Bạn có thể vẽ bất kỳ thứ gì mình muốn, từ hình khối cho đến họa tiết. Cũng có thể là tranh trừu tượng (chủ thể không rõ bản chất) hay tranh tượng trưng (chủ thể rõ ràng) hoặc những bức vẽ không phân định rạch ròi thể loại. Những bức vẽ tượng trưng thường được phân chia thành nhiều thể loại và hạng mục, tiêu biểu có thể kể đến tranh phong cảnh, chân dung, tĩnh vật và dáng vẻ cơ thể người.
Đại học Mỹ thuật công nghiệp
Bên trong bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào cũng vậy, nó phải có sự tổ chức chặt chẽ từ một ý thức nghiêm túc hay từ một công việc vô cùng nhuần nhuyễn đến độ như là một chuỗi thao tác “như chơi” không cần cân nhắc như sự thiếu vắng sự can thiệp của ý thức. Tuy nhiên, cho dù thao tác của người mới vào nghề hay lão luyện thì kết quả cũng phải là một sự tổ chức, phân bố nội dung và hình thức một cách hợp lý.
Nghệ Thuật và Thủ Công hướng tới thẩm mỹ thời Trung Cổ (Gothic) và tư duy rằng nghệ thuật nằm ở cái đẹp trong chính những vật dụng xung quanh ta chứ không chỉ ở hội họa hay kiến trúc. Nghệ Thuật và Thủ Công tôn vinh cái đẹp và sự khéo léo trong bàn tay của thợ thủ công, đồng thời đưa thợ thủ công – hay nghệ nhân đứng ngang hàng với nghệ sĩ.
Khái quát hóa hình tượng là việc vô cùng quan trọng trong nghệ thuật, nhất là đối với nghệ thuật tạo hình. Hình tượng càng cô đọng, càng được lược bỏ hết những chi tiết rườm rà, những phần không mang tiếng nói đặc trưng thì càng có giá trị. Việc khái quát hóa đòi hỏi người nghệ sỹ phải nhìn từ bản chất bên trong của vấn đề, khám phá những vẻ đẹp ẩn đăng sau những gì bộc lộ bên ngoài rồi từ đó mới gạn lọc, tìm những nét điển hình, sắp xếp lại tạo nên hình tượng đặc trưng nhất.
Theo cách hiểu thông thường, trang trí là nghệ thuật làm đẹp. Nó giúp cho cuộc sống xã hội thêm phong phú và con người hoàn thiện hơn. Ý thích làm đẹp, mong muốn cái đẹp luôn tồn tại trong mỗi con người dù người đó là ai và sống trong hoàn cảnh nào. Những ngày lễ, ngày Tết, ai cũng muốn gọn gàng sạch sẽ, mặc những bộ quần áo đẹp nhất của mình, trang trí nhà cửa sao cho hấp dẫn, sạch sẽ và đẹp đẽ. Đường phố được trang hoàng bằng những băng rôn, khẩu hiệu, cờ hoa v.v…
Phù điêu trong điêu khắc giống như trang trí trong vẽ mỹ thuật. Vì thế khi bố cục đòi hỏi phải có sự nhịp nhàng về đường nét, phong phú về hình khối, phải có mảng chính, mảng phụ đồng thời chú ý các mảng đặc, mảng trống và cách diễn tả đường nét sao cho thật trang trí. Nếu bố cục phù điêu toàn những mảng đặc, không có mảng trống thì phù điêu trở nên tức, bí rất khó chịu. Do đó, các mảng trống, mảng đặc nói trên phải bố trí sao cho vừa vặn, cân đối, không bị trống hay lốm đốm, vụn vặt.
Các nghiên cứu mô tả đặc trưng của vật liệu sơn sử dụng các bức xạ khác nhau (tia X, tia neutron, tia electron…) cùng với các kỹ thuật phân tích hóa lý khác giờ đây có thể xác định các thành phần, cấu trúc vật liệu và động tác của họa sỹ trong mỗi lớp vẽ. Những thông tin đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách mà người họa sỹ đã xử lý và sử dụng các vật liệu của họ để tạo ra tác phẩm nghệ thuật.
Trong thực tế, chúng ta gặp rất nhiều thể loại trang trí, các hình trang trí đó được sắp xếp trong nhiều loại dạng hình khác nhau: vuông, tròn, dài, tam giác, ovan, v.v… Nhưng xét cho cùng, tất cả các loại hình đó đều nằm trong 3 dạng hình cơ bản là hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. Những hình khác chẳng qua chỉ là một biến thể của một trong ba hình trên, được cắt đi một hoặc hai phần.
Mảng là danh từ dùng để chỉ một tổng hợp diện tích chứ không phải là một diện tích đơn lẻ. Thực chất của mảng (masses) là những “diện” ngược lại với “mảng” là sự manh mún, phân tán, rời rạc. Người giảng dạy và người vẽ hình họa gọi cách gom các phần vụn vặt, các phần sáng nhỏ, bị phân tán là “quy thành mảng các loại bóng, độ bóng” (trong trường hợp diễn tả bằng màu thì thao tác “quy các mảng màu”) là quy trình cần thiết.