Biểu tượng của thế giới tập trung

Ngày nay “sự giống thật” của phối cảnh trung tâm giới thiệu cho chúng ta một giá trị không đáng kể. Trước hết sự chú ý của chúng ta bị thu hút bởi các nét đặc biệt tính cách của nó như những phương tiện tạo hình và biểu cảm.

Nếu so sánh phương pháp phối cảnh trung tâm với phương pháp đẳng độ, thì có thể phát hiện ra rằng, phối cảnh trung tâm sẽ tạo ra hiệu ứng chiều sâu mạnh hơn.

Từ quan điểm của nhận thức và biểu cảm mỹ thuật, phối cảnh trung tâm đang phá hủy hình dung cơ bản về đối tượng trong một cấp độ đáng kể hơn so với các phương pháp tạo hình không gian còn lại. Vì nguyên nhân này, phối cảnh trung tâm có một kết cấu phức tạp và chỉ có thể đạt tới được sau một quá trình làm sạch dài dòng.

Trong những giai đoạn đầu tiên của lịch sử nghệ thuật tạo hình, phối cảnh trung tâm tạo ra biểu trưng của một thế giới có trung tâm. Tất nhiên, bất kỳ một bức tranh nào trong khuôn khổ hình dạng đối xứng, đều có trung tâm của mình, còn các bố cục luôn luôn được hợp nhóm xung quanh đề tài trung tâm bao hàm chủ đề của tác phẩm. Nhưng phối cảnh trung tâm, đặc trưng cho nghệ thuật Phục Hưng, lại là một cái gì đó khác. Bản thân không gian hội tụ về hướng trung tâm. Không gian đẳng độ là đồng đều. Nó không đưa ra những ưu tiên nào đó cho vị trí này khác. Phối cảnh tập trung thiết lập một nền móng, mà từ đó toàn bộ sự năng động của bức tranh bức xạ ra xung quanh, và, tất cả môi trường xung quanh đều dẫn chỉ tới đó.

bieu tuong 1a
Hình 219

Để lấy làm ví dụ đơn giản nhất, có thể đưa ra bức tranh của Leonardo da Vinci "Bữa tối cuối cùng" (hình 219). Trong bức tranh này, các trung tâm của khung và kịch bản trùng với trung tâm của toàn bộ không gian. Các đường trần nhà và tường nhà hội tụ về hướng hình thù Chúa Giêsu Kitô. Trong kết quả sẽ đạt được sự hài hòa đầy đủ, sự đối xứng, tính ổn định, sự bền vững và cực tiểu của chiều sâu. (Hãy so sánh toàn bộ điều này với những gì được thể hiện trong hình 217). Ở đây, trong kết quả từ chối nhau của hai mô hình đối nghịch, một áp lực cao sẽ được sinh ra.

 

bieu tuong 2a
Hình 217

Khung hình vuông góc (219) thiết lập một trung tâm, bị hệ thống không gian bỏ qua, còn sự đối xứng xuyên tâm của không gian bị khung hình từ chối. Và dù vậy, giải pháp cho xung đột vẫn được tìm thấy. Sự bất đối xứng của các áp lực có trong những phần riêng rẽ của bức tranh và sự đối xứng của tổng thể bù trừ lẫn nhau. Sức ép mạnh, từ một khía cạnh, được làm cân bằng bởi diện tích lớn của một không gian tự do đang “thở sâu” - từ một khía cạnh khác. Khác với một thế giới, nơi mà định luật của tổng thể sẽ định nghĩa vạn vật một cách hài hòa đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất, ở đây chúng ta có biểu trưng của một thế giới khác, ở đó trung tâm cuộc sống với những như cầu, những đòi hỏi và những giá trị của mình sẽ thử thách định luật của tổng thể, và ngược lại. Chủ đề của một bố cục như thế chính là đi tìm một định luật phức tạp hơn, cho phép vài phương pháp tồn tại đối nghịch phát triển độc lập với nhau. Cái giá của sự hài hòa và thống nhất đó đã được nâng lên. Một xung đột kịch tính đã được đưa vào biểu trưng của thực tại. Hoàn toàn dễ hiểu rằng, một hình dung như thế đã không thể làm cho cả triết học đạo giáo và thuyết thần học của nhà thờ thời trung cổ hài lòng. Một hình dung như thế đã tương ứng với giai đoạn lịch sử tư duy phương Tây, khi con người đã chống lại tạo hoá và thiên nhiên, và, tính cách cá nhân đã tuyên bố quyền được chống lại mọi uy quyền. Mối bất hòa phiền phức mà chúng ta thường coi là chủ đề cơ bản trong các tác phẩm nghệ thuật hiện đại đã xuất hiện lần đầu tiên ở chính nơi đây.

 

bieu tuong 3a

Hình 220

Khi trung tâm của khung cảnh không trùng với trung tâm của không gian thì sẽ xuất hiện sự lệch tâm ở một mức độ nào đó. Chẳng hạn, trong một phương án của bức tranh "Last Supper" của họa sỹ Tintoretto (hình 220), được ông vẽ sau sự xuất hiện bức tranh của Leonardo da Vinci khoảng 60 năm, điểm tập trung của căn phòng, có được bởi các đường bàn, nền nhà, trần nhà, nằm ở góc trên bên phải. Tuy nhiên điểm trung tâm của bối cảnh lại là hình thù Chúa Giê-su Kitô (được khoanh tròn). Sự lệch tâm của không gian chỉ ra rằng, định luật của vũ trụ đã đánh mất đi giá trị tuyệt đối của mình. Nó hiện hữu như một trong các phương pháp tồn tại từ hàng loạt các phương pháp khác có xác xuất có thể có như nhau. Mắt ta phát hiện ra "độ nghiêng" đặc thù của nó, còn hành động đang diễn ra trong khung hình này lại đưa ra một trung tâm riêng và những tiêu chuẩn riêng, trong đó nó bỏ mặc các định luật của tổng thể một cách rõ ràng. Hành động cá thể và lợi thế điều khiển biến thành một cặp đôi đối kháng, mà mỗi thành tố đều có kỳ vọng sở hữu quyền bình đẳng. Thực ra hình thù của Chúa Giê-su, nếu ngầm hiểu là phép đo theo chiều ngang, thì lại là trung tâm của khung hình, thế nên, bằng phương tiện chênh sai khỏi các đòi hỏi của thế giới xung quanh, tính cách sẽ đạt được các điều kiện của sức sống đầy đủ. Như vậy, sự thay đổi cách nhìn đã hiện diện, trong một phong cách cá tính nhất, đã phản ánh được tinh thần của tân thế kỷ.

bieu tuong 4

Tintoretoo. The Last Suffer (the guardian.com)

 

Nếu xem xét một hình thức như vậy, thì có thể nói rằng, phối cảnh trung tâm có thể làm ra một bố cục giàu có hơn. Hình dung hai chiều về không gian, đặc trưng cho Ai Cập cổ đại, nói trong bản chất, sẽ giới hạn các trục chính theo các hướng ngang và dọc. Phối cảnh đẳng độ chính diện được sử dụng sẽ mang tới một hệ thống các đường song song chéo nghiêng, và, nếu lấy thêm phương án có gấp góc, nó sẽ thay thế các đường song song bằng một hệ thống thứ cấp của các đường song song nằm nghiêng. Một tương quan phức tạp, xuất hiện giữa một mô hình bền vững của các đường thẳng đứng và nằm ngang và các đường chéo giao cắt với chúng trong chiều đo lường thứ ba, sẽ tạo ra trước tầm nhìn của chúng ta một tổng thể được tổ chức nhầm lẫn. Phối cảnh trung tâm vượt qua những hệ thống đơn giản hơn bằng phương tiện phủ lấp những đường dọc ngang bằng vòng tròn mặt trời với các tia sáng đưa vào một tập hợp vô hạn của các góc và khoảng đoạn. Trong phối cảnh gấp góc trung tâm, trung tâm của vòng tròn thứ hai như thế nằm ở chính mức độ của tâm vòng tròn thứ nhất, khi đó bố cục của bức tranh còn phức tạp hơn nữa.

 

bieu tuong 5a

Piranesi Vedute di Roma 16-34 Veduta della vasta Fontana di Trevi (www.heritage-prints.com)

Cần nói rằng, để đơn giản hóa hình dung, tôi đã chỉ xem xét các mô hình được tạo ra bởi các đường và các bề mặt nằm song song hoặc vuông góc với mặt phẳng chính diện. Mọi đối tượng chênh lệch khỏi tư thế cơ bản này sẽ tạo ra một hệ thống riêng của các nguyên tố song song trong phối cảnh đẳng độ, tạo ra các chùm tia có điểm tập trung riêng trong phối cảnh trung tâm. Hãy thêm vào đó những hình dạng khá méo mó như các hình thù người, cây cối, núi non, và các bạn sẽ bắt đầu tiến gần đến sự phức tạp của một tác phẩm nghệ thuật.

 

bieu tuong 6a
Van Gogh. The red tree house,1890. (theartstack.com)

Sự tập trung vào một điểm sẽ dẫn đến hiệu ứng động tính mạnh. Bởi vì các biến dạng của các hình dạng lùi về phía xa được bù trừ chỉ một phần, nên tất cả các đối tượng nhìn có vẻ bị ép nén trong chiều thứ ba. Cảm giác này là khá mạnh, bởi vì sự ép nén được nhận thức không những như một yếu tố đã được hoàn thành, mà còn như một sự phát triển từ từ. Ở vùng ngoại vi, như đang được chỉ ra ở hình 217, các khoảng cách là lớn, còn sự nhỏ đi của kích thước diễn ra từ từ với một tốc độ không lớn. Trong quá trình mắt chuyển động về hướng trung tâm, các đường thẳng nằm cận kề sẽ tiến sát vào nhau nhanh hơn và nhanh hơn nữa chừng nào chưa đạt được mức độ ép nén không thể chịu đựng nổi. Hiệu ứng này đã được sử dụng bởi một số hoạ sỹ vào một số giai đoạn, khi có cả ai đó muốn có cảm giác cực đỉnh. Thậm chí cả phối cảnh kiến trúc trong nghệ thuật phong cách baroque cũng đã tuân thủ các mục đích tạo ra hiệu ứng ấn tượng này. Trên các bản khắc của Piranesi, những mặt tiền kéo dài dọc theo các con phố ở Rô-ma được hút vào điểm tập trung không gian cùng với việc nắm bắt tinh thần cao trào. Trong số các họa sỹ hiện đại, Van Gogh rất yêu thích sử dụng phép hội tụ mạnh. Các hoạ sỹ khác lại bằng mọi cách bỏ qua hiệu ứng của các đường lùi xa. Paul Cézanne ít khi sử dụng chúng, còn khi buộc phải dùng, ông đã nỗ lực làm trung hoà hiệu ứng của các đường lùi xa bằng cách thay đổi chúng theo hướng thẳng đứng hoặc nằm ngang.

bieu tuong 7a

Paul Cezanne. The Village Of Gardanne

- Lược dịch và biên tập: MiukaFoto -

>>> Phân tách đường viền

>>> Bí ẩn hình học của hình ảnh

>>> Ứng dụng chiều sâu trong hội họa

0976984729