Nghệ thuật tạo hình là một loại hình nghệ thuật của thị giác đặc trưng của sự biểu hiện không gian trên mặt phẳng và được diễn đạt bằng màu sắc, đường nét, hình thể, người nghệ sỹ phải biết tư duy sáng tạo làm thế nào để trên mặt phẳng hữu hạn đó, có thể thể hiện được cái vô hạn của tình cảm, tâm hồn, trí tuệ.
Đại học Mỹ thuật công nghiệp
Ebru là một phương pháp thiết kế trên bề mặt nước, có thể tạo ra các mẫu họa tiết tương tự như đá cẩm thạch mịn hoặc các loại đá khác. Có thể nói, Ebru là một trong những kỹ thuật độc đáo bậc nhất lịch sử hội họa. Ngày nay, rất nhiều họa sĩ đã sáng tạo những kỹ thuật vẽ mới lạ và độc đáo. Qua những sáng tạo đó, họ đã chứng minh rằng hội họa vượt ra khỏi phạm vi của cây cọ và giấy vẽ truyền thống. Dù điều này nghe có vẻ viển vông, Ebru-kỹ thuật vẽ trên nước với màu nhuộm đã khẳng định hứng thú sáng tạo và thử nghiệm của giới họa sĩ trong nhiều thế kỷ.
Khái niệm Kendi bắt nguồn từ gốc chữ Phạn Kundika là bình nước. Kendi gốm cổ Champa là loại bình không quai có vòi, dùng để đựng nước thiêng hay loại lễ phẩm khác dùng trong nghi lễ ở các đền tháp, cũng có thể dùng trong đời thường. Tên gọi Kendi luôn gắn với đồ để uống có vòi, như các đồ dùng để uống truyền thống ở Đông Nam Á thường không có quai nhưng có thể có vòi.
Sự phân biệt giữa nghệ thuật và thiết kế chính là công năng. Thiết kế phục vụ công năng, và nghệ thuật thì không. Theo quan điểm này thì nghệ thuật ứng dụng là thiết kế và không phải nghệ thuật. Mỹ thuật là nghệ thuật, và cùng với thời gian, sự mở rộng về hình thái, công cụ, và ngôn ngữ sáng tạo khiến mỹ thuật trở thành nghệ thuật thị giác.
Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc giúp chúng ta thấy rõ sự tuân thủ theo nguyên tắc đăng đối hay đối xứng từ các thành phần kiến trúc. Đặc biệt, người thờ xưa thường sử dụng lối chạm nông, nhấn mạnh các đường cong, để tạo ra tính thống nhất giữa kỹ thuật thể hiện với đề tài. Phong cách chung của kiến trúc và chạm khắc là giản dị, hiện thực, đánh dấu sự tiếp thu kiến trúc truyền thống và lối kiến trúc mới của giai đoạn đương thời.
Để vẽ lớp lót, đầu tiên các họa sỹ cần phải mường tượng ra bức tranh hoàn thiện mà mình sẽ vẽ, và toàn bộ lớp vẽ lót phải trau chuốt mượt mà, “Kỹ thuật Venetian” là một kỹ thuật vẽ lót được nhiều họa sỹ áp dụng và cải tiến theo phong cách của riêng mình, chẳng hạn như Rembrandt, Poussin, David và Ingres. Nhìn một cách tổng quan, việc vẽ lót giúp cho rất nhiều họa sỹ tạo nên chiều sâu cho các tác phẩm của mình. Phương pháp này đã hoàn toàn bị loại bỏ bởi các họa sỹ trường phái Ấn tượng.
Nghiên cứu các biểu tượng trong nghệ thuật tạo hình, đặc biệt là trong kiến trúc, điêu khắc và hội họa, là trọng tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu phê bình nghệ thuật. Tuy nhiên, việc diễn tả các đối tượng nghệ thuật cũng có những giới hạn nhất định. Có lúc, nhà nghiên cứu phê bình chợt nhận ra, quá trình khảo tả đối đối tượng đã “quá kỹ lưỡng” nên không biết phải làm gì tiếp theo.
Bạn có biết mỗi ngày bàn chân của chúng ta phải chịu một lực gần nửa triệu kg? Nhưng tất cả các bước đi đều khác nhau. Trên thế giới không có đến hai người đi giống nhau. Người diễn xuất cố gắng tìm hiểu tính cách của một nhân vật bằng cách hình dung ra bước đi của người đó, hay con vật đó hay cố gắng kể chuyện qua cách thể hiện bước đi.
Vẽ phác là khâu đầu tiên, khá tốn sức nhưng lại rất thú vị trong sáng tác. Ta có thể coi đây là bước tạo “bố cục” hoặc “thiết lập vị trí”. Đúng như tên gọi, đây là một quá trình tư duy thẩm mỹ và và vận dụng các tài liệu thu thập được một cách hài hòa, hợp lý. Một bức phác họa tài tình có thể khiến một sự vật bình thường như được thổi hồn và truyền tải được tình cảm của người họa sỹ tới người xem.
Trong các trang sức bằng kim loại, những thứ làm bằng bạc qua năm tháng chúng sẽ càng trở nên sáng bóng và đẹp hơn. Khi vẽ tranh, trang phục, trang sức, hoa văn… người nghệ sỹ không có thời gian rộng để sáng tạo, đổi mới. Nhưng nếu những hoa văn trang trí, trang sức và trang phục gắn với một thời kỳ lịch sử nào đó, hoặc là minh họa cho một tác phẩm nào đó, thì họa sỹ phải hết sức cẩn trọng, dành nhiều thời gian để hiểu về bối cảnh lịch sử, đặc trưng văn hóa, đặt các chi tiết vào đúng môi trường lịch sử mà vật dụng ấy được sinh ra.
Khi vẽ tranh nhân vật, cần có hình dung tương đối cụ thể về những đặc điểm của nhân vật đó, từ dáng dấp, khuôn mặt, mái tóc, ánh mắt, đôi môi đến trang phục, trang sức, hoàn cảnh sống, vai trò xã hội… Những từ khóa xoay quanh nhân vật sẽ là chất liệu quan trọng giúp người họa sỹ có định hướng rõ ràng trong quá trình sáng tác. Và nhân vật vì thế cũng có sự gần gũi, sống động hơn rất nhiều.
Những ai làm việc với máy tính thì mọi khuôn hình dù có bất kỳ hình thù gì, cũng đều gọi chung là giao diện, nghĩa là một diện phẳng hoặc cong mà thị giác phải tiếp xúc, giao tiếp (nhìn thấy). Để có một giao diện đẹp, người thiết kế (design) cần biết thiết kế bố cục đẹp. Muốn thiết kế bố cục đẹp, cần biết những phương pháp cân bằng thị giác trên giao diện, trên mặt tranh hay trên khuôn hình. Còn “mặt tranh” là diện tích bề mặt 2D của bức tranh. Khái niệm mặt tranh quen thuộc và dễ hiểu như ta nói mặt bàn hay mặt ghế vậy. Nó chính là diện tích bề mặt 2D của bất kể bức tranh nào mà họa sỹ vẽ nên
Trên bức phác thảo, dùng nước để làm ẩm bề mặt bức tranh, tô phần nền bằng màu hồng, cam, vàng với các sắc độ đậm nhạt như hình bên, chỉ để lại phần mặt, cổ và hoa. Để khắc họa rõ nét ngũ quan của nhân vật, cần chọn tông màu nâu trầm và có vẻ u hoài, thể hiện nét mong manh, nhỏ nhắn của mỹ nữ, tiết chế những màu sắc gợi cảm giác “trong trẻo”, tươi sáng như những bức tranh thiếu nữ thường thấy. Vẻ trưởng thành cùng nét buồn bã của mỹ nữ được thể hiện từ kiểu tóc ngắn, cách trang điểm và đôi mắt màu nâu mang nhiều tâm sự.