Tập nặn và tạo dáng

1. Đồ dùng: Người ta thường dùng dao nặn, vồ nhỏ để đập đất, nạo. Dao nặn có thể làm bằng tre, gỗ hoặc kim loại. Có nhiều kiểu dáng như: dao đầu nhọn, đầu vát, dao răng cưa v.v…

nan 1

Nếu bài tập nhỏ, bạn có thể dùng các đồ dùng: dao nặn, nạo.

- 01 bản gỗ nhỏ 1 x 10 x 15 cm.

- Một ít dây thép nhỏ.

* Chất liệu: Có thể sử dụng đất sét hoặc đất dẻo công nghiệp để làm bài thực hành.

- Đất sét: Là loại đất thường dùng làm đồ gốm, gạch ngói. Đất phải dẻo không có sạn và tạp chất. Nếu là đất khô, cần đập nhỏ cho nước vào ủ, nhào kỹ.

- Đất công nghiệp: Có nhiều màu vàng, xanh, đỏ, nâu, đen… mềm dẻo, không dính tay rất thuận tiện khi nặn phác thảo tạo dáng và làm bài tập.

2. Phương pháp tiến hành một bài tập nặn và tạo dáng:

Trước khi tiến hành một bài tập nặn và tạo dáng, bạn hãy hình dung kiểu dáng người, động vật hay hoa quả mà bạn định thể hiện, đối với hoa quả bạn nên dùng hoa quả thật để làm mẫu. Với bài nặn người, bạn có thể nhờ người thật diễn thử động tác hoặc tham khảo các dáng đẹp trong tranh, ảnh. Với bài nặn con vật, bạn có thể quan sát mẫu thật, tham khảo tranh, ảnh làm cơ sở để thực hiện bài tập nặn. Bạn cũng có thể dùng bút chì phác họa ý tưởng của mình, hình vẽ cần đơn giản, cụ thể. Chú ý tạo các đường lượn, điểm nhấn, nêu bật đặc điểm và động tác (của người và động vật) mà hình định thể hiện. Dù nặn hoa quả, người hay động vật bạn cũng cần quan sát thật kỹ đối tượng từ nhiều góc độ để nhận ra đặc điểm và cái thần của sự vật rồi đưa sự vật vào những khối lớn, với các chi tiết dù nhỏ hay mỏng manh đến mấy bạn cũng nên quy chúng vào khối để thể hiện. Trên cơ sở khối lớn, bạn hãy tiếp tục quan sát nhận xét và đẩy sâu khối lớn để hoàn chỉnh bài tập nặn.

a. Tập nặn và tạo dáng hoa quả:

Hoa quả trong thiên nhiên đa dạng, phong phú, mỗi loại hoa quả đều có đặc điểm riêng về hình khối và màu sắc, bạn phải hình dung ý định sẽ tạo dáng loại hoa quả gì để có sự nghiên cứu về đặc điểm và hình dáng của chúng.

Hoa lá: Cánh hoa, bông hoa, cuống hoa, cành hoa, lá, cành lá có hình dáng gì? Tỷ lệ giữa chúng ra sao? Đặc điểm của nó thế nào?

Ví dụ: Đặc điểm của hoa hồng là cánh hoa mỏng, ôm cuộn tròn thành bông, rìa cánh hoa lật ngược ra ngoài và uốn lượn không đều nhau. Nụ hoa hình quả trám, đài hoa có hình cầu và những cánh đài ôm lấy nụ hoa, lá hoa hồng mọc đối xứng, có răng cưa…

Quả: Quả có dạng hình gì? Khối của cuống và lá ra sao? Đặc điểm của nó thế nào? Dài, ngắn, tròn hay hình bầu dục…

Ví dụ: Quả dừa có dạng tròn nhưng không phải tròn xoay mà có ba cạnh, nặn quả dừa thường phải có cuống mới đẹp. Quả táo có dạng hình nón cutj hơi dẹp, cuống lõm xuống và cũng không tròn xoay.

Khi nặn tạo dáng xong một bông hoa hay quả, bạn có thể xoay, uốn các hướng sao cho hợp lý, mềm mại về kiểu dáng.

nan 2
Tập nặn và tạo dáng quả của SV khoa SPMT – Trường CĐSPMGTW3

b. Tập nặn và tạo dáng động vật:

Khi tạo dáng cần chú ý đặc điểm của động vật. Trước hết phải hình dung hình dáng nó ra sao, ý định tạo dáng chạy nhảy, săn mồi, đùa giỡn, nằm hay đang ăn… khối lớn của nó có hình gì?

Ví dụ: Con voi có đầu, bung, chân, tai đều to, vòi dài, toàn thân thấp dần về phía sau; Con mèo lúc rình mồi hay đang ngủ, mèo rình mồi thường hạ thấp đầu, hai chân trước đưa ra dài ngắn khác nhau, hai chân sau nâng mình cao hơn, khớp chân trùng xuống, đuôi dài ra sau nhưng mèo ngủ mình cuộn lại hiền lành… Nắm được đặc điểm và khối lớn của con vật, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc thể hiện chúng.

nan 3
Tập nặn và tạo dáng con vật của SV khoa SPMT – Trường CDDSPMGTW 3

nan 4

nan 5

nan 6
Nặn và tạo dáng con vật

c. Tập nặn và tạo dáng người: Cần chú ý tới đặc điểm của hoạt động, các động tác: làm gì, ngồi, đứng, chạy, ngồi học hay múa hát… Không nặn to quá hay nhỏ quá, khoảng 7-12cm (dáng đứng), 5-7cm (dáng ngồi) là vừa. Bạn nên xoay đầu, vai, tay chân, uốn lưng sản phẩm tạo dáng sao cho hợp lý. Không nên để hai tay hoặc hai chân song song với nhau sẽ tạo ra cảm giác thiếu sinh động. Bố cục cần gọn, cô đọng, nêu được đặc điểm của động tác.

Lưu ý: nên diễn thử nêu được hoạt động của nhân vật đang làm gì?

Tạo dáng người giống như phương pháp tiến hành một bài điêu khắc nói chung, song vì tượng nhỏ, cốt làm đơn giản hơn nhiều, chỉ cần xoắn vài sợi dây thép với nhau và đóng một bảng gỗ nhỏ là được. Thậm chí nếu là dáng có khối to liền thì không cần làm cốt, sau khi sản phẩm tương đối hoàn chỉnh, bạn nên kiểm tra lại tỷ lệ, kiểu dáng, trang phục. Bạn có thể xoay, vặn các thế sao cho hợp lý hơn.

Bạn cũng có thể nặn, tạo dáng hoa quả, động vật, người với cách nặn các chi tiết rồi ghép chúng lại với nhau bằng cách cắm tăm tre bên trong rồi vuốt cho liền không để lại dấu nối. Dù nặn bằng cách nào đi nữa thì cũng luôn phải chú ý đến đặc điểm, tỷ lệ các bộ phận của mẫu. Sản phẩm nặn chỉ có thể đẹp khi chúng được thể hiện đúng đặc điểm, đúng tỷ lệ, đúng cấu trúc khối và thể hiện được tinh thần của mẫu. Lưu ý: Bạn không nên tỉa chi tiết, dấp nước xoa hay vuốt nhẵn sản phẩm vì làm như vậy sẽ mất đi vẻ đẹp của khối và sản phẩm dễ bị nứt nẻ.

nan 7
Các bước nặn và tạo dáng người

nan 21

Sản phẩm nặn và tạo dáng người

3. Phương pháp chép phù điêu đơn giản:

Để tiến hành chép một bài đắp nổi, bạn cần chuẩn bị:

- Bảng gỗ (kích thước dày mỏng to nhỏ theo yêu cầu của bài thực hành);

- Đóng đinh, căng dây thép từ đinh này sang đinh kia, chú ý độ cao của đinh không cao quá hay thấp quá (khoảng 2-3 cm là vừa), nếu cao quá đinh sẽ lồi lên mặt phù điêu gây cản trở lúc làm bài, nếu bị đinh lồi, bạn có thể dùng búa đóng xuống hoặc đập nghiêng.

nan 8

Bảng gỗ đã đóng đinh và căng dây kẽm

Sau đó bạn tiến hành bài chép phù điêu theo các bước sau:

Quan sát mẫu: Trước hết ta quan sát bố cục, hình, mảng và mảng trống nhất là quan sát kỹ về độ nông sâu, các lớp trước, lớp sau hay độ dày mỏng của phù điêu mẫu, đưa ra nhận xét: mẫu thuộc loại phù điêu nào (phù điêu cao, vừa hay thấp), đề tài gì? vốn cổ hay hiện đại, chất liệu thể hiện: gỗ, đá, thạch cao…

nan 9

Phù điêu mẫu

Tính tỷ lệ và đắp nền đất:

* Tính tỷ lệ: Sau khi quan sát kỹ bài mẫu theo yêu cầu đề ra, thu phong to nhỏ hay tỷ lệ bằng mẫu. Có 2 cách thu phóng phù điêu như thu phóng tranh ảnh đó là kẻ ô vuông và kẻ ô chéo.

nan 10

* Đắp nền đất: Bạn hãy dùng dao cắt đất từng miếng nhỏ đập vào mặt bảng gỗ, dùng dao gọt, nạo tạo thành mặt phẳng theo kích thước yêu cầu; Nền đất không nên dày quá, rất nặng nề nhưng không nên mỏng quá vì như thế đất sẽ mau khô hay nứt và dễ lồi đinh.

Phác hình trên đất: Xác định kích thước của phù điêu cần chép và phác hình bằng cách dùng que nhọn hoặc dao nặn phác nhẹ lên mặt đất, trong khi vẽ phác, bạn nhớ kiểm tra độ chính xác về bố cục, hình, mảng và mảng trống.

Bạn có thể làm bài chép phù điêu theo cách đắp lên hay khoét xuống đều được. Mảng chính, khối chính lên trước hoặc độ cao nhất đắp trước, theo vậy lần lượt lên các hình, mảng phụ và độ thấp dần. Trong quá trình lên đất khối lớn phải quan sát kỹ, phân tích các độ cao, thấp của hình khối, mảng sao cho đúng với bài mẫu, chú ý so sánh với các hình mảng, có độ cao thấp khác nhau bên cạnh nó.

nan 11

Chỉnh khối và đầy sâu vào khối lớn: Vẽ phác lại hình, mảng, lên bài kỹ hơn, lược bỏ những chi tiết rườm rà, có thể dùng ánh sáng để kiểm tra hình khối, các độ cao thấp xem đã đúng với mẫu chưa? Lưu ý: Không nên đi chi tiết, luôn nhìn tổng thể các mảng chính, mảng phụ ẩn hiện, liên hệ mật thiết với nhau. Ví dụ: một dải lụa vắt từ vai này sang vai kia chạy sau lưng, chúng có mối liên hệ với nhau về sự liền mạch, độ to nhỏ, cao thấp…

- Phù điêu không phải là tượng tròn bớt đi phần khuất.

- Bờ thành của độ dày mỏng nghiêng hay thẳng đứng đều được song không được khoét lõm hàm ếch (đối với phù điêu thấp và vừa).

nan 12

Kiểm tra độ nông sâu: Kiểm tra độ nông sâu dày, mỏng của các vị trí; Cá hình; Các mảng lớn; Các mảng nhỏ; Các mảng trống; Các độ nghiêng của các chi tiết; Các đường lượn/

Hoàn thiện bài: Xem lại toàn bộ bài làm một cách tổng thể, các bạn hãy đặt câu hỏi: đã đúng chưa? Có thể hiện được đặc điểm của mẫu không? Tỷ lệ giữa các hình, mảng, mảng trống, độ nông, sâu, dày, mỏng có cần thêm, bớt không? Nếu thêm, bớt thì khoảng bao nhiêu là đủ? Với tư cách đặt vấn đề như vậy bạn sẽ hoàn thiện được bài tập của mình.

nan 13

nan 14

nan 15

nan 16

nan 17

nan 18

nan 19

nan 20

>>> Những chiếc muôi đồng Đông Sơn được tạo dáng nghệ thuật

>>> Kỹ năng thực hành về điêu khắc

>>> Đường nét và khả năng tạo hình

0976984729