Hình mẫu dáng người trong thời trang khác với hình vẽ thông thường ở chỗ, nó là một hình mẫu diễn họa ít chi tiết hơn, ấn tượng hơn với các chuyển động và tỷ lệ phóng đại hơn.
Từ đối xứng (symmetry) có nguồn gốc từ xa xưa, xuất phát từ các từ sym và metria trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “có cùng độ đo”. Khi người Hy Lạp gắn cho một tác phẩm nghệ thuật hay một thiết kế kiến trúc cái nhãn đối xứng là khi họ muốn nói rằng người ta có thể nhận dạng được một mẩu nhỏ nào đó của tác phẩm nghệ thuật ấy, sao cho kích thwocs của tất cả các phần khác đều chứa mẩu đó với một số lần rất chính xác (ác phần này được gọi là “thông ước” với nhau).
Bố cục của ảnh màu có đặc thù riêng, dĩ nhiên, là do các vấn đề phát sinh do màu sắc. Trước tiên, đó là vấn đề nhận thức đi kèm cảm xúc đối với màu sắc, sự biểu cảm của chúng, cũng như vấn đề kết hợp màu sắc trong khung hình. Đó là các mối quan hệ màu sắc của các hình thù và màu sắc của phông nền. Hoặc là, các mối quan hệ màu sắc của hai (hay vài) hình thù trong khung hình.
Lớp sơn ultramarine được sơn trên thân kim của tượng Phật có độ bão hòa cao hơn và màu đậm hơn một chút, có thể tạo nên sự tương phản với màu kim. Vào thời cổ đại, để có thể biểu hiện được sắc lam trên thân kim của Thần, người ta đã chế tạo ra sắc liệu lý tưởng bằng cách nghiền mài và thuần chế thanh kim thạch. Nhưng vì việc sử dụng đá quý làm nhan liệu rất đắt tiền, nên nó phổ biến hơn ở các văn vật tượng Phật quy mô vừa và nhỏ ở những địa khu chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo như Tây Vực.
Trong thế giới của cơ thể, chúng ta gọi trọng lượng là sức mạnh của lực hấp dẫn kéo vật thể xuống. Một lực kéo xuống tương tự có thể được quan sát thấy trong các đối tượng tượng hình và điêu khắc, nhưng trọng lượng thị giác cũng tự tác động theo các hướng khác nữa. Ví dụ, khi nhìn vào các đối tượng trong bức tranh, trọng lượng của chúng dường như tạo ra lực căng dọc theo trục kết nối chúng với mắt của người quan sát, và không dễ dàng để biết liệu chúng sẽ rút lui hay bị thu hút về phía người đang nhìn. Tất cả những gì chúng ta có thể nói là trọng lượng luôn là một động lực nhưng sự căng thẳng không nhất thiết phải được định hướng theo một hướng trong bức tranh phẳng.
Đồng gắn bó với nhân dân ta trong suốt trường kỳ lịch sử. Nó là chất kim loại quý được lấy làm bản vị của các giá trị trao đổi từ xa xưa cho đến tận gần đây. Được xem là kim loại thiêng để đúc tượng thờ và nhiều đồ tế khí. Tuy nhiên, cũng lại gắn với sinh hoạt đời thường của mọi người. Dù sử dụng dưới góc độ nào, thì đồng thường được pha chế thành thỏi rồi gò dát, có khi sau đó còn gia công khắc rạch thêm. Với quy trình đúc, nghệ thuật điêu khắc đồng khá phức tạp song có thể vượt lên những phá hoại của thời gian, là chất liệu đích thực của điêu khắc.
Vào cuối thế kỷ 19, rất lâu trước khi Einstein xem xét lại các ý niệm của chúng ta về mối quan hệ giữa vật chất và không gian thì các nghệ sỹ hiện đại, bằng một cách nào đó cảm nhận được ảo giác về lực hấp dẫn, đã bắt đầu nghiên cứu các chủ đề về phản hấp dẫn. Khi nhìn lại, chúng ta có thể công nhận rằng những ý tưởng phi chính thống đã thấp thoáng trong hội họa và điêu khắc thời ấy chính là những lời tiên báo về sự thay đổi.
Màu sắc là sự nhận thức chủ quan trong bộ não của chúng ta về một đặc tính khách quan của những bước sóng ánh sáng nhất định. Mỗi một cái trong cặp phương diện này là không thể tách rời khỏi cái kia. Tính bổ sung này cũng chính là mối nối giữa phong cách của trường phái Dã thú với thuyết tương đối khoa học. Xét cho cùng, màu sắc chính là ánh sáng; và mặc dù nó tồn tại ở một vị trí nhất định trong phổ điện từ, nhưng để cái năng lượng màu sắc của nó có thể được biết đến, nó vẫn đòi hỏi phải có một bộ não biết nhận thức qua con mắt của các tế bào hình nón.
Trong hội họa, màu xanh là một gam màu thứ cấp - được tạo ra từ việc pha trộn 2 màu vàng và xanh lam. Thời cổ đại , màu xanh được người Ai Cập tạo ra từ đất và khoáng vật nhưng không bền ,ngả dần sang đen theo thời gian , giá cả lại đắt đỏ. Để giải quyết vấn đề , những người thợ nhuộm khéo léo tìm cách nhuộm vải ban đầu bằng màu vàng của hoa huệ tây, nhuộm lần cuối bằng màu lam chiết xuất từ vỏ cây tùng lam., cách này tương đồng với phương pháp pha màu trừ trên bảng vẽ.
Tượng cổ Việt Nam cho dù phải trải qua nhiều biến động lớn của lịch sử đã từng chịu những tổn thất nặng nề song số còn lại vẫn rất nhiều. Ở các tỉnh đồng bằng và trung du phía Bắc, hầu như mỗi làng cũng có ít nhất một bảo tàng tượng. Tùy theo cách nhìn và yêu cầu của người nghiên cứu, chúng ta có thể phân loại tượng cổ Việt Nam theo nhiều cách khác nhau, trong đó có cách phân loại ai cũng nhận ra (như phân theo chất liệu, theo đề tài), lại có cách phân loại phải có “nghề” mới nhận biết (như phân loại theo tính chất, theo phong cách).
Ta có 5 giác quan: mắt, mũi, mồm, tai và tay chân, nói theo khái niệm Hán là thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác và xúc giác. Cách nói tiếng Việt là để chỉ các cơ quan cảm giác của cơ thể. Cách nói tiếng Hán là để chỉ chức năng của các giác quan, riêng chữ vị là cái lưỡi, xúc giác là toàn bộ da thịt bên ngoài, không cứ là tay chân, tất nhiên bàn tay đóng vai trò chính yếu.
Khối là một khái niệm vật lý nói lên sự chiếm chỗ trong không gian. Nó bao gồm hai mặt: thể tích tức phần không khí nó lấy mất đi khi có mặt trong một không gian cụ thể và khối lượng của thể tích đó trong quan hệ sức hút của trái đất. Tương quan giữa hai mặt thể tích (tính bằng m3) và khối lượng (tính bằng kg – làm đơn vị gốc) tạo ra khái niệm chung là khối.