Tạo hình bình diện

1. Hình và hình cơ bản:

Địa hình hoặc hình thái là một trong những đặc trưng bên ngoài chủ yếu của vật thể, là biểu hiện ngoại tại sự vận động biến hóa nội lực của chính nó. Sự thu hút thị giác của bình diện chủ yếu là từ những hình kỷ hà trong hình thái trừu tượng.

* Hình: Hình gồm 2 thể loại: Hình trừu tượng (gồm hình kỷ hà, hình hữu cơ, hình ngẫu nhiên); Hình thực (gồm hình do con người sáng tạo, hình tự nhiên).

* Hình cơ bản: Là đơn vị cơ bản tạo thành đồ hình trên bình diện. Trong đồ hình, hình cơ bản xuất hiện lặp đi lặp lại, tạo thành hình liên tục cho ta cảm nhận tính thống nhất và mối liên quan nội tại của chúng.

Đặc điểm của đồ hình là hình dáng bên ngoài đơn giản, chứa đựng hàm nghĩa bất kỳ, đó là những hình kỷ hà như: điểm, đường, diện.

Khối kỷ hà có thể phân chia thành những hình cơ bản phức hợp.

Hiểu thấu đáo, vận dụng tốt quan hệ chuyển đổi âm dương giữa hình và nền là kỹ xảo chủ yếu trong tạo hình bình diện.

binh dien 1

Sự chuyển đổi âm dương – hình nền

Hình chiếm cứ không gian, sắc độ đậm, tạo cảm nhận nổi trội, hướng tới phía trước.

binh dien 2

Quan hệ giữa hình với hình

Sự tương ngộ của 2 hình trở lên tạo nên 8 loại quan hệ tương hỗ.

binh dien 3

Quan hệ giữa hình với không gian (bối cảnh)

Quan hệ giữa hình với không gian có 8 trường hợp như ảnh 2, nhưng do chuyển đổi âm dương giữa hình với nền (chuyển đổi theo A, B) cho nên có 16 hệ quả cấu thành khác nhau như hình 3.

2. Ô lưới:

* Tác dụng: Chia đồ hình thành những ô đơn vị, hình dạng, lớn nhỏ giống nhau hoặc khác nhau từ đó định vị các hình cơ bản, khống chế quan hệ tương hỗ giữa các hình cơ bản.

Ô lưới tạo trật tự cấu thành đồ hình.

* Chủng loại: Có 6 loại ô lưới: Ô lưới có tính quy luật và không có tính quy luật; Ô lưới có tính tác dụng và không có tính tác dụng; Ô lưới nhìn thấy và không nhìn thấy.

* Biến hóa: Có 5 cách biến hóa ô lưới: Biến hóa khoảng cách, phương hướng, chất lượng các đường trục lưới; Biến hóa tỷ lệ, hình dạng các ô đơn vị; Liên hợp 2 ô lưới trở lên thành ô lưới đơn vị lớn hơn; Tổ hợp 2 loại ô lưới khác nhau; Biến đổi âm dương các đường trục lưới.

binh dien 4

Ô lưới không có tính tác dụng

binh dien 5

Ô lưới có tính tác dụng

binh dien 6

Ô lưới âm dương, ô lưới nhìn thấy và không nhìn thấy

3. Tạo hình điểm:

Khác với điểm kỷ hà, có thể có hình dạng và kích cỡ nhất định nhưng không nên quá lớn hoặc chứa đựng những hình khác để tránh tạo cảm nhận là diện.

Điểm chạy vạch thành đường. Đường trượt khác phương của nó tạo thành mặt (diện).

binh dien 7

binh dien 8

- Điểm, đường, mặt, khối là những yếu tố tạo nên hình dạng.

- Hình dạng và tỷ lệ của nó là yếu tố cơ bản diễn đạt ý tưởng thiết kế.

- Đường di chuyển để lại trong không gian một mặt 2 chiều.

- Mặt di chuyển hình thành khối không gian 3 chiều.

binh dien 9

Chuyển động của điểm thành đường, tạo cảm giác về sự tăng trưởng định hướng.

binh dien 10

- Điểm tĩnh tại và vô hướng.

- Đường năng động, có hướng. Độ dài, độ dậm gãy hay uốn lượn của đường diễn đạt đầy đủ ý tưởng của tư duy.

- Chuyển động và ổn định.

- Chất liệu bề mặt.

binh dien 11

binh dien 12

Cấu thành tách rời, khoảng cách đều hoặc không đều, phối trí đa dạng, trùng lặp

binh dien 13

Cấu thành tiếp xúc, tuyến hóa hoặc diện hóa

binh dien 14

Cấu thành trùng xếp, cấu thành tự do

binh dien 15

Trường bức xạ rung của điểm

binh dien 16

Biến đổi kích cỡ, hình dạng, khoảng cách của điểm tạo cảm nhận khối tích, không gian, sáng tối

4. Tạo hình vuông:

binh dien 17a

- Đường thẳng kéo căng về 2 điểm chỉ sự căng thẳng.

- Đường thẳng đứng, đậm, dày diễn tả sự cân bằng.

- Đường nằm ngang: chỉ sự ổn định – bền vững.

binh dien 18

Đường dốc chỉ sự trỗi dậy, sự trượt, có thể mô tả sự chuyển động, kihcs thích sự hoạt động thị giác.

binh dien 19

Đường cong lượn thư thả là biểu tượng sự phát triển của sinh vật.

binh dien 20

Đường cong uốn lên lượn xuống nhẹ nhàng biểu hiện một xu thế vững chắc, tin cậy

Với hình dạng và bề rộng của đường khác nhau, bằng cách thay đổi chiều dài, khoảng cách, độ thô tinh, phương thức sắp xếp v.v… có thể tạo thành các loại hình vẽ khác nhau hoặc tạo cảm nhận không gian.

binh dien 22

Tạo hình đường tách rời

binh dien 23

Tạo hình đường nối tiếp

binh dien 24

binh dien 25

Đường giao nhau, đan nhau

binh dien 26

5. Tạo hình diện: Đặc trưng của diện là hình dạng. Có 2 phương thức tạo hình chủ yếu là chia cắt và tập hợp.

* Chia cắt: Theo ý đồ tạo hình và hiệu quả thị giác đối với màu sắc, chia cắt diện thành những mặt lớn nhỏ, hình dạng khác nhau. Có các phương pháp chia cắt: chia cắt thành những hình giống nhau, chia cắt theo tỷ lệ về số lượng, về kích cỡ, về hình dạng, chia cắt tự do v.v…

* Tập hợp: Tập hợp những diện cơ bản đã phân cắt, có thể tập hợp đồng hình hoặc dị hình. Có 2 phương thức tập hợp chủ yếu: tập hợp nối tiếp, tập hợp chồng xếp.

binh dien 27

Chia cắt bằng đường thẳng, đường cong. Tập hợp trên mặt phẳng cho trước

binh dien 28

-  Chia cắt hình giống nhau: Tổ hợp lựa chọn những hình lân cận sau khi chia cắt.

- Chia cắt số lượng bằng nhau: Các hình chia cắt diện tích bằng nhau, hình đơn vị khác nhau.

- Chia cắt biến đổi: Theo tỷ lệ nào đó hoặc theo tỷ lệ số lượng.

binh dien 29

- Chia cắt hình giống nhau.

- Chia cắt tự do: không theo quy tắc số học nhưng có cùng yếu tố tỷ lệ lớn nhỏ (tương đồng).

binh dien 30

Tổ hợp nối tiếp

binh dien 31

Tổ hợp chồng xếp

binh dien 32

binh dien 33

binh dien 34

Tổ hợp diện thành không gian

binh dien 35

binh dien 36

6.Quy luật tạo hình bình diện:

* Tạo hình trùng lặp:

binh dien 37

- Ô lưới: Chia không gian thành ô lưới giống nhau, sắp xếp trùng lặp theo tỷ lệ tương đồng. Biến đổi tỷ lệ, phương hướng các ô đơn vị: uốn lượn, liên hợp, tăng giảm mật độ trục lưới, có thể tạo được ô lưới trùng lặp, hình thức khác nhau.

- Hình cơ bản:

binh dien 38

Đặt hình cơ bản trong ô trùng lặp, bằng cách chuyển đổi phương hướng, vị trí, âm dương, hoán vị hình nền để đạt được hiệu quả thị giác khác nhau.

* Tạo hình tương tự:

binh dien 39

- Ô lưới: Ô lưới đơn vị không trùng lặp nhưng tương tự, có thể kẻ đường chéo trên ô trùng lặp, cũng có thể sắp xếp các hình theo cảm nhận thị giác.

binh dien 40

- Hình cơ bản: Duy trì được hiệu quả tương tự giữa các hình cơ bản và để có được hình cơ bản tương tự, có thể bằng cách tập hợp theo chủng loại tương quan, liên hợp hoặc cắt giảm, biến hình không gian ô lưới và xếp gập hình cơ bản v.v…

* Biến thiên:

binh dien 41

- Ô lưới: Theo quy luật số học nhất định, biến đổi mật độ ô lưới, có thể chiết biến đơn nguyên, cũng có thể đồng thời chiết biến lưới trục trên cả 2 phương.

binh dien 42

- Hình cơ bản: Có thể chiết biến dạng hình dạng, kích cỡ, phương hướng, vị trí, màu sắc, cơ lý. Đặt hình cơ bản vào trong ô lưới, hoặc là tạo màu sắc các ô lưới đơn vị đã chiết biến.

* Phát xạ:

binh dien 43

- Ô lưới: Tổ hợp từ điểm phát xạ và tia phát xạ, có nhiều dạng phát xạ: phát xạ li tâm, phát xạ hướng tâm, phát xạ đồng tâm.

binh dien 44

- Hình cơ bản: Đặt hình cơ bản dạng phát xạ đơn nhất vào ô lưới trùng lặp, có thể tạo màu các ô lưới phát xạ đơn vị.

* Tạo hình khác thường:

binh dien 45

- Ô lưới: Thường sử dụng lưới trục trùng lặp. Để hình cơ bản đặc biệt trong ô lưới.

Cũng có thể tạo ô lưới khác thường, chẳng hạn xen kẽ một ô khác thường một ô trùng lặp v.v…

binh dien 46

- Hình cơ bản: Biến hóa hình dạng, kích cỡ, màu sắc, cơ lí, vị trí, phương hướng v.v… của các hình cơ bản.

* Tụ tập:

binh dien 47

- Ô lưới: Ô lưới trùng lặp, biến thiên, phát xạ v.v… Có thể sắp xếp các hình cơ bản trong các ô lưới theo thị giác không có tính quy luật.

binh dien 48

- Hình cơ bản: Có thể biến hóa các hình cơ bản theo kích cỡ, theo dạng tương tự, có thể chồng xếp tản mạn, chồng xếp thấu quang, trùng lặp v.v… để tạo cảm giác không gian của quần tụ.

* Tạo hình đối chọi:

binh dien 49

Sự đối chọi về hư thực (có hoặc không) của không gian và hình cơ bản. Sự đối chọi của hình cơ bản khác nhau. Sự đối chọi giữa hình cơ bản là nét, là thanh với không gian, với trọng tâm. Cũng có thể, trong sự đối chọi của hình cơ bản tăng thêm sự đối chọi của trùng lặp, của tương tự, của chiết biến v.v… hình thành sự kích thích vị giác.

binh dien 50

 

binh dien 51

* Quần tụ:

Hình cơ bản: Hình kỷ hà đơn giản là hình đơn vị để tổ chức quần tụ

binh dien 52

- Lân cận: Tạo cho hình với hình nảy sinh mối liên hệ tương hỗ.

- Đồng loại: Tạo cho những yếu tố cộng đồng của hình nảy sinh tính thống nhất.

- Liên tục: Xếp các hình đơn vị thành hàng theo phương thức nhất định.

- Tụ hợp: Tổ hợp các hình thành một đồ hình tổng thể hoàn chỉnh.

* Làm nhẹ:

binh dien 53

Phân giải hình nguyên thủy: vạch những biến đổi theo yêu cầu tổ hợp hình thái mới, trình tự như sau:

- Phân giải: Chuyển hóa hình thái tự nhiên thành hình thái trừu tượng.

- Cắt rời: Tập hợp những bộ phận đẹp sau khi cắt, tạo thành hình cơ bản.

- Chuyển dịch: Theo nguyên tắc thẩm mỹ, dịch chuyển vị trí các hình cơ bản.

- Hoàn thiện: Làm sạch các vết cắt trên hình nguyên thủy, chỉnh trang các quan hệ.

* Không gian mâu thuẫn – lập thể:

binh dien 54

Điều chỉnh tia nhìn nằm ngang hoặc số lượng điểm tụ, đồng thời biến đổi vị trí, liên kết hình tượng lập thể của hai điểm nhìn khác nhau bằng một mặt chung hoặc một đường chung.

Thông qua sự đan giao của hình, tạo cảm nhận ảo ảnh.

Lợi dụng tính bất định về phương hướng của đường thẳng, đường cong, đường gãy trong không gian bình diện, tạo cho hình liên kết mâu thuẫn.

>>> Các cách tạo hình cụ thể (Phần 1)

>>> Hiệu quả tạo hình của các chất liệu nề họa - khảm sứ

>>> Các thuộc tính tạo hình của chữ

0976984729