Phân tách đường viền

Mặt phẳng bb và hình ảnh a trong bức vẽ 152 có một đường biên giới chung. Xác lập các biên giới - bản thân tự nó đã là một bài toán khó. Hình 155 thể hiện hai hình lục giác đang cố gắng tách khỏi nhau. Trong các điều kiện đặc thù hơn, có thể thực sự nhìn thấy một sự chia tách của một hình này ra khỏi hình kia. Nếu như trong một phần nhỏ của một giây, các hình thù mơ hồ được đệ trình, thì điều khiển nhận thức từ phía vỏ não bộ sẽ được buông lơi. Trong kết quả, mô hình, tương tự như mô hình đang có trong bức vẽ 156a, đôi khi lại được tái tạo theo cách đang bị thử thách như ở bức vẽ 156b, điều đang minh chứng về sự cố gắng chu cấp cho mỗi một đơn vị tạo hình một đường viền riêng tư.

duong vien 1

Tại một trong số các thực nghiệm, Piaget đã đề nghị các cháu nhỏ vẽ ra các bố cục từ các hình thù hình học, ở đó các hình tròn hay các hình tam giác tiếp xúc với nhau. Trong các bức vẽ của mình, trẻ em, như một quy tắc, đã thể hiện các hình thù này theo cách lung tung. Trong một kiểm chứng hoàn thiện hơn của Hans Rupp nhằm xác định khả năng mỹ thuật của con người, những người chơi đã được đề nghị vẽ ra một mô hình, có hình thức bên ngoài gợi nhớ đến tổ ong sáp (hình 157а). Thường thấy nhất, khi đó, người ta đã thể hiện những hình lục giác tự lập, độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau, và giữa chúng vẫn còn có khoảng không trống rỗng, và thậm chí một số người chơi còn tô những khoảng hở này bằng cách đánh bóng mờ. Trong những trường hợp khác, những người chơi đã đưa vào cách vẽ chồng chéo, phá hình dạng của một hình thù để giải phóng cho một “người hàng xóm” (hình 157 b, c, d).

duong vien 2

duong vien 3

Trong các ví dụ đã được chúng ta đưa ra, các thành phần của đường viền đóng vai trò của các hợp tác viên bình đẳng, không một thành viên nào trong số đó đủ điều kiện để giữ vị thế đặc quyền. Hình ảnh trong bức vẽ 152 lại mang một ý nghĩa khác. Trong ví dụ này, hình ảnh «a» là một hình thù gọn gàng, có dáng vẻ đơn giản, đang giới hạn một diện tích có tỷ trọng tương đối cao, trong khi mặt phẳng «bb» được nhận thức như một thể trừu tượng tơi xốp vô biên ải. Trong những điều kiện như thế, sự bất định của biên giới chung có thể loại bỏ được. Một hình thù, khi nó có dạng đường tròn, sẽ sở hữu đủ thực lực, để giải thoát biên giới này ra khỏi mặt phẳng bb và lũng đoạn nó như đường viền của riêng mình. Dáng vẻ của đường viền này được nhận thức là thuộc về hình thù "a", chứ không phải thuộc về mặt phẳng “bb”.

duong vien 4

Khi nhận thức mặt phẳng bb, khán giả rơi vào tình thế khó xử đôi chút, bởi vì mặt phẳng này kết thúc ở nơi bắt đầu của hình ảnh “a”, nhưng lại không có đường biên giới riêng. Xuất hiện một nghịch lý thị giác. Một giải pháp chấp nhận được cho nghịch lý này sẽ có trong trường hợp, nếu mặt phẳng bb được hình dung như một bề mặt liên tục nằm phía bên dưới hình thù “a”. Trong trường hợp này, nó không còn đòi hỏi phải có đường biên giới nữa. Phân tích này chỉ ra rằng, phép phân chia mô hình ra thành hai cung bậc là nhằm một mục đích nước đôi. Nó cho phép tránh sự đứt đoạn trong mặt phẳng bên ngoài và loại bỏ tình thế tiến thoái lưỡng nan của cùng tận, khi mặt phẳng không có tận cùng.

duong vien 5

Đường viền chung là mơ hồ về mặt nhận thức, bởi vì động lực định đoạt đặc tính nhận diện của các hình thù là một tính chất có đảo ngược. Sự thừa nhận luôn luôn dựa trên động lực học, chứ không dựa trên các hình thù chết không tồn tại về mặt nhận thức. Chẳng hạn, đường tròn trong minh hoạ 152 là lồi ra so với bề mặt bên trong, lõm vào so với bề mặt bên ngoài. Lồi và lõm không chỉ là loại trừ lẫn nhau, chúng còn liên minh với nhau về động lực học, một cái chủ động nở ra, cái kia biết điều co lại. Hình 158a có một số chỗ lồi ra làm chúng ta mơ hồ nhớ đến các tiểu tượng “Vệ Nữ” thời tiền sử. Hình 158b, được trích ra từ tác phẩm “La Vie” của Picasso, chứa đựng một mẫu hình như thế - bây giờ là một phần của một tổng thể lớn hơn - bỗng mất đi gần hết tính nhận diện của nó. Sự thống nhất của đường viền này đã bị xé nát, bên trái của nó giờ đây thuộc về người phụ nữ, bên phải của nó lại thuộc về người đàn ông. Còn nữa, phần bên trái bỗng trở thành nơi bị che lấp, nó không giam giữ không gian được nữa, mà không gian đó tiếp tục phát triển về phía bên dưới. Nói một cách quả quyết nhất, tuy nhiên, động lực của các hình thù đã bị đảo ngược. Chẳng hạn, khoảng lõm giữa hai phần lồi nhất trong hình 158a đã trở thành khuỷu tay của người phụ nữ, đang nhô ra mạnh mẽ trong hình 158b.

duong vien 6

Sự mơ hồ của đường viền chung còn trở nên tồi tệ hơn nữa, bởi vì mặc dù đường viền là không đổi và là “hằng số” về mặt vật lý, tuy nhiên có vẻ như, nó có những diện mạo khác nhau tuỳ thuộc vào việc nó đang thuộc về bề mặt này hay bề mặt khác đang đứng sát nhau. Ví dụ, đường nét ở hình 152 có vẻ là lồi ra nếu nhận diện nó từ phần bên trong, nhưng lõm vào nếu xét từ bên ngoài. Hai phương án hình dạng này của đối tượng là không tương thích với nhau, bởi vì trong nhận thức, các sự vật không thể đồng thời vừa là lồi, vừa là lõm.

duong vien 7
Pablo Picasso, Lavie, 1903, Oil-on-canvas, Blue-period, Cleveland Museum of Art, Cleveland. Nguồn: wiki.

Hình ví dụ 159 được trích ra từ một bức tranh của Braque. Hình dạng của đường mặt cắt hoàn toàn thay đổi tuỳ thuộc vào việc chúng ta đang đề cập tới khuôn mặt nào trong lúc nhận thức bức tranh. Thứ đã từng trống rỗng lại trở thành đầy ắp, thứ đã từng chủ động lại trở nên bị động. Các ví dụ kiểu như thế có thể được tìm thấy ở mọi nơi. Một số hoạ sỹ theo trường phái siêu thực (như, chẳng hạn, Dalí) đã sử dụng các phương cách kỹ năng để tạo ra các xảo thuật nổi tiếng trong trò chơi trốn tìm của tranh vẽ, qua đó có thể thể hiện các đối tượng tương tác loại trừ lẫn nhau. Những tác phẩm này đã được sinh ra để làm thị giả phải hốt hoảng với chính niềm tin ngây thiện của họ vào thế giới thực tại.

duong vien 8
Georges Braque, La Patience, Oil on canvas, France, 1942, Private Collection. Nguồn: wikiart

- Lược dịch và biên tập: MiukaFoto -

>>> Vẽ đường viền trong ký họa (Phần 1)

>>> Vẽ hình họa và những điều cần chú ý

>>> Bí ẩn hình học của hình ảnh

0976984729