Chép đầu tượng trong điêu khắc

1. Cách làm đất, làm cốt:

* Cách làm đất:

Chọn đất sạch không lẫn đất thịt hoặc đất pha cát, không để đất lẫn sỏi, sạn. Nếu là đất sét khô thì phải đập nhỏ ra, càng mịn càng tốt và ủ vào trong nilon. Sau đó tưới nước đều và trộn đất thật kỹ, rồi ủ lại thật kín bằng nilon. Làm như vậy khoảng vài ba lần, khi đất đã ngấm nước đều thì ta nhào lại lần nữa cho kỹ và làm thành từng khối như viên gạch để tiện dùng dần và giữ ẩm được tốt hơn.

Nếu như để lâu ngày mới dùng đến thì đem đất sét ngâm trong nước xâm xấp. Trước khi dùng lấy ra một lượng vừa đủ và nhào bóp thật kỹ rồi ủ nilon kín, để cách vài tiếng đồng hồ sau mới đem ra nặn là tốt nhất.

Chú ý lượng nước ngâm vừa phải để đất sét không bị ướt quá sẽ bị chảy sệ hay khô quá khó nặn (thường viên đất trong lòng bàn tay mà không bị dính vào tay là được).

* Cách làm cốt: Cốt tượng là xương trụ để chịu lực nâng đỡ toàn bộ khối đất của tượng và giữ tượng khỏi đổ. Vì vậy cốt phải chắc chắn, có thể làm bằng gỗ hay sắt.

Nghiên cứu kỹ độ cao thấp, hướng của các khối của mẫu (có thể vẽ sơ bộ mẫu tượng rồi dựa vào đó mà vẽ cốt bên trong) để làm cốt vững chắc, chính xác và hạn chế tình trạng cốt bị lòi ra ngoài tượng.

- Gỗ: Thanh gỗ dài ngắn tùy theo mẫu nhưng phải ngắn hơn chiều cao của tượng 2 đến 3 cm, có thể vuông hoặc tròn và to khoảng 4 cm.

- Sắt: Chiều dài của thanh sắt cần dài gần gấp bốn chiều cao của tượng, sắt cỡ  Φ6 - Φ8 và uốn gập đôi lại rồi trừ chiều cao như cốt gỗ xong thì phần còn lại uốn làm chân đế cho chắc.

Chuẩn bị thêm một tấm gỗ (400 x 400 x 40) rồi đóng chắc cốt gỗ hoặc sắt vào bằng đinh. Phần đầu tượng chứa một lượng rất lớn và nặng nên để đảm bảo đất không bị sụt, chảy sệ thì cần phải có cốt bướm treo ở đầu cốt.

Bướm làm bằng tre, cắt ngắn thành từng đoạn khoảng 5cm rồi cột chéo hai đoạn lại bằng thép chỉ và một đầu chừa lại một đoạn thép để cột treo vào cốt tượng. Mỗi tượng cần 6 đến 10 bướm dài ngắn khác nhau.

Có thể dùng thêm dây thép chỉ có cột bướm quấn quanh cốt sắt hoặc đóng đinh vào cốt gỗ để giúp giữ đất thêm ổn định.

dau tuong 1
H33. Bướm và cách quấn bướm vào cốt

dau tuong 2
H34. Từ trái qua: Cốt bằng sắt, cốt bằng gỗ thẳng đứng, cốt bằng gỗ nằm nghiêng

2. Cách thể hiện:

* Lên đất: Lúc lên đất thì từ nhỏ tới lớn, lên từ từ, luôn quan sát mẫu để lên theo dạng mẫu.

* Phác hình và lấy dáng của toàn bộ khối lớn: Sau khi lên đất thành một khối với tỷ lệ tương ứng với mẫu, ta xác định vị trí tỷ lệ đầu, cổ và bệ tượng (nếu có). Cũng như khi dựng hình trong vẽ đầu tượng, ta cũng xác định các trục ngang, dọc, bên rồi các đường mắt, mũi, miệng… Quy thành những khối, mảng lớn đơn giản.

dau tuong 3
H35. Quy thành khối, mảng lớn, đơn giản (ví dụ cách 1, cách 2)

3. Phác hình toàn bộ khối nhỏ (chi tiết):

Trên cơ sở khối lớn đúng, ta tiếp tục phân rõ khối chi tiết như: mắt, mũi, miệng, tai…

dau tuong 4

H36. Từ khối cơ bản tiếp tục đẩy sâu thành các khối, mảng chi tiết

4. Đi sâu nghiên cứu dáng và từng khối, kiểm tra và hoàn chỉnh:

Khi tượng đã đầy đủ các khối lớn, nhỏ theo hình mẫu tương ứng với thực tế, thì bắt đầu kiểm tra lại dáng của tượng có bị đổi không bằng dây dọi, kiểm tra tỷ lệ và vị trí của khối một lần nữa cho thật chính xác.

Chuyển từ các dạng khối có cạnh sang hình khối đúng với mẫu thật, lưu ý điểm đặc trưng của mẫu.

Chú ý trong quá trình nặng, từng thời điểm mà xoay mẫu tượng theo các chiều để có thể quan sát hết các mặt.

dau tuong 5

H37. Chuyển từ khối có góc cạnh sang hình khối đúng với mẫu thật

>>> Bài tập thực hành về điêu khắc

>>> Kỹ năng thực hành về điêu khắc

>>> Mối liên quan kiến trúc - điêu khắc - hội họa (Phần 1)

0976984729