Màu trắng trong nghệ thuật có vô vàn ý nghĩa – sự thuần khiết và triển vọng, sự trống trải hoặc phong phú, khoảng không hoặc sự bằng phẳng. Sắc trắng thường được các họa sĩ sử dụng để thể hiện những hiệu ứng cục bộ đặc biệt, nhiều hơn hẳn một màu sắc thông thường hay không màu. Trong trường phái Tân cổ điển, trường phái Kết cấu và các loại hình nghệ thuật khác, sắc trắng chứa đựng các giá trị tích cực để tạo nên một triết lý thẩm mỹ.
Đại học Mỹ thuật công nghiệp
Khung tranh giúp một tác phẩm nghệ thuật tách biệt với những thứ ở xung quanh. Chúng tựa như giúp ta di chuyển được cả thân thể lẫn tinh thần từ không gian này sang không gian khác, khi ta đi qua một ô cửa, nhìn qua một khung cửa sổ hay khi ta mở nắp nhìn vào một chiếc rương. Những chiếc khung báo hiệu cho người xem biết rằng tác phẩm nghệ thuật mà chúng đang bao bọc cái gì đó rất khác lạ, đặc biệt và quý giá.
Nghệ thuật Baroque là về thời gian hay hiệu ứng ánh sáng, cho dù đầy kịch tính hay tinh tế hơn; nó còn là việc lôi kéo người xem, di chuyển vào không gian của chúng ta, về sự phá vỡ rào cản giữa người xem và tác phẩm nghệ thuật. Đó là về việc sử dụng đường chéo, tạo ra cảm giác đầy năng lượng và kịch tính, đôi khi sự kịch tích ấy khá tính tinh tế, nhưng vẫn không khác biệt mấy.
Nhờ vào những khái niệm của người Hy Lạp cổ đại như sự hài hòa, tính đối xứng và sự cân đối mà toán học – một bộ môn nghiên cứu về những con số và các khái niệm liên quan – và mỹ học đã kết hợp chặt chẽ với nhau trong tư tưởng phương Tây. Từ đó rất nhiều nghệ sĩ đã dựa trên những quan niệm về toán học để làm nên tảng cho những tác phẩm của mình.
Ngày nay, hệ thống lưới đã dần dần lấy lại vị thế của mình. Nó được sử dụng rộng rãi, được đánh giá như một yếu tố thiết kế căn bản và được giảng dạy tại các trường thiết kế. Trong kiến trúc, hệ thống lưới giúp ích trong việc vẽ các bản thảo các công trình, thành phố. Trong mỹ thuật lưới dùng để chỉ ra các tỷ lệ, số đo của người đối tượng. Các họa sĩ dùng lưới để hỗ trợ vẽ, điêu khắc, tranh tường…
Sách và tạp chí thường được thiết kế theo trang đôi. Một trang đôi, thay vì là một trang đơn, là một đơn vị của thiết kế. Lề trái và phải trở thành lề trong và lề ngoài. Thông thường thì khi thiết kế bố cục sẽ đồng nhất lề trong sẽ giống nhau cho cả hai trang bên trái và bên phải, tạo ra một sự hài hòa, đối xứng cho trên một mặt giấy.
Muốn vẽ được cảnh đẹp, người vẽ phải chọn được những góc độ đẹp. Như thế nào là góc độ đẹp, kể ra cũng khó khẳng định vì mỗi người có một cách nhìn khác nhau, ý thích khác nhau song có một cái chung nhất là góc độ đó phải gây được cảm xúc mà được đa số chấp nhận, cụ thể là phong cảnh đó, góc độ đó phong phú về mảng, về hình, làm vui mắt nhưng không bị rối, không bị chung chung, đều đều về mảng khối và đường nét.
Gốm sứ thời Minh đã kế thừa và phát triển những kỹ thuật sản xuất gốm thời Tống – Nguyên, đồng thời cũng đổi mới thêm trên nhiều phương diện. Và đồ gốm thời nhà Minh cũng phong phú, đa dạng hơn nhiều về cả loại hình, men và họa tiết trang trí. So với những giai đoạn trước, xương gốm sứ thời Minh mỏng đều hơn, độ kết tinh của xương mịn, chắc, men trắng và dày.
Trong mỹ thuật, tranh bút sắt là một thể loại đồ họa, dùng bút sắt chấm mực vẽ lên giấy. Bút sắt chỉ tạo ra các nét mực rõ ràng, không nhấn nhá được đậm nhạt kiểu bút chì. Muốn diễn tả cho sâu và phong phú, ta chỉ còn cách phối hợp từ nét đơn đến đan nét. Đa số tranh bút sắt chỉ có 1 màu mực (và tốt nhất là dùng màu đen).
Trong nghệ thuật ba chiều thì chiều được bổ sung là chiều sâu thật sự. Chiều sâu này xuất phát từ một cảm nhận lớn lao về hiện thực và hệ quả là làm gia tăng tác động có tính chất vật lý của tác phẩm. Điều này có thực bởi vì một tác phẩm đồ họa thường bị giới hạn trong hình dạng hình học của khung tranh, bị giới hạn trong bản vẽ được sắp đặt, trong khi một tác phẩm ba chiều thì giới thì chỉ bị giới hạn bởi những mút ngoài cùng của những vị trí và / hoặc những cảnh của nó.
Màu sắc cũng là một nét vốn gắn liền với các chất liệu điêu khắc. Đôi khi nó có vẻ vui mắt, như màu những vân gỗ hoặc đá, nhưng nó cũng có thể là dịu dàng, vô vị như mặt phẳng của thạch cao chẳng hạn, sơn thường được dùng để bổ sung khi các chất liệu cần sự trù phú của màu sắc hoặc khi bề mặt cần có màu sắc để nêu bật hình dáng một cách có hiệu quả. Những bề mặt được sơn, với bất cứ màu sắc nào, có thể trợ giúp cho sự biểu cảm và làm gia tăng những tính chất hấp dẫn.