đường nét, mảng, khối của một tác phẩm điêu khắc là chúng ta chỉ nhìn thấy cái hiện hữu ( khối đặc) của tác phẩm.

rỗng trong điêu khắc 1

Đài tưởng niệm liệt sỹ Bắc Sơn, Hà Nội

rỗng trong điêu khắc 2

HENRY MOORE - Ngả mình

rỗng trong điêu khắc 3

Đài tưởng niệm 11/9 ở New Jersey, Mỹ

rỗng trong điêu khắc 4

Đài tưởng niệm 11/9 ở New York, Mỹ

 

 

0976984729