VAI TRÒ VĂN HÓA TRONG THIẾT KẾ QUẢNG CÁO

 Sáng tạo ý tưởng đó là sứ mệnh của người thiết kế quảng cáo. Thiết kế quảng cáo vừa là tư liệu truyền thông  mang nội dung, thông điệp đến đại chúng, vừa là lý do để xa hội bắt đầu biết, quan tâm tới sản phẩm thương hiệu tiêu dùng. Từ trước đến nay, việc mà phần nhiều nhà thiết kế quảng cáo thường làm ta thổi vào sản phẩm bình thường những ý nghĩa về sự phưu lưu, sự thành đạt, cái hay, cái đẹp…v.v.v. Với những thông điệp có tính chất thông báo, lôi kéo người tiêu dùng và thậm chí là tạo cảm hứng cho họ.

        Quan hệ thẩm mỹ là một quan hệ xã hội trong tổng hòa những quan hệ xã hội, góp phần cùng các quan hệ khác tạo nên bản chất của con người, tạo nên năng lực cảm thụ, biết cảm nhận, sáng tạo theo những quy luật của cái đẹp. Nhiều nay có nhiều thiết kế lạm dụng tính chất quảng cáo một cách quá đà, thiếu tính trung thực làm cho người tiêu dùng giảm bớt sự tin tưởng trong nội dung sản phẩm được quảng cáo. Để hướng tới hình thành và phát triển các quan niệm thẩm mỹ theo định hướng thẩm mỹ cần đạt được hai chức năng cơ bản sau ; chức năng hình thành định hướng giá trị thẩm mỹ của nhân cách và chức năng bồi dưỡng tri thức văn hóa thẩm mỹ và phát triển tiềm năng sáng tạo thẩm mỹ cho con người.

     Thiết kế quảng cáo đáp ứng mục tiêu kế hoạch kinh doanh và triển khai quảng cáo là một hoạt động vô cùng phức tạp. Vừa phải thiết kế đẹp, vừa phải hoàn thành các chức năng kinh tế, văn hóa và những công việc cần khác như địa điểm trưng bày, thời điểm xuất hiện..v..vv.. phải thực hiện thật hoàn hảo khác mới có một kết quả thành công. Tuy nhiên, những công việc này không phải là tất cả những hoạt động của người thiết kế, mà thẩm mỹ dựa trên sự tác động tương hỗ từ kết quả kinh doanh và kế hoạch của doanh nghiệp.

     Xu hướng chung của thời đại phù hợp với nhận thức và quan niệm của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, chính phủ ta đã hưởng ứng mạnh mẽ và tham gia thập kỷ quốc tế văn hóa nghệ thuật vì phát triển. Tư tưởng của chúng ta là : Con người vừa là mục tiêu , vừa là động lực của phát triển xã hội – văn hóa- kinh tế. Mỹ thuật cũng không nằm ngoài những quan niệm và suy nghĩ như trên. Nền mỹ thuật hiện nay của nước ta đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và tinh thần. Trong điều kiện nền kinh tế đang trên đà phát triển như hiện nay vai trò của mỹ thuật đã góp phần không nhỏ của mình và đặc biệt là mỹ thuật ứng dụng, một loại hình phục vụ vị nhân sinh. Sự tồn tại và phát triển nghệ thuật nói chung, là đóng góp to lớn của mỹ thuật và môi trường văn hóa thẩm mỹ. Môi trường của văn  hóa thẩm mỹ được coi là bản sắc của thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo ra, nó được thể hiện vô cùng đa dạng. Trong thời đại công nghiệp từ vật dụng đến mọi hàng hóa đều có sự tham gia của nhà thiết kế mỹ thuật. Mỹ thuật thực sự có một vai trò to lớn trong hoạt động kinh tế xã hội, có thể nói vắn tắt rằng đó là nghệ thuật của sự kết hợp giữa tính công năng và tính thẩm mỹ, giữa tính lâu bền và tính thời đại. Với tư cách đưa cái đẹp vào cuộc sống xã hội, thiết kế quảng cáo đã và đang hoạt động có tính sáng tạo nhằm thiết lập một môi trường vật thể vừa hài hòa vừa có sự tương quan để thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Nó gắn chặt với sự phát triển văn hóa, văn minh của cộng đồng, một dân tộc hoặc quốc gia. Hơn nữa, chúng ta thấy rằng mỹ thuật ứng dụng đã tạo bề dày về vẻ đẹp lịch sử từ cổ đến kim.

    “ Nhập gia tùy tục “  một nguyên tắc không thể thiếu trong marketing và người làm quảng cáo. Khi doanh nghiệp, sản phẩm muốn hợp tác hay muốn xâm  nhập vào thị trường của một nước khác, địa phương khác thì việc tìm hiểu phong tục tập quán của nước đó, địa phương đó là một việc quan trọng, nó quyết định phần lớn sự thành công của sản phẩm. Mỗi nền văn hóa có một bản sắc văn hóa khác nhau về những truyền thống, phong tục, quan niệm riêng mà quảng cáo cũng phải dựa trên cái nền văn hóa đặc trưng ấy để không chỉ chuyển tải một thông tin mà còn thể hiện một khía cạnh văn hóa. Tạo dấu ấn văn hóa không phải là điều dễ dàng trong các thiết kế, nhưng ý thức về nó là luôn cần thiết nếu muốn hòa nhập.

      Mục đích chính của thiết kế quảng cáo là chuyển tải thông tin sản phẩm. Nhưng một khi quảng cáo khước từ yếu tố văn hóa, chỉ chăm chăm tìm cách gây sốc bằng mọi cách thì sẽ dễ tạo nên phản ứng ngược. Vẫn đề văn hóa trong quảng cáo không phải là đặt một đòi hỏi quá vĩ mô, nghiêm trọng mà chỉ cần chú ý đến những chi tiết hàm chứa yếu tố văn hóa trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nắm bắt đặc trưng vùng miền để thiết kế quảng cáo đó dễ được tiếp nhận bởi người tiêu dùng.

     Cách tiếp cận về mối qua hệ giữa thẩm mỹ trong poster quảng cáo với văn hóa – xã hội trong quá trình toàn cầu hóa cho phép chúng ta thấy được hai mặt – mặt tích cực của thẩm mỹ trong poster quảng cáo thương mại đối với quá trình phát triển kinh tế, văn hóa dân tộc cần phải được xem xét và đánh giá một cách đúng mức.Ngoài ra việc nhìn thấy mặt tiêu cực của thẩm mỹ quảng cáo tác động đến văn hóa –xã hội sẽ có tác dụng : một mặt chủ động tiếp thu những yếu tố tích cực trong thẩm mỹ nghệ thuật để làm giàu cho nền văn hóa của mình, phát triển nền kinh tế dân tộc mình, mặt khác ngăn ngừa được những yếu tố tiêu cực du nhập từ các nền văn hóa, văn minh của các dân tộc khác.

        Đối với mỹ thuật các tiêu chuẩn của cái đẹp trước hết được định ra bởi những nghệ sĩ đã sáng tạo nên nét riêng của mỗi thời đại. Các họa sĩ cổ điển thời tiền phục hưng cho đến các họa sĩ tân cổ điển kéo dài từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX đã thiết lập và giữ vững các tiêu chuẩn của cái đẹp dựa vào sự cân đối, hài hòa,nhịp nhàng và chặt chẽ về bố cục màu sắc , đường nét, ánh sáng bằng một bút pháp tinh tế và nắn nót. Đầu thế kỷ XX, các nhà tiền phong thời hiện đại đã phá vỡ phép can đối, luật viễn cận, không gian hai chiều và tình hòa hợp của màu, khởi từ trường phái ấn tượng đến trừu tượng đã làm thay đổi lớn lao các tiêu chuẩn của cái đẹp trong tác phẩm mỹ thuật.

      Rõ ràng cái đẹp luôn luôn có những tiêu chuẩn khác nhau của nó, tùy vào từng thời đại mà nó được tạo ra, cái đẹp là một khái niệm mở, tạo ra những vẻ đẹp biến hóa không ngừng trong nghệ thuật nói riêng và trong đời sống nói chung. Vì thế trong sáng tạo nghệ thuật, nhất là trong thiết kế quảng cáo sự bắt trước dập khuân, tuân theo những nguyên tắc của người đi trước không những là dấu hiệu tiêu vong của sản phẩm, thương hiệu được quảng bá mà còn là sự thụt lùi của sáng tạo nghệ thuật.

       Trong xu thế một xã hội trí tuệ, sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ và tinh thần khẩn trương hội nhập toàn cầu là ba lý do chính tạo nên đặc trưng của thẩm mỹ của nghệ thuật thị giác ngày nay, nó luôn đòi hỏi những mặt hàng ra đời phải đúng theo qui trình và yêu cầu của con người hiện tại và điều đó khiến cho poster quảng cáo phải luôn luôn sáng tạo. Thậm chí, xu hướng thiết kế quảng cáo còn dự báo trước những chuyển hướng của xã hội.

Vai trò văn hóa trong thiết kế quảng cáo 1

Poster quảng cáo Mc Donald’s: Sundial (Đồng hồ mặt trời)

Vai trò văn hóa trong thiết kế quảng cáo 2

Poster quảng cáo của Prudential

Vai trò văn hóa trong thiết kế quảng cáo 3

Quảng cáo đèn cảm ứng

Vai trò văn hóa trong thiết kế quảng cáo 4

Một góc không gian tại shop thương hiệu Hublot

Vai trò văn hóa trong thiết kế quảng cáo 5

Buổi lễ khai mạc tại Olympic 2008, Bắc Kinh

Vai trò văn hóa trong thiết kế quảng cáo 6

Một số cảnh trong video clip giới thiệu thiết kế mới của Mercedes - Benz GLK, thiết kế Strukt

Vai trò văn hóa trong thiết kế quảng cáo 7

Poster quảng cáo nước hoa Miss Saigon

Vai trò văn hóa trong thiết kế quảng cáo 8

Poster quảng cáo tóc của Sunsik

Vai trò văn hóa trong thiết kế quảng cáo 9

Poster bảo vệ động vật hoang dã của World Wide Fund For Nature-WWF (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên)

 

 

 

0976984729