Bố cục và màu sắc của ảnh màu
Bố cục của ảnh màu có đặc thù riêng, dĩ nhiên, là do các vấn đề phát sinh do màu sắc. Trước tiên, đó là vấn đề nhận thức đi kèm cảm xúc đối với màu sắc, sự biểu cảm của chúng, cũng như vấn đề kết hợp màu sắc trong khung hình. Đó là các mối quan hệ màu sắc của các hình thù và màu sắc của phông nền. Hoặc là, các mối quan hệ màu sắc của hai (hay vài) hình thù trong khung hình.
Bố cục của hình ảnh đen trắng hay hình ảnh có màu đều đều dựa trên cùng một nhóm nguyên tắc nhận thức. Đó là sự đối xứng và bất đối xứng, cân bằng hoặc bất cân bằng, nhịp điệu, tính hài hòa và tính toàn vẹn.
Tuy nhiên vẫn có những khác biệt. Ví dụ, người ta cho rằng, một hình ảnh bất kỳ, trong đó có cả ảnh chụp, cần phải cân bằng, để nhìn ổn định và trình bày một tổng thể hoàn tác. Sự cân bằng được hiểu là đối trọng sắc độ xám (trong ảnh đen trắng) hoặc khối màu (trong ảnh màu) của phần trái và phần phải của khung hình. Nhưng trong ảnh đen trắng thì những khối này xám, tối, hoặc đen như nhau ở cả phải lẫn trái. Còn trong ảnh màu chúng có thể có màu sắc và hoạt tính khác nhau. Kết quả là, buộc phải giảm đại lượng của mảng màu nào có hoạt tính mạnh hơn, chẳng hạn, một mảng màu đỏ tối có thể cân lại một mảng màu lục tối. Nếu biến đổi một bức ảnh màu như thế sang đen trắng, cả hai mảng màu sẽ trở thành xám tối, và thế cân bằng sẽ bị phá vỡ.
Trong bố cục có vài cấp bậc khác nhau. Cấp bậc thứ nhất - đó là sự sắp xếp căn bản. Nếu trong bức chụp không có điều chủ chốt nào được lột tả, nếu khung hình là ngẫu nhiên và lung tung, thì bức ảnh đó là thứ khó nhìn và 99,99% gây khó chịu. Nó gọi ra một cảm giác bệnh tật của sự vô định, của sự bất hoàn tác. Ngoài ra, chúng ta không bao giờ nhận thấy, điều gì đã được chụp bởi nhiếp ảnh gia. Đối tượng nào trong số muôn vàn thứ trong khung hình đã làm anh ta hấp dẫn, bức ảnh đã được chụp vì lí do gì và để làm gì.
Có những quy tắc sắp xếp đang được biết tới, nhưng chúng chỉ có ích cho người mới bắt đầu. Sự khác nhau giữa sắp xếp và bố cục cũng giống hệt như, chẳng hạn, giữa các quy chuẩn xác định của công văn và sự tự do tuyệt đối của nhà thơ trong sáng tạo của mình. Bố cục - đó cũng là sáng tạo.
Tôi đặc biệt nhấn mạnh: trong bố cục không có bất cứ quy tắc nào. Mỗi một bức ảnh đều có những điểm đặc biệt riêng và được xây dựng tương ứng với những đặc điểm đó. Không lần nào giống lần nào, bên trong kính ngắm máy ảnh của chúng ta là nơi gặp gỡ của các hình thù hình dạng hình học và màu sắc đa dạng, những thứ mà với một phần xác suất rất nhỏ mới có thể đã từng xuất hiện đồng thời cùng nhau trước kia. Làm gì có những quy tắc nào ở đây! Mỗi lần một khác, chúng tuân theo quy tắc của chính mình, hoạt động có ích tương ứng với từng trường hợp và là vô ích trong tất cả các trường hợp còn lại.
Nói một cách khác, bố cục ảnh trong từng trường hợp được xây dựng lại từ đầu. Bố cục của một bức ảnh này không thể áp đặt hoàn toàn sang một bức ảnh khác.
Trong ảnh tư liệu hoặc ảnh thông tin, điều chiếm thế thống trị là cái gì, còn như thế nào lại không có ý nghĩa quá quan trọng. Nó (cái gì) liên quan đến tính dễ đọc của hình ảnh, ví dụ, có chủ thể nổi bật. Nhiếp ảnh gia định hình một thứ gì đó thú vị, thậm chí là một sự kiện độc đáo, chứ không phải thể hiện thái độ và sự hiểu biết của mình trước điều đó.
Nhưng còn có một loại ảnh khác, chúng ta tạm gọi là ảnh có dấu ấn tác giả. Và ở đây điều chủ chốt là như thế nào, và bởi vậy không thể bỏ qua bố cục. Bố cục - đó là câu chuyện xây dựng hình ảnh có định hướng chủ ý, bằng cách đó tạo ra nội dung riêng. Nội dung của hình ảnh khác biệt với việc một tình huống hay sự kiện được tạo hình cơ học. Còn khán giả sẽ nhận thức cả nội dung của diễn biến, cả nội dung của bố cục, dường như cộng dồn lại với nhau (chính xác hơn: nhân bội lên). Trong kết quả, nhiếp ảnh gia có khả năng phát ngôn bằng hình ảnh, bức ảnh khi đó sẽ thực sự có dấu ấn tác giả mà không cần bất kỳ chữ ký hay watermark nào!
Phải bấu víu vào đâu khi chụp ảnh màu, bằng cách nào để sắp xếp hình ảnh trong kính ngắm? Câu trả lời đơn giản nhất - tin vào cảm giác của mình. Khổ nỗi, nói thì dễ nhưng làm thì khó. Đầu tiên cần phát triển vượt bậc khẩu vị của mình, để có thể xây dựng khung hình theo trực giác bản năng, có nghĩa: chụp không phải nghĩ.
Giải pháp đơn giản nhất - đặt một mảng màu rực rỡ nào đó vào trung tâm ảnh, điều đó hay diễn ra nhất. Trong trường hợp tốt nhất thì môi trường xung quanh có màu sắc đủ trung hòa. Mặc dù vậy vẫn có khả năng xảy ra xung đột màu sắc trong một khung hình. Nó gây ra áp lực, đôi khi điều đó có ý nghĩa đặc biệt.
Ví dụ - ảnh 1. Dễ hiểu rằng nhiếp ảnh gia đã phản ứng với đốm đỏ. Tuy nhiên bức chụp quá hỗn tạp, nó có ít nhất ba trung tâm bố cục. Ngoài cái xô đỏ, đó còn là mảng trắng ở phía dưới, cũng như cái bóng đen trên nền trắng. Khi không có mảng trắng này, bức chụp có lẽ sẽ trở nên cô đọng hơn và, rõ ràng, sẽ “màu” hơn (ảnh 2).
Cần ghi nhớ: màu trắng trên phông nền có màu thường là cực kỳ chói, thậm chí còn chói hơn màu đỏ và màu vàng
Dễ hiểu rằng các màu sắc trong thực tế không tự chúng phù hợp với ảnh chụp, trong phần lớn các trường hợp chúng không tương thích (ảnh 3). Bởi vậy, để làm ra một bức ảnh màu thành công, cần chụp nhiều hơn rất nhiều so với chụp ảnh đen trắng.
Một ví dụ khác - ảnh 4. Trong tình huống này đỏ và lục khó hòa thuận.
Có thể giảm nhẹ xung đột bằng cách cắt hình sao cho trong ảnh chỉ còn lại một vệt cỏ tối (ảnh 5).
Ảnh 6 được xây dựng theo kiểu đối xứng. Bố cục buộc người xem phải so sánh mảng sáng phía trái với mảng tối ở phía phải. Mà giữa chúng không có gì khác. Thứ nhất, có xung đột giữa màu lạnh và màu nóng. Thứ hai, ở đây không có sự tương đồng (mối liên hệ) về hình dạng.
Có thể tạo ra mối liên hệ tối thiểu giữa các hình dạng (phương án 7 hoặc 8). Nhưng kiểu gì đi nữa, bức ảnh vẫn để lại một ấn tượng không ổn. Sự cân bằng bị phá vỡ (đối trọng) giữa hai phần trái phải. Mảng trắng trong bức số 8 quá lớn.
Ở ảnh 9 mảng trắng vẫn chưa đủ nhỏ.
Bù lại ở ảnh 10 nó đồng thuận về đối trọng so với mảng ở bên phải. Mảng sáng, hầu như trắng trên nền xanh lơ có hoạt tính lớn hơn mảng xanh đậm. Bởi vậy cần làm cho nó nhỏ bớt đi, để đạt được sự cân bằng.
Một ví dụ nữa - ảnh 11. Màu đỏ gạch phía bên phải no hơn, rực hơn, phần bên phải khung hình bị trội trọng.
Cần phải giảm đi một chút (ảnh 12). Dù sao bây giờ khung cửa xám đã gieo vấn với ô biển hiệu phía bên trái.
Ảnh 13 được sắp xếp chính xác. Nhìn chung hình ảnh này bất đối xứng, nhưng yếu tố đối xứng lại củng cố nó: những đốm vàng bên trái được nhái lại phía bên phải. Màu sắc của tường bên trái cũng lập lại phía bên phải. Có nghĩa, sự kết hợp của đối xứng và bất đối xứng trong trường hợp này sẽ cho kết quả tốt nhất.
Chúng ta nhấn mạnh, rằng đối xứng và bất đối xứng, với bản chất là các nguyên tắc đối lập của một tổ chức, một mặt, dường như xung đột và không tương thích lẫn nhau, nhưng mặt khác - không thể sống thiếu nhau.
Nếu như đối xứng quá nhiều, chẳng hạn gần như soi gương, cần đa dạng hoá hình ảnh bằng yếu tố bất đối xứng trong các chi tiết.
Và ngược lại, nếu sự bất đối xứng đang nổi trội gây cảm giác ngẫu nhiên và không nhất quán, chỉ có thể sửa điều đó phần nào bằng những yếu tố đối xứng nhất định, lại vẫn là trong các chi tiết.
Nhưng bố cục cũng có thể bất đối xứng hoàn toàn (ảnh 14). Đốm đỏ không được nháy lại phía bên trái? Nhưng ở đây là một lỗi khác. Bố cục — đó là sự đa dạng phóng khoáng, nó không chịu được sự lặp lại cứng nhắc của các phần tử giống nhau về kích thước và hình dạng. Trong ảnh 14, đó là hai vạch thẳng đứng, màu đen, hầu như giống hệt nhau.
Vạch bên trái trong số đó cần phải làm cho nhỏ đi (ảnh 15). Nhưng giờ đây vạch đó lại tương bằng với đường chéo bề độ rộng, điều đó cũng không ổn.
Phương án ảnh 16 là tối ưu.
Cùng với điều đó, chúng ta thấy rằng, phương án lật gương của bức chụp sẽ bị mơ hồ (ảnh 17). Ở đây chúng ta lại đề cập đến vấn đề của trái và phải. Các phần trái và phải của khung hình không như nhau. Một ảnh tử ở phần trái và phần phải có tiếng nói hoàn toàn khác nhau. Nguyên tố ở phần phải (trong trường hợp ảnh 16) sẽ trở thành quan trọng hơn. Nó dường như là mấu chốt của toàn bộ hình ảnh. Trung tâm bố cục (điểm nhấn) - khi ở phía bên phải - sẽ không gây áp lực như khi nó ở phía bên trái.
Biết sử dụng hiện tượng này của nhận thức là điều quan trọng. Nói riêng, trong một số trường hợp có thể làm cho hình ảnh ổn hơn, nếu lật gương trái phải (hoặc lật ngược âm bản khi in ảnh qua máy rọi). Tất nhiên, cấm làm điều này, nếu trong hình có khuôn mặt, khu phố quen thuộc hoặc chữ nghĩa nào đó.
Chẳng hạn, có thể cải thiện ảnh 18 bằng cách lật trái phải (phương án 19).
Vấn đề này cũng liên quan đến ảnh 20 (ảnh 21). Chiếc nắp lưới trên tường tạo điểm chốt
cho bố cục, sau khi nháy vần
lại một chiếc nắp lưới khác trên mặt đường.
Một ví dụ thú vị, liên quan đến sụ đồng điệu của các thành phần ảnh (ảnh 22). Bức ảnh này hiển nhiên là "ảnh màu", gam màu không gây khó chịu. Nhưng dù sao đi nữa thì nó còn lâu mới được gọi là hoàn tác. Đường thẳng đứng của bệ ghế (màu cam) cố tình chia khung hình làm đôi. Đường cong của bệ ghế (bên phải) không có phản hồi ở bên trái, đường ngang màu trắng phía trên tương phản với đường cong của bệ ghế. Có thể có hai giải pháp ở đây.
Giải pháp thứ nhất - cắt bớt phần bên phải và bỏ giải phân cách (màu trắng) (ảnh 23).
Giải pháp thứ hai để chỉnh sửa cấp tiến hơn: di chuyển mảng vạch vôi xuống dưới để cận trên của nó tiếp nối với cận trên của bệ ghế (ảnh 24).
Vấn đề cắt cúp (crop). Trong mỗi trường hợp, điều quan trọng là phải kiểm tra cẩn thận độ chính xác của khung tranh. Thứ nhất, không phải lúc nào bạn cũng có thể giải quyết được vấn đề này lúc chụp ảnh. Và, thứ hai, cốt truyện không nhất thiết phải tuân thủ tỷ lệ khung hình 2:3.
Trong bức ảnh số 25, trên cùng, có một đường sọc màu vàng nhạt với một đường ngang màu đen tương phản với màu tường.
Ảnh 26 không gây kích ứng mắt như vậy.
Trong hình 27, một chút cắt xén ở bên phải là điều cần thiết. Hai thân cây ở phương án gốc tạo ra một cặp đối xứng, chúng gần như phản chiếu vào nhau. Cần phải loại bỏ sự đối xứng nhạt nhẽo này (ảnh 28).
Vấn đề ở chỗ: tính đối xứng là một tổ chức rất mạnh, đến mức nó tự giới hạn trong các ranh giới của chính nó. Điều đó giống như khung trong khung. Mà khi đó, cửa sổ trong hình ảnh ban đầu đơn giản là trở nên dư thừa
.
Hình 29 gây cảm giác mơ hồ, có quá nhiều màu vàng ở cả bên trái và bên trên.
Ảnh 30 tốt hơn nhiều, ngắn gọn hơn và do đó biểu đạt hơn. Lưu ý rằng sọc vàng bên trái nhỏ hơn một chút so với sọc vàng phía trên, chúng không giống nhau. Các họa sĩ rất quan tâm mối quan hệ của kích thước, màu sắc và hình dạng trong một bức tranh. Trên thực tế, việc tìm kiếm các mối quan hệ hài hòa - chính là công việc về bố cục.
Việc cắt cúp, tìm tòi vị trí khả ái duy nhất cho ranh giới khung - đó là quá trình sáng tạo. Cần lắng nghe lời thủ thỉ của bố cục, để hiểu nó muốn gì và điều gì sẽ mang lại cuộc đời hạnh phúc cho nó. Trong một bức ảnh rất đẹp (hình 31), đó là phần đầu ranh giới của các mảng đỏ đen phía bên trái, nó mách nước, cạnh bên phải cần cắt cúp ra sao (ảnh 32).
Cột trụ màu trắng thoát khỏi khu vực chính giữa, và chúng ta cần cảm ơn điều đó. Sự bất đối xứng của cây cột trong trường hợp này phù hợp với sự bất đối xứng của các mảng màu đỏ trên tường.
Có thể nói gì về bức ảnh tiếp theo của Dima? Bức ảnh số 33 đối xứng cực đoan, những chiếc lá trên bức màn lặp lại sự đối xứng này. Tất nhiên, chúng nằm trên bức màn, nhưng đồng thời đằng sau nó. Những chiếc lá này có vẻ như là có thật và đang "nhìn" vào phòng. Đây là nội dung chất thơ của nhiếp ảnh.
Một bức ảnh khác của Dima cũng không kém phần thơ mộng (hình 34). Trong đó chúng ta phát hiện ra một phép ẩn dụ. Hai đường thẳng đứng giống như một thân cây, và trên “cây” có những chiếc lá màu trắng. Nhưng bức tường "phía sau" chúng là màu xanh, màu của lá.
Ảnh 35 thú vị thay, bóng đổ của đường ống chạy tiếp nối vào thân xe. Điều quan trọng không kém là sự kết hợp tuyệt đẹp của màu sắc: tường xám và màu thép phong phú của xe.
Dima đã chụp các ê-tuýt để luyện bố cục. Và đây là một hoạt động vô cùng bổ ích. Tôi khuyên tất cả những người mới bắt đầu - hãy thực hiện những bản phác thảo như vậy, bạn sẽ học được cách đóng khung. Và chỉ sau đó mới tiến hành chụp phong cảnh hoặc chân dung, con người trên đường phố hoặc phóng sự. Ý nghĩa của các ê-tuýt là, nếu bạn không hài lòng với kết quả, bạn có thể cải thiện bằng cách quay lạ đúng chỗ đó vào khoảng thời gia đó, chứ nếu chụp người, bạn sẽ khó lòng bắt họ tái tạo lại kiểu dáng của khoảnh khắc đã qua.
- Theo http: //lapinbook.ru -
Dịch và biên tập: MiukaFoto
>>> Nhiếp ảnh màu hiện đại (Phần 1)
>>> Tái tạo chiều sâu trong Hội họa và Nhiếp ảnh