So sánh quy chiếu điểm và cao độ
Hai phương pháp một hiệu quả vẽ cao độ bằng phương pháp:
1. Đường thẳng đứng:
Để vẽ phối cảnh đoạn thẳng đứng Aa trên đường Quy Chiếu Gốc có bình diện A. Bằng phương pháp Quy Chiếu Điểm ta có phối cảnh của A là A1. Bằng phương pháp Quy Chiếu Đường Thẳng Đứng:
- Ta kéo YA1 gặp Đường Quy Chiếu Gốc tại A’.
- Từ A’ dựng đường thẳng đứng gặp Đường Quy Chiếu Cao Độ tại a’.
- Nối a’Y.
- Từ A1 dựng đường thẳng đứng gặp a’Y tại a1.
- A1a1 là phối cảnh của đoạn thẳng đứng Aa.
2. Quy chiếu điểm (thay cho phương pháp Đường Thẳng Đứng):
Cũng khởi đầu bằng phương pháp Quy Chiếu Điểm ta có phối cảnh của A là A1.
- Ta dời điểm Quy Chiếu Thẳng góc A’ và điểm Quy Chiếu xiên góc 450 là A’’ hướng thẳng đứng về Đường Quy Chiếu Cao Độ.
- Từ A’ (đã dời) nối về tụ điểm chính Y.
- Từ A’’ (đã dời) nối về tụ điểm phụ 450x.
- A’Y và A’’x giao nhau tại a1.
- Nối A1 với a1 ta có phối cảnh của Aa.
Nhận xét: Hai phương pháp một hiệu quả.
Phối cảnh không gian khối hộp vuông
Phối cảnh khối trụ
Thực hành:
- Vẽ phối cảnh khối hộp ngoại vi.
- Vẽ phối cảnh hình tròn mặt đáy.
- Vẽ phối cảnh hình tròn mặt trên.
- Nối hai hình tròn với nhau để có khối trụ.
Phối cảnh một khối tháp vuông
Phối cảnh một lăng trụ lục giác
Khối lăng trụ ngũ giác
Vẽ phối cảnh khối chóp nón
Thực hành:
- Vẽ phối cảnh hình tròn nội tiếp trong hình vuông, đó là mặt đáy khối cầu chóp nón.
- Từ x (tụ điểm phụ 450) nối O1 kéo dài đến O trên đường Quy Chiếu Gốc.
- Từ O dựng đường thẳng đứng OS (là chiều cao của khối chóp nón) gặp đường quy chiếu cao độ tại S.
- Từ S nối về tụ điểm phụ 450x.
- Từ O1 dựng đường thẳng đứng O1S1 gặp Sx tại S1 (đỉnh của khối cầu).
- Từ S1 nối liền hình tròn mặt đáy ta có phối cảnh của khối chóp nón.
Một khối đa diện cấu tạo bằng 3 hình chữ nhật và 4 tam giác
Phối cảnh hình chậu ngũ giác
Thay đổi phương pháp: Hình chậu có 2 mặt ngũ giác:
- Mặt đáy (ngũ giác nhỏ)
- Miệng chậu (ngũ giác lớn đồng tâm)
Thay vì vẽ xong mặt đáy, ta vẽ tiếp phần miệng đáy cùng chung mặt phẳng, sau đó dùng phương pháp Quy Chiếu Cao Độ như các ví dụ trước. Ở đây ta chuyển các điểm quy chiếu của (thẳng góc và xiên góc) của ngũ giác lớn (miệng chậu) lên Đường Quy Chiếu Cao Độ rồi tiếp tục vẽ theo Phương Pháp Quy Chiếu Điểm.
Phối cảnh một ghế đẩu vuông
Phối cảnh một mẫu ghế bành
Phối cảnh một tam cấp
Phối cảnh một khối hình thang
Phối cảnh một chiếc cúp
Đặc điểm: Nhìn đơn giản, có nhiều Độ Cao; Bình diện nhỏ gồm bảy lục giác đồng tâm;
Những khó khăn trong lúc thực hành:
- Rất nhiều đường quy chiếu rối mắt.
- Dễ nhầm lẫn.
Để khắc phục vẽ xong phần nào, xóa hết đường xây dựng chỉ để lại nét chính và có không gian thực hiện phần tiếp theo.
Phối cảnh một giáo cụ trực quan
Chú ý: Khi vẽ phối cảnh hình này nên khảo sát kỹ mẫu vật có sẵn ở các trường mỹ thuật
Phối cảnh một hộp và một thùng đựng bánh
Phối cảnh hai viên gạch chồng lên nhau
Phối cảnh một chồng sách
Phối cảnh một tam giác trên mặt nghiêng
Phối cảnh hình vuông trên mặt nghiêng
Phối cảnh hình ngũ giác trên mặt nghiêng
Phối cảnh hình lục giác trên mặt nghiêng
Phối cảnh khối 5 mặt nghiêng
Phối cảnh khối hộp trên mặt nghiêng
Phối cảnh lăng trụ ngũ giác trên mặt nghiêng
Phối cảnh khối chóp cụt nghiêng
Hai khối nghiêng gác lên nhau
Phối cảnh trống cơm đặt nghiêng
Phân tích: Cấu trúc “Trống cơm” có 2 mặt trống và phần giữa là 3 vòng tròn. Muốn vẽ phối cảnh “trống cơm” phải vẽ phối cảnh của 3 vòng tròn đó ở vị trí “mặt nghiêng”.
Thực hiện: Vẽ phối cảnh vòng tròn có 3 cách:
1. Phương pháp “Vòng tròn 8 điểm”
2. Phương pháp “Hai vuông chồng nhau”
3. Phương pháp “Hình lục giác”
Ở đây tác giả chọn phương pháp thứ 3.
- Nguồn: Họa sỹ Đặng Ngọc Trân -
>>> Phối cảnh Quy chiếu Cao độ
>>> Kiến trúc và hệ quy chiếu mỹ thuật