Đại học Mỹ thuật công nghiệp

Hình khối trong kiến trúc (Phần 2)

Những hình thức bất quy tắc là những hình thức mà những phần của nó không đồng dạng và được liên kết với nhau theo một cách mâu thuẫn. Đặc điểm chung nhất của chúng là bất đối xứng và sinh động hơn nhiều so với những hình thức theo quy tắc. Chúng có thể là từ một hình thức theo quy tắc được khấu trừ đi bằng những hình thức bất quy tắc hoặc là kết quả từ một tập hợp bất quy tắc của những hình thức theo quy tắc.

Nghệ thuật bích họa

Kỹ thuật vẽ bích họa thực hiện trên thạch cao vôi vữa tươi hay ướt được gọi là fresco (frescos hay frescoes). Nước được sử dụng để hòa bột màu khô hòa với thạch cao/vữa, cùng các thiết lập trên thạch cao/vữa, bức tranh trở thành một phần không thể thiếu của bức tường.

Hội họa cổ điển và hội họa hàn lâm

Nghệ thuật cổ điển là nghệ thuật của thời Hy Lạp và La Mã cổ đại (1000 - 450 tr. CN). Song “trường phái cổ điển” (classicism) là thuật ngữ dành cho xu hướng hồi sinh nghệ thuật Hy Lạp cổ đại bằng tư tưởng nhân văn và khoa học do các họa sĩ, điêu khắc gia và kiến trúc sư thời Phục Hưng khởi xướng và phát triển, kéo dài từ t.k. XV tới t.k. XVII.

Hiệu quả tạo hình của các chất liệu nề họa – khảm sứ

Trong nghệ thuật trang trí truyền thống của dân tộc, nhiều chất liệu tạo hình đã được phối hợp sử dụng và tạo nên những cấu trúc mới lạ về không gian – hình tượng nghệ thuật trang trí. Trong nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình thời Nguyễn tại Huế, nghệ thuật khảm sứ trên các cung điện, lăng tẩm, đền miếu,… đã có sự phối hợp với nề họa để tạo nên hiệu quả trang trí tổng thể độc đáo cho công trình kiến trúc.

Tính trang trí trong tranh lụa

Nghệ thuật hội họa và nghệ thuật trang trí đều thuộc nghệ thuật tạo hình. Những hình thái nghệ thuật nằm cùng một nhóm thì có nhiều điểm tương đồng, có những yếu tố cấu thành của hình thái này cũng chính là một phần của hình thái kia. Chính vì thế, việc hình thái nghệ thuật này xuất hiện trong hình thái nghệ thuật kia là lẽ tự nhiên. Sự giao thoa này giúp cho tác phẩm tăng tiếng nói thẩm mỹ, phong phú, gợi cảm và dễ đi vào lòng người hơn

Tranh Sình

Tranh Sình, về cơ bản là dòng tranh thờ cúng dân gian. Khác với dòng tranh Đông Hồ có chủ đề quán xuyến hầu hết mọi mặt của đời sống và tinh thần của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ với lối biểu đạt trào lộng và dí dỏm, tranh Sình dường như chỉ tập trung vào hai công năng: thờ và cúng, nghĩa là chỉ chuyên phụng sự đời sống tâm linh của người dân vùng Huế mà thôi.

Màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ

Không thể không kể đến yếu tố sử dụng gam màu cơ bản có tính tương phản sâu sắc trong tranh Đông Hồ. Khi nhắc đến tính tương phản màu sắc trang trí, ta thường ngầm hiểu là những cặp màu khi đặt cạnh nhau có sự đối lập nhau về sắc độ mạnh mẽ hay đối lập nhau về sáng, tối. Về bản chất và một số hình thái vừa cụ thể vừa tinh tế. Màu tương phản làm tôn nhau thêm rực rỡ, lung linh.

Nghiên cứu hòa sắc chất liệu bột màu

Đây là bước chuyển tiếp cần thiết từ vẽ hình họa bằng sắc độ của chì – đen trắng sang hòa sắc của màu. Ở học phần này sinh viên sẽ được sử dụng cọ, kỹ thuật sử dụng chất liệu màu bột với các khả năng diễn đạt phong phú, sinh viên có được kỹ năng diễn tả sự vật, con người bằng ngôn ngữ màu, diễn tả màu sắc của vật mẫu trong không gian.

Nghệ thuật tạo hình (Phần 1)

Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh hiện thức và truyền đạt tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng sinh động, cụ thể, gợi cảm. Do nhu cầu và thực hiện cuộc sống sinh động, phong phú, có nhiều loại hình nghệ thuật xuất hiện: Nghệ thuật hội họa, nghệ thuật văn học, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật điện ảnh…

Nghệ thuật tạo hình (Phần 2)

Bố cục là sự sắp xếp các yếu tố ngôn ngữ tạo hình để tạo nên một tác phẩm. Trong hội họa muốn tạo nên bức tranh đẹp cần chú ý bố cục tạo ra sự hài hòa của đường nét, màu sắc và hình khối. Vì vậy chính bố cục làm nên hình thức biểu đạt cho tác phẩm. Hình thức phù hợp sẽ bộc lộ được nội dung, chủ đề quan niệm thẩm mỹ và thế giới quan của họa sĩ.

Kỹ thuật sơn mài

Nhựa cây sơn là một chất liệu đã được khai thác lâu đời ở Việt Nam và cha ông ta thường sử dụng phủ lên những đồ mỹ nghệ dùng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Từ hơn nửa thế kỷ nay, các họa sĩ Việt Nam đã học tập và phát triển kỹ thuật sơn ta truyền thống để sáng tạo nên những tác phẩm hội họa sơn mài độc đáo, nổi tiếng trên thế giới, vừa làm phong phú ngôn ngữ tạo hình, vừa mở rộng khả năng biểu hiện cảm xúc mới của con người trước hiện thực cách mạng của đất nước

Phương pháp vẽ sơn dầu nhiều lớp

Vẽ láng đã được áp dụng ngay từ khi sơn dầu mới ra đời, trong những bức họa từ t.k. V – VII trên tường hang ở Bamiyan (Afghanistan), được vẽ bằng màu trộn với dầu hạt thuốc phiện và dầu hạt óc chó với một kỹ thuật nhiều lớp, tương tự như kỹ thuật vẽ sơn dầu của thời Trung Cổ sau này.

Họa tiết Boteh

Trong trang trí châu Á, các họa tiết Boteh tiêu biểu thường được đặt thành hàng lần lượt theo thứ tự, mặc dù ở Ấn Độ, chúng có thể xuất hiện trong một đồ án với nhiều kích cỡ, màu sắc, quay về những hướng khác nhau, đan xen và đây cũng là đặc điểm của các hình mẫu paisley của châu Âu.

Cấu trúc của NTC trong thiết kế bìa sách

Đối với nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách ở Việt Nam, nét được các họa sĩ thiết kế sử dụng và khai thác khá nhiều trong giai đoạn 2005 – 2015. Ở giai đoạn này hầu hết chữ được vẽ và xử lý bằng phần mềm đồ họa nên chúng rất uyển chuyển, sắc sảo, tự nhiên.

Biểu tượng của thế giới tập trung

Ngày nay “sự giống thật” của phối cảnh trung tâm giới thiệu cho chúng ta một giá trị không đáng kể. Trước hết sự chú ý của chúng ta bị thu hút bởi các nét đặc biệt tính cách của nó như những phương tiện tạo hình và biểu cảm. Nếu so sánh phương pháp phối cảnh trung tâm với phương pháp đẳng độ, thì có thể phát hiện ra rằng, phối cảnh trung tâm sẽ tạo ra hiệu ứng chiều sâu mạnh hơn.

0976984729