Kỹ thuật sơn mài
Nghề sơn mài là một nghề truyền thống lâu đời ở nước ta. Từ xưa nhân dân ta đã biết sử dụng nhựa cây sơn để kết hợp với nhiều chất kiệu khác, tạo nên những sản phẩm , những mặt hàng mĩ nghệ, những bức tranh trang trí độc đáo được nhân trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Ngày này, tiếp thu vốn cổ quý báu đó, các nghệ nhân cũng như anh chị em họa sĩ trẻ đã phát huy và cải tiến kỹ thuật thể hiện làm cho nghiên mầu sơn mài thêm phong phú, với chất liệu sơn mài, nhiều họa sĩ đã có những sáng tác nghệ thuật phục vụ, phản ánh cuộc sống xây dựng và chiến đấu của nhân dân ta đầy sức hập dẫn bởi đặc điểm độc đáo của chất liệu đã được giới hâm mộ nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao. Nhằm chép lại những kỹ thuật cổ truyền và những cái tiến, và kinh nghiệm của nhiều đồng nghiệp bản thân trong quá trình tìm tòi nghiêm cứu, và thể hiện, tài liệu kỹ thuật cơ bản sơn mài truyền thống trình bày làm 6 chương.
Chương I: Kỹ thuật làm nền vóc sơn mài.
Chương II : Kỹ thuật pha chế sơn chín
Chương III : Kỹ thuật thể hiện màu sắc
Chương IV : Sơn mài khắc
Chương V : Sơn mài khảm
Chương VI : Sơn lên kim loại ( sơn nóng )
Nền là vóc, danh từ dùng để gọi phần cốt bên trong một cái lọ, hộp,.... đã qua nhiều thao tác sơn bó, mài, chùi, sẵn sàng có thể sử dụng để vẽ lên mặt nền của nó những họa tiết có mầu sắc theo một phác thảo đã định. Làm được một tấm vóc sơn tốn nhiều. Từ cái cốt mộc đến nước sơn đều qua động tác mài nhẵn và sửa cho mặt nền sơn được phẳng phiu, vuông thành sắc cạnh.
Mời các bạn tải về bài chi tiết tại đây