Trong thực tế, chúng ta gặp rất nhiều thể loại trang trí, các hình trang trí đó được sắp xếp trong nhiều loại dạng hình khác nhau: vuông, tròn, dài, tam giác, ovan, v.v… Nhưng xét cho cùng, tất cả các loại hình đó đều nằm trong 3 dạng hình cơ bản là hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. Những hình khác chẳng qua chỉ là một biến thể của một trong ba hình trên, được cắt đi một hoặc hai phần.
Đại học Mỹ thuật công nghiệp
Mảng là danh từ dùng để chỉ một tổng hợp diện tích chứ không phải là một diện tích đơn lẻ. Thực chất của mảng (masses) là những “diện” ngược lại với “mảng” là sự manh mún, phân tán, rời rạc. Người giảng dạy và người vẽ hình họa gọi cách gom các phần vụn vặt, các phần sáng nhỏ, bị phân tán là “quy thành mảng các loại bóng, độ bóng” (trong trường hợp diễn tả bằng màu thì thao tác “quy các mảng màu”) là quy trình cần thiết.
Trang trí vải hoa giúp các bạn hiểu và biết cách làm một thể loại trang trí cơ bản khác, biết áp dụng các nguyên tắc chung của luật bố cục đối với hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và đường diềm, với các quy luật nhắc lại, xen kẽ, đối xứng và kéo dài vô tận ra cả 4 hướng. Bài tập giúp nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết về sự biến hóa của các họa tiế trang trí với nhiều bố cục thay đổi khi ta sắp xếp vị trí các họa tiết khác nhau, vận dụng các kiến thức cơ bản của các loại hình trang trí phức tạp để sáng tạo ra những mẫu trang trí mới có giá trị về mặt nghệ thuật đẹp mắt, hấp dẫn cả về họa tiết lẫn màu sắc.
Nhìn ngắm hay nghe một tác phẩm nghệ thuật, những nhà nghiên cứu hay những nghệ sỹ từng trải có thể đoán đúng tên tác giả mà không cần nhìn tên hay nghe giới thiệu. Điều này là sự thực, vậy thì tại sao người ta nhận biết tác giả của một tác phẩm nghệ thuật mà không cần nhìn hay nghe nói đến tên? Nhờ vào cái gì? Đó là “dấu ấn” vừa vô hình vừa hữu hình mà tác giả đã lưu trên tác phẩm của mình. Dấu ấn này chứa đựng cả tình cảm chân thành của tác giả trong quá trình sáng tác, thể hiện cùng với tình yêu nghệ thuật theo kiểu rất riêng của mình, cái mà chúng ta gọi “kiểu rất riêng”, “đẹp nhưng không thể lẫn với ai được” chính là cái làm cho tác phẩm và sự hiện hữu của nghệ sỹ có giá trị, đó chính là phong cách nghệ thuật.
Bảng màu phải được chuẩn bị cẩn thận, màu chỉ được giới hạn trong một số màu – đất, xanh – phổ, đen và trắng. Thế kỷ XIX, họa sỹ cổ điển, bỏ bớt màu đất, dùng màu than sắc thẫm như nhựa đường (bitumen) để tạo những mảng tối trông rất huyền ảo, nhưng tiếc thay hóa chất của nó lại khiến nhiều tranh bị hư hoại. Phác họa bằng chì than không cẩn thận cũng làm cho màu sơn hóa bẩn và dĩ nhiên làm xấu cả bức họa.
Khối tiếp xúc ánh sáng tạo nên những khả năng bắt sáng tạo sự tương phản của các diện, mảng chuyển động tùy theo đặc điểm của cấu trúc, chiều hướng cộng với vị trí tác động của nguồn sáng tùy vào quang lượng mạnh hay yếu cũng như loại chất liệu tạo nên bề mặt của khối tạo thành những nhịp điệu của khối.
Trước khi cách điệu ứng dụng vào trong từng môi trường, chúng ta cần làm bố cục cho đẹp mắt rồi hãy đi vào chi tiết. Tùy theo yêu cầu và ý nghĩa của đối tượng cần trang trí mà khai thác khía cạnh khác nhau của sự vật. Thí dụ cũng là cây có khi khai thác hình dáng của những lùm cây, có khi khai thác vẻ đẹp của lá cây, nhưng cũng có khi khai thác vẻ đẹp của cành cây, dây leo, màu sắc của đám lá.
Nếu như con người là hình mẫu hoàn mĩ về sự cân đối của hình khối, tỉ lệ và vẻ đẹp mà tạo hóa đã sinh ra, thì khuôn mặt người lại chiếm một vị trí quan trọng nhất. Vẽ chân dung trong học tập, nghiên cứu và sáng tác nghệ thuật là một nội dung quan trọng và tương đối khó. Bởi lẽ, người vẽ không đơn thuần chỉ thể hiện được đặc điểm của nhân vật mà còn phải thể hiện được thần thái, cảm xúc và tình cảm được toát ra từ bên trong nội tâm của nhân vật.
Mỗi cách vẽ đều có mỗi ưu điểm riêng, một vệt màu mỏng cho cảm giác xa, sâu hơn, mịn màng, mềm mại hơn là vệt màu dày, muốn tả một tấm vải hay lụa, làn da mịn màng của thiếu nữ,… dùng cọ mềm lấy màu rồi diễn tả chải chuốt sẽ cho hiệu quả cao, dùng sơn dầu với lối di mỏng để tả thực tả chân thì không một chất liệu nào có thể sánh kịp, có thể tả đến đường chân tơ kẽ tóc của từng đối phương, có thể sánh ngay với máy ảnh thời nay.
Đối với nghệ thuật hình ảnh, mỹ thuật nếu khảo sát tác phẩm dạng phẳng (thường gọi là mỹ thuật hai chiều) thì trước hết không gian hiển thị ở quy mô tác phẩm, diện tích bức tranh, giữa “khoảng trống”, không gian nền, phần tĩnh lặng, phần tối còn gọi là không gian âm và không gian dương gồm khoảng có hình, khoảng sáng… Nói chung người ta nói: “không gian dương” để nói tới “khoảng có hình” diễn tả nội dung tác phẩm. Còn những khoảng trống bao bọc xung quanh và len lỏi vào trong ngóc ngách của khoảng có hình được gọi là “không gian âm”.
Trên cơ sở các công thức toán học đơn giản, ông đã xây dựng một hệ thống các nguyên tắc thẩm mỹ đầu tiên về tỉ lệ cơ thể người, được gọi là canon. Hệ thống này chia cơ thể con người ra các phần khác nhau, và liên hệ với nhau theo một quy luật toán học nhất định. Mục đích cuối cùng là đạt được symmetria, tức sự đối xứng.
Không gian hai chiều rưỡi là loại không gian lắp ghép bởi hai cách nhìn (nhìn theo chiều ngang cùng với nhìn trực diện hay là nhìn theo chiều ngang và nhìn từ trên xuống theo phối cảnh chim nhìn). Thoạt nhìn nó là loại không gian phẳng, hai chiều. Hình tượng trong tranh được thể hiện cùng một lúc theo hai dạng đường tầm mắt trong tư duy tạo hình
Viễn cận tuyến tính được xây dựng trên phương pháp phóng chiếu trung tâm từ một điểm nhìn cố định. Vì thế chỉ hình ảnh trong phạm vi hình nón thị giác (visual cone) cho hình chiếu hợp lý trên mặt phẳng, trong khi hình chiếu từ vùng ngoại vi hình nón thị giác biến dạng mạnh, đặc biệt đối với những vật ở rất gần người quan sát.
Quan niệm về sự chuyển động trong mỹ thuật, nghệ thuật thị giác hay nói rõ hơn là sự chuyển động trong tác phẩm nghệ thuật thị giác là những chuyển động ảo trong mặt phẳng hai chiều, không gian ba chiều trong môi trường cụ thể. Nó chính là những “cảm nhận về sự chuyển động” xuất hiện ngay bên trong thị giác của người nhìn ngắm đối tượng, mặc dù đối tượng thì ở trong trạng thái đứng yên.