Đại học Mỹ thuật công nghiệp

 Tượng Phật trong các ngôi chùa Việt (Phần 1)

Chùa Việt là một thực thể kiến trúc gắn liền với đời sống của người Việt dẫu lịch sử có biến động thịnh hay suy. Cho đến ngày nay, người ta khó có thể hình dung về một ngôi chùa Việt thưở ban đầu, nhưng dường như tâm thức Việt về đạo Phật cổ xưa vẫn ẩn hiện trong các tác phẩm tạo hình điêu khắc Phật giáo Việt Nam. Do đó nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc Phật giáo có thể bổ sung những nguồn tư liệu hữu ích cho việc nghiên cứu kiến trưc và ngược lại.

Tượng Phật trong các ngôi chùa Việt (Phần 2)

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy thì ngôi chùa Việt ở miền Trung này còn ghi nhận dấu ấn của lịch sử phong kiến Việt TK 16-17 thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Đàng trong, đoạn tuyệt với Đàng ngoài, nên ngôi chùa theo chân họ vào vùng đất mới là ngôi chùa chưa hoàn thiện từ TK 16 trở về trước.

Đồ án hoa sen trên diềm bia

Đồ án hoa sen là đề tài xuyên suốt trong lịch sử tạo hình nghệ thuật dân tộc Việt. Hình tượng hoa sen xuất hiện trong tất cả các công trình từ kiến trúc, điêu khắc đến hội họa với những hình thái, đặc điểm khác nhau mang phong cách, tư tưởng riêng ở mỗi thời kỳ lịch sử. Qua việc khảo sát 11 văn bia tiến sĩ ở thời Lê sơ ở Văn Miếu thấy rằng hình tượng hoa sen xuất hiện trong 9 văn bia với nhiều dạng thức khác nhau.

Họa tiết trang trí trong NT nề đắp nổi

Trong nghệ thuật nề đắp nổi trang trí, vữa nề có một vai trò hết sức quan trọng đối với việc tạo ra hình thể trang trí trên công trình kiến trúc thời Nguyễn. Vữa là một trong những vật liệu chính tạo nên khối thể cũng như để hoàn thiện các chi tiết hoa văn, họa tiết. Theo nhiều nguồn tư liệu và kiểm chứng qua phục hồi thực nghiệm chất liệu vữa nề thì nguyên liệu dùng cho vữa cổ bao gồm chủ yếu là vôi, sò, cát, mật mía, nhựa cây, giấy bản hoặc bột rơm…

Chất liệu và quy trình tạo tác tượng Phật

Trong nghệ thuật tạo tác tượng phật, chất liệu là một vấn đề vô cùng quan trọng quyết định việc tạo hình nên một pho tượng như thế nào. Tùy theo từng chất liệu khác nhau mà người thợ điêu khắc dân gian có những phương cách và kỹ thuật riêng ở đó thể hiện ra trình độ, kinh nghiệm của từng người. Tuy nhiên ở mỗi chất liệu này đều có những nguyên tắc tạo hình chung để dù cho là nghệ nhân hay thợ bắt đầu vào làm nghề đều phải tuân thủ.

Chất liệu và quy trình kỹ thuật (Phần 2)

Chất để hom là hỗn hợp đất phù sa mịn trộn sơn sống được quết đều lên khắp tượng cho khít các vết ghép ở tượng gỗ, vết rạn ở tượng đất. Đối với tượng đất phải để thật khô rồi quết sơn sống lên pho tượng thật nhiều lớp để các lớp sơn hom này có thể ngấm sâu hơn, gia cố lại toàn bộ pho tượng. Sau đó ủ tượng cho khô sơn ở mỗi lớp quết.

 Nguyên tắc và tạo hình tượng Phật (P1)

Việc tạo tác tượng trong một điện Phật nói chung thường có những nguyên tắc nhất định. Không phải tùy tiện muốn làm lớn hay nhỏ, mà người thợ phải tính đến sự tương quan lẫn nhau giữa các pho và tầm quan trọng của tượng đó trong điện Phật để có được một kích thước nhất định. Thường thì một điện Phật chùa Việt được làm trong rất nhiều năm, thậm chí nhiều thế kỷ, nhưng vẫn thống nhất bởi sự tương quan trên.

Nguyên tắc và tạo hình tượng Phật (P2)

Ở các tượng Phật Việt, tạo hình phần hậu tượng hầu như ít được chú trọng bởi lẽ ngôi chùa Việt đặc biệt đông đảo. Do vậy nếu các tượng đều được tác phần hào quang phía sau thì sẽ che mất các tượng đặt lớp sau. Do đó chỉ có một số pho được tạc khắc hào quang. Mà thực tế, vành hào quang này không chỉ là hào quang mà nó chính là vành tay của tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn. Hình thức vành tay phía sau lưng tượng Quan Âm cũng chỉ sau TK 17 mới trở nên phổ biến, còn các tượng Quan Âm TK 16 hoàn toàn không có.

Nghiên cứu về phân loại NT sắp đặt

Các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt thường được tạo dựng trong những bối cảnh văn hóa gián đoạn, thương liên quan hoặc do cảm hứng từ những môi trường trực tiếp của chúng, chúng hướng nghệ thuạt trở thành một đối thoại với những bối cảnh lịch sử, xã hội và chất liệu thông dụng. Người ta có thể nghĩ về các tác phẩm sắp đặt như những nơi cư trú, sử dụng công nghệ và thường liên quan tới kiến trúc, các tác phẩm sắp đặt dò xét những điểm giao cắt thuộc thị giác, tri giác và bối cảnh của những vấn đề, đồ vật, không gian và chất liệu. Bởi sự phong phú vô hạn đối với chất liệu và địa điểm sắp đặt, trong và ngoài những bối cảnh nghệ thuật, sắp đặt trở thành một thể loại hữu hiệu và ngày càng phổ biến đối với việc biểu hiện những giá trị thẩm mỹ, mục đích chính trị và xã hội của nghệ sỹ.

Vẽ màu nước từ thực vật tới cảnh vật

Trong quá trình tập quan sát và rèn kỹ năng vẽ, thì hoạt động vẽ tả thực ngoài trời sẽ giúp ích cho ta rất nhiều. Thao tác này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về dáng vẻ, tư thế của đối tượng bạn muốn vẽ trong môi trường tự nhiên, cũng như trạng thái nguyên bản của chúng trong hệ sinh thái, thậm chí ta có thể tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tác trong đó. Nếu chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố như thời tiết… nên không thể ra ngoài vẽ cảnh thực, bạn vẫn có thể lựa chọn luyện tập vẽ tĩnh vật trong nhà.

Không gian trong tranh khắc kim loại VN

Tranh khắc kim loại Việt Nam có nhiều tác phẩm thể hiện sự kỳ công về ngôn ngữ tạo hình. Ở đó là sự công phu tỉ mỉ trong cách xử lý hiệu quả không gian tạo hình. Các họa sĩ đồ họa kết hợp hài hòa các yếu tố đường nét, màu sắc, hình mảng, bút pháp, chất liệu tạo nên không gian trong tranh khắc kim loại Việt Nam. Qua đánh giá về yếu tố không gian trong các tác phẩm tranh khắc kim loại ở các chất liệu đồng, kẽm, inox, có thể thấy, không gian là một trong những yếu tố tạo hình quan trọng của tác phẩm tranh khắc kim loại, mang lại hiệu quả nghệ thuật thị giác mới, thể hiện sự tìm tòi sáng tạo của các họa sĩ đồ họa Việt Nam.

Tính biểu cảm của kiến trúc bảo tàng

Bảo tàng tưởng niệm là một loại công trình triển lãm đặc biệt nhấn mạnh và khả năng tác động vào cảm xúc của người tham quan để giúp con người hồi tưởng lại quá khứ. Chủ đề của bảo tàng tưởng niệm phải rõ ràng và có tác động mạnh hơn các công trình khác và đưa đẩy cảm xúc của khách tham quan là yếu tố trọng yếu của thiết kế.

Mỹ thuật của người Việt

Mỹ thuật nguyên thủy Việt Nam hình thành với tư cách là một hoạt động thực tiễn gắn liền với chế tác đồ ứng dụng và các biểu tượng tôn giáo mông muội. Ở phương diện đồ ứng dụng phục vụ đời sống săn bắn, hái lượm có một bước chuyển dài từ công cụ tiện dùng đến công cụ vừa tiện dùng vừa đẹp, tiến tới thoát ly hoàn toàn công năng biến đồ ứng dụng thành vật trang trí thuần túy. Tư duy huyền thoại nguyên thủy tìm cách giải thích những ước muốn tìm hiểu tự nhiên đã dẫn đến các biểu tượng nhằm cụ thể hóa tưởng tượng về thế giới tự nhiên đầy quyền lực.

Đặc và rỗng trong kiến trúc

Việc ngắm nhìn đòi hỏi người quan sát phải có một số hoạt động nhất định. Sẽ là không đủ nếu để hình ảnh tự hình thành một cách thụ động trên võng mạc mắt. Võng mạc đóng vai trò như một bức phông với hàng loạt hình ảnh liên tục xuất hiện trên đó, nhưng bộ não đứng đằng sau chỉ nhận thức được một số rất ít trong số các hình ảnh đó. Mặt khác, chỉ cần một ấn tượng hình ảnh mờ nhạt, một chi tiết bé xíu cũng là đủ để chúng ta nghĩ rằng đã nhìn thấy một vật.

Chuẩn tắc và tỷ lệ tạo tượng

Các chuẩn tắc tỷ lệ được nhắc đến trong bài này không chỉ đơn thuần dùng riêng cho việc tạc tượng, mà còn dùng để nói về việc vẽ họa tượng Phật nói chung (tranh vẽ Phật). Do đó trong từng đoạn kinh mới có sự phân biệt giữa họa tượng và ngẫu tượng (thai ngẫu), mặc dầu nguyên tắc, số đo thì là một. Riêng thai ngẫu tức là làm tượng tròn có khối, có không gian thì các tỷ lệ đều được cộng thêm vào nửa ngón. Trong các chỉ dẫn, phân tích các chi tiết từ mặt tượng, đến thân thể, chân tay, nếu đạc họa thì theo một lối, nếu là tượng đều được tính đến cả độ lồi lõm.

0976984729