Đại học Mỹ thuật công nghiệp

Nguồn gốc và quá trình PT tranh in nổi

Lịch sử loài người ghi nhận rằng kỹ thuật tạo khuôn in nổi bằng đất nung hay đá đã có từ thời văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà. Con người thời đó sử dụng chúng để nhân bản các ký tự, dấu hiệu nào đó trên các chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp nhân bản các tín hiệu thị giác chỉ trở nên hiệu quả và phát triển sau khi con người phát minh ra giấy. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Trung Quốc đã sáng tạo ra cách in thô sơ đầu tiên - in rập, vào khoảng thế kỷ thứ 2, sau khi họ phát minh ra giấy. In rập là hình thức in nổi xuất hiện trước khi khắc gỗ ra đời.

PP Thẩm định tranh nghệ thuật trong NT

Khi đầu tư vào lĩnh vực nghệ thuật hội họa thì cần phải xác định tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao hay không, sẽ đòi hỏi bạn phải có kiến thức nghiên cứu về hội họa và trào lưu nghệ thuật hoặc thuê cố vấn nghệ thuật, người có thể giúp bạn quyết định đầu tư vào tác phẩm để nắm lấy tất cả các phong cách nghệ thuật khác nhau, hãy đưa ra quyết định theo cảm nhận của riêng mình, bởi vì đây là nghệ thuật phản ánh sở thích của riêng cá nhân.

 Tranh in độc bản màu nước

Tranh in độc bản màu nước là tranh in chỉ có một bản duy nhất được thể hiện bởi các dạng màu gốc nước. Trong thực hành tranh in độc bản màu nước trên thế giới người ta thưởng sử dụng không chỉ màu nước (aquarelle) mà cả các màu tự nhiên ở dạng nước chiết xuất từ thực vật, khoáng sản và các màu tan trong nước như guát, bột màu. Nhìn chung, từ "màu nước" ở đây chỉ các loại màu gốc nước và tan trong nước, tuy nhiên, trong thực tế thì màu aquarelle được sử dụng nhiều hơn cả. Cho đến nay, người viết chưa tiếp cận được tài liệu nào có thông tin chính xác về sự ra đời của tranh in độc bản màu nước.

MANDALA trong bố cục tạo hình kiến trúc

Mandala thường được làm bằng cát nhuộm màu, được các tu sĩ tạo ra với rất nhiều chi tiết rất tỉ mỉ và sau đó lại được quét bỏ đi để nói lên tính vô thường trong phật giáo. Mandala xuất phát từ tiếng Phạn, có nghĩa là vòng tròn, trung tâm, thống nhất và toàn vẹn. Gốc của chữ “manda” là cơ bản tinh khiết và “la” là dung chứa. Như vậy ý nghĩa của Mandala là hình vẽ có thể chứa được những gì linh thiêng nhất cuộc sống.

Hình tượng con ngựa trong điêu khắc đá

Nghệ thuật tạo hình con ngựa thời Lê Trung Hưng (1533–1789) là một trong những điểm nhấn trong điêu khắc cổ Việt Nam. Đây là một trong những giai đoạn mà ngựa có số lượng tác phẩm nhiều nhất, mạnh mẽ nhất. Các nghệ nhân điêu khắc dân gian đã tạo nên những con ngựa đá có kích thước lớn cùng cách tạo hình phối hợp cả nghệ thuật tượng trưng và nghệ thuật hiện thực. Dù là những nghệ sĩ khuyết danh xây dựng đình, chùa, đền, lăng... đi kèm cùng hệ thống tượng thờ không bận tâm đến lưu danh thiên cổ nhưng những phường thợ xưa đã làm nên một bản sắc văn hóa trường tồn qua hình tượng con ngựa đá trong mỹ thuật Việt Nam thời kì phong kiến nói chung, thời kì Lê Trung Hưng nói riêng.

Tuyến liên kết – Khung cơ bản

Tuyến liên kết – Khung cơ bản là dạng kết cấu nhiều thanh (tuyến liên kết) kết nối với hệ khung gốc (khung cơ bản) để tạo ra một diện phẳng, diện cong hay một không gian nào đó.

Nguồn gốc và QT phát triển tranh in lõm

Khắc chạm (engraving) thuộc nhóm kỹ thuật khắc nét trực tiếp. Trong khắc chạm, người ta dùng mũi dùi có diết diện hình tam giác hay hình thoi để khắc các rãnh sâu nhằm tạo hình đường nét diễn tả. Các nét khắc có tính chất gọn, đánh sắc, và có tính điệu ít mềm mại bởi khi chế bản phải dùng lực mạnh để xúc, dũi bay đi phần kim loại tại đường khác.

Trật tự thị giác

Các tác phẩm đều được các họa sỹ sáng tác và bố cục nhằm mục đích phụ họa và lan tỏa ấn tượng tạo ra bưởi bất kỳ yếu tố riêng lẻ. Ví dụ, hình dáng tổng thể của bức tranh Liễu rụng bên núi xa (Hình 57) liên kết mật thiết với những đường cong và sắc thái tương phản nhẹ nhàng được sử dụng để truyền tải ý tưởng của họa sỹ về phong cảnh. Cũng như thế, bản vẽ của Picasso (Hình 58) có một mối quan hệ chặt chẽ với tờ giấy mà nó được vẽ trên đó.

Nguồn gốc và QTPT của tranh in xuyên

Trong thể loại tranh in xuyên có hai kỹ thuật thể hiện là in trổ khuôn và in lưới (còn gọi là in lụa). Bản chất của kỹ thuật in trổ khuôn nằm ở chỗ phần in và không cần in phân biệt với nhau bởi phần hở và phần được che chắn nằm trên khuôn in. Khuôn in đó được trổ thủng hay cắt từ các vật liệu có dạng mỏng như giấy, nhựa, da thú, vải.. hoặc sử dụng vật thể có sẵn rồi phun màu, bôi màu cho nó đi qua các khoảng thủng, khoảng hở để tạo hình in trên một bề mặt chất liệu khác.

Không gian trong tranh

Khi bàn về màu sắc chúng ta thấy rằng mỗi sắc độ sẽ tương ứng với một khoảng cách nhất định, màu đỏ và các màu ấm trông có vẻ gần ta hơn là màu xanh da trời và màu lạnh. Trước đó, chúng ta cũng được biết rằng sự tương phản sáng tối có thể khơi gợi trong ta một số cảm giác về chiều sâu. Bức họa Phong cảnh mùa đông của họa sỹ Rembrandt (hình 32) còn cho ta thấy rằng đường nét cũng sở hữu khả năng tạo ấn tượng về chiều sâu. Một vài nét bút đậm, hướng nét vẽ theo đường chéo trong một phần của bức tranh cộng thêm vài nét vẽ mờ nhạt khác là tất cả những gì Rembrandt cần để mô tả khung cảnh đồng quê trải dài về phía xa. Rõ ràng là chúng ta rất nhạy cảm với chiều sâu, vì chỉ với sự kết hợp tối giản nhất của nét vẽ, màu sắc hay mảng sáng tối chúng ta đã có được ấn tượng về nó.

Nguồn gốc và QTPT của tranh in phẳng

Tranh in phẳng được thực hiện bởi phương pháp in phẳng từ bản in bằng đá vôi hay các chất liệu phát sinh được phát triển về sau như đã trình bày ở phần trước. Phương pháp in phẳng được khởi đầu bằng kĩ thuật in đá do diễn viên, nhà viết kịch nghiệp dư người Đức - Alois Senefender tìm ra vào năm 1796.

Tính thống nhất trong thể hiện

Để hiểu cách xem một tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sỹ có thể dựa vào từng yếu tố thị giác để truyền đạt ý tưởng cho chúng ta dưới dạng hình thái trực quan. Ngoài ra, việc tách biệt từng yếu tố giúp nhấn mạnh bản chất cụ thể và khả năng biểu đạt của chúng. Tuy nhiên, chúng ta phải công nhận phương pháp phân tích này đã chia tách các thành phần mà vốn dĩ là một thể thống nhất. Đường nét, màu sắc hoặc ánh sáng và bóng tối không tồn tại tách biệt với nhau trong một tác phẩm nghệ thuật.

Kỹ thuật và đề tài Trường phái Ấn tượng

Trường phái Ấn Tượng là một bước tiến quan trọng của hội họa trong việc đi sâu nghiên cứu không khí, ánh sáng và màu sắc thiên nhiên. Hầu hết các họa sĩ nghệ thuật Hàn Lâm vẽ tranh trong xưởng vẽ, thể hiện trong tranh ánh sáng của xưởng họa cho dù chủ thể trên tranh là sự việc xảy ra ngoài trời. Tuy nhiên màu sắc cảnh vật thiên nhiên luôn thay đổi từng giờ, từng ngày và từng mùa trong năm, và như thế việc vẽ phong cảnh trong nhà qua tưởng tượng, hồi ức là không chính xác.

Hình thức tạo hình của đồ chơi gỗ

Do bản chất đặc thù loại hình, thế giới đồ chơi là một sự pha trộn của nghệ thuật, khoa học, công nghệ. Từ những sản phẩm của nghệ thuật thiết kế, đồ chơi gỗ mang giá trị thẩm mỹ vào đời sống đồng thời có thể phát triển tương tác đến người chơi, giúp người ta nhận ra những lợi ích thiết yếu liên quan đến chơi, tạo ra giá trị vui tươi cho nhiều đối tượng, và nó có thể cung cấp cho họ các cơ hội để chơi bằng nhiều hình thức đa dạng.

TH tranh in Monotype theo PP loại trừ

Chế bản theo phương pháp loại trừ có nguyên tắc tạo hình đối lập với phương pháp chế bản bổ sung. Ở đây, các hình ảnh sẽ xuất hiện dần từ một nền mua in đã được phủ kín đều trên bề mặt bản in. Phương pháp này tạo ra hình thức tranh in độc bản dạng monotype mà Castiglione đặt nền móng. Từ một nền mẫu được phủ trên mặt bản in, họa sĩ lấy sáng dần để tạo hình ảnh và bố cục, nghĩa là loại trừ dần lượng màu đã có trên bản in.

0976984729