Tính biểu cảm của kiến trúc bảo tàng tưởng niệm

1. Tính biểu cảm:

Bảo tàng tưởng niệm là một loại công trình triển lãm đặc biệt nhấn mạnh và khả năng tác động vào cảm xúc của người tham quan để giúp con người hồi tưởng lại quá khứ. Chủ đề của bảo tàng tưởng niệm phải rõ ràng và có tác động mạnh hơn các công trình khác và đưa đẩy cảm xúc của khách tham quan là yếu tố trọng yếu của thiết kế.

Thiết kế của kiến trúc bảo tàng tưởng niệm phải mang tính hàm súc và trừu tượng. Thiết kế của bảo tàng tưởng niệm thường sử dụng các thủ pháp như biểu tượng, ký hiệu, ẩn dụ, so sánh… để trừu tượng hóa ý đồ thoát ra khỏi cái nhìn thông thường và biến nó thành biểu tượng được truyền tải qua thiết kế kiến trúc dưới dạng vật chất. Bằng cách này ý nghĩa của kiến trúc sẽ rộng mở, khơi dậy hồi tưởng trong con người, hình thành mối liên hệ tâm linh lành mạnh và giàu cảm xúc.

a. Biểu cảm qua bố cục mặt bằng:

Bố cục mặt bằng của kiến trúc tưởng niệm có thể được chia làm hai dạng: một là bố cục của riêng một công trình, hai là bố cục kết hợp của công trình với môi trường xung quanh, dạng này phổ biến hơn. Kiến trúc sư làm việc với mối quan hệ giữa công trình với môi trường để tạo ra một nơi chốn với không khí tưởng niệm nơi một người có thể ý thức được cảm xúc mà công trình đang muốn biểu hiện. Có ba loại bố cục mặt bằng cho kiến trúc tưởng niệm:

- Loại có quy luật: Là loại bố cục mà toàn thể công trình và những gì bao quanh nó có sự tương đồng nhau theo một quy luật nào đó. Để tạo ra hiệu ứng hồi tưởng, các chuỗi không gian được bố trí liên tục và dọc theo một trục (thường đăng đối) thường được sử dụng trong bố cục mặt bằng.

Đối với các kiến trúc tưởng niệm mang tính nghiêm trang, làm nổi bật một trục chính là phương pháp hiệu quả đối với loại bố cục này. Hầu hết công trình và bố cục xung quanh nó sử dụng hình thức đối xứng qua một trục để nhấn mạnh một đích đến cuối cùng. Công trình được xây dựng dọc theo trục một cách lần lượt. Trước khi khách tham quan đến ngôi nhà chính, xuất hiện những ngôi nhà và không gian cấp thấp hơn để dẫn dắt cảm xúc của họ và khiến nhớ ra đối tượng của công trình tưởng niệm.

Một ví dụ là Bảo tàng tưởng niệm hòa bình ở Hiroshima. Các công trình, tượng quảng trường, dàn trải trong rừng theo một trục đối xứng. Khách tham quan đi theo trục chính và đến ngôi nhà cuối sau một chuỗi các công trình. Bố cục đối xứng đã giúp tạo uy nghiêm và trang trọng cho bầu không khí.

kien truc 1

Hình 1 – Bảo tàng Tưởng niệm Hòa Bình, Hiroshima

- Loại không có quy luật: Loại bố cục mặt bằng này không có hình dạng cố định và trục chính rõ ràng. Thiết kế linh hoạt để tạo ra một không gian tưởng niệm thoải mái và dễ chịu. Kiến trúc sư thường có nhiều cách tiếp cận khác nhau để thiết kế công trình tưởng niệm phù hợp với đối tượng được tưởng niệm và bối cảnh cụ thể để đáp ứng được nhiều nhu cầu đề ra nhất.

- Loại kết hợp: Loại bố cục kết hợp có cả hai điểm của loại có quy luật và không có quy luật. Bố cục không gian của công trình và những gì xung quanh nó thường được trộn lẫn giữa trục có quy luật và sự bất đối xứng. Điều này dẫn đến hiệu quả là các không gian có quy luật mang lại cho khách tham quan cảm giác nghiêm trang trong khi các không gian bất quay luật bao quanh mang lại cảm giác thoải mái.

Tổ hợp Acropolis trong kiến trúc Hy Lạp cổ đại được xây dựng để ca tụng chiến thắng và tôn vinh nữ thần Athena. Được đặt trên một ngọn đồi tách biệt, chỉ có một lối lên từ phía Tây. Bề mặt trên đỉnh đồi tương đối phẳng, các công trình được xây dựng nương theo địa hình, mang các đặc điểm có quy luật lẫn bất quy luật. Đền chính được đặt theo trục Đông – Tây để mở ra phông cảnh đẹp cho người bên trong công trình, biểu hiện tinh thần của người Hy Lạp cổ đại: hài hòa, tự do và bình đẳng.

kien truc 2

Quần thể Acropolis Hy Lạp

kien truc 3

Bảo tàng Tưởng niệm Diệt chủng, Yad Vashem. KTS Moshe Safdie

b. Biểu cảm qua kiến trúc:

- Hình khối kiến trúc: Cách trực tiếp nhất để thiết kế tính tưởng niệm trong kiến trúc là thông qua những hình khối cố định mà con người cảm thấy quen thuộc. Ví dụ như những khải hoàn môn của La Mã, cổng Torii của Nhật Bản. Ý nghĩa hồi tưởng của những hình khối này được chấp nhận phổ biến dần dần qua thời gian bởi con người, không phải tự bẩm sinh mà có. Khi những hình khối truyền thống được sử dụng đúng đắn, khách tham quan sẽ có những phản ứng cảm xúc với nó. Với sự phát triển của xã hội, sự hình thành các công trình tưởng niệm không nên bị nhầm lẫn với xu hướng kiến trúc truyền thống, mà là một sự thích nghi với thẩm mỹ hiện đại và yếu tố nhận diện văn hóa.

Một ví dụ là nhà hỏa táng thiết kế bởi KTS Toyo Ito ở Kakamigahara được gọi bằng cái tên “cò trắng hồi sinh”. Là một loại công trình tưởng niệm đặc biệt, hình dạng của nhà hỏa táng thể hiện hiểu biết của kiến trúc sư về truyền thống và văn hóa Nhật Bản và mối liên hệ giữa sự sống và cái chết. Cò trắng là sinh vật biểu tượng cho sự sống thuần khiết trong văn hóa Nhật Bản. Hình dạng uốn cong của phần mái màu trắng gợi lên hình ảnh mây trắng đang lơ lửng hoặc cánh cò đang bay. Hình ảnh mà kiến trúc đọng lại là hình ảnh cái đẹp thuần khiết, không khiến người ta buồn rầu mà khiến người ta cảm thấy ấm áp và trực diện với cái chết, mong ước người chết sẽ được lên thiên đường. Chỉ với ý đồ này, kiến trúc sư đã an ủi người đã chết lẫn người còn sống.

kien truc 4

Nhà hỏa táng Kakamigahar. KTS Toyo Ito

- Không gian kiến trúc: Không gian bên trong của kiến trúc tưởng niệm không chỉ là phông nền để trưng bày và làm nơi trú ẩn. Biểu cảm của không gian bên trong là cần thiết để thống nhất chức năng tưởng niệm và tinh thần tưởng niệm với nhau.

kien truc 5

Đài tưởng niệm Newton (Không được xây dựng)

kien truc 6

Bảo tàng Tưởng niệm Diệt chủng Yad Vashem. KTS Moshe Safdie

Lý do mà thiết kế Đài tưởng niệm Newton (không được xây dựng) của Etienne-Louis Boullée thắng cuộc và thành công đó là vì kiến trúc của nó không ca tụng trực tiếp tới Newton, mà bằng việc tạo ra một không gian hình cầu lớn, một mô hình thế giới, để giải thích và tôn vinh “tư tưởng của Newton”. Khi khách tham quan đứng ở vị trí trong hình, không gian rộng lớn quanh họ sẽ khiến họ cảm thấy vĩ đại và liên tưởng tới thiên tài đã khám phá ra quy luật của vũ trụ.

c. Hiệu quả của ứng dụng trong kiến trúc: Đa số những người đến và sử dụng công trình kiến trúc, nhất là các công trình công cộng, đều là những người không có hiểu biết sâu sắc về kiến trúc. Nếu một công trình yêu cầu phải có hiểu biết về bối cảnh và câu chuyện đằng sau để có thể thụ hưởng nó, sẽ dẫn tới một số lượng lớn người sử dụng thờ ơ hoặc không nhận thức được đến những gì đang bao quanh họ.

kien truc 7

Nhà triển lãm Quốc gia Victoria, Melbourne. Thác nước lại lối vào giao tiếp với người tham quan thông qua cảm giác của cơ thể

Ứng dụng của hiện tượng học trong kiến trúc không phải là cách tiếp cận dựa theo tri thức của người sử dụng. Hiện tượng học như là một phương pháp nhắm tới việc giao tiếp với cái bên trong của mỗi con người thông qua những yếu tố vật chất, cho phép giao tiếp giữa kiến trúc với cơ thể con người. Bằng việc nói trực tiếp với các khía cạnh thuần túy nhất của con người là cơ thể và giác quan, ta sẽ có kết quả là một kiến trúc mang tính liên – chủ quan.

Điều kiện cho phép con người và công trình có thể tương tác có ý nghĩa với nhau là thứ tạo nên sự khác biệt giữa kiến trúc với xây dựng. Điều này không loại trừ tương tác có ý nghĩa của con người với các môi cảnh không phải kiến trúc. Nói đúng hơn, tạo ra một mối liên hệ có ý nghĩa là mục tiêu chính của kiến trúc sư, không phải kỹ sư xây dựng.

Những ý niệm trừu tượng của kiến trúc sư hoặc các yếu tố tác động lên thiết kế dường như sẽ không bao giờ được người sử dụng công trình biết tới. Vì thế mục tiêu của kiến trúc sư nên nhắm đến là cách mà một không gian được người sử dụng cảm nhận. Sự tận hưởng một không gian không nên dính dáng tới việc một người có biết đến các “vấn đề” của kiến trúc sư hay không – như các quá trình tư duy, ý niệm và nguồn cảm hứng.

kien truc 15

Lối đi bộ tại chùa Bửu Long, Biên Hòa. Tuy không có những chủ tâm của người xây dựng nhưng có thể tạo nhiều tương tác có ý nghĩa với người sử dụng

d. Biểu cảm kiến trúc qua phương pháp hiện tượng học:

kien truc 17

Ví dụ về các loại hình kiến trúc trong nghiên cứu của Thiis-Evesen

kien truc 18

Ví dụ về tính chuyển động, sức nặng và nội dung của sàn, tường

kien truc 19

Ví dụ về tính chuyển động, sức nặng và nội dung của tường, mái

kien truc 20

kien truc 21

kien truc 22

kien truc 23

kien truc 24

kien truc 25

4. Tính biểu cảm trong hai công trình tiêu biểu

a. Bảo tàng Do thái Berlin, Đức,1999, KTS Daniel Libeskind

kien truc 26

Phác thảo của Libeskind. Thiết lập sự kết nối

Hình khối của công trình đến từ hình ảnh ngôi sao David bị kéo giãn và xẻ nhỏ sau đó tập hợp lại dựa trên mối liên kết của các địa điểm mà người Do Thái bị lưu đày trong cuộc Diệt chủng. Công trình cũng được tạo hình xoay quanh các tượng đài nổi bật của lịch sử Berlin – Heinrich Kleist, Rahel Varnhagen, E.T.A Hoffmann, Friedrich Schleiermacher, Walter Benjamin, Arnord Schoenberg và Paul Celan. Đây là một yếu tố đặc biệt để giao tiếp với lịch sử và văn hóa Berlin.

b. Cách dẫn dắt của không gian:

kien truc 27

Ba trục chính tạo nên những “con đường” dưới hầm, mỗi con đường kể một câu chuyện riêng: về cuộc diệt chủng, về sự lưu đày, về sự tiếp tục của lịch sử Berlin. Theo Libeskind, lối đi dốc và sự mất phương hướng của các con đường này đại diện cho việc “có người chọn đi con đường này, có người chọn đi con đường khác, không hề biết được cả hai sẽ dẫn tới đâu, có kết thúc hay không”.

Sự dẫn dắt trong công trình là cần thiết, thử thách khách tham quan với nhiều lựa chọn trong lối đi. Đến cả giao thông đứng trong công trình cũng gây bối rối và mất định hướng theo từng tầng. Mặc dù mỗi tầng đều có bản sàn giống nhau, nhưng chúng lại đem tới cảm giác đa dạng nhờ sự thay đổi các cửa sổ đứng làm biến đổi ánh sáng bên trong.

Cầu thang chính có cảm giác vô tận, gợi ra một thử thách thể chất cần vượt qua. Vẫn tiếp tục tại đỉnh mà không kết thúc, đối diện với một mảng tường trống nơi “lịch sử” vẫn tiếp tục. Hành trình xuống cầu thang được chủ ý làm cho khác biệt với hành trình đi lên, vì khách tham quan được cho là đang “rời đi”, điều này tạo nên một trải nghiệm khác hẳn. Sự thay đổi của thời gian được chủ ý thể hiện qua sự thay đổi của ánh sáng và liên kết kết cấu.

kien truc 28

kien truc 29

Minh họa bầu không khí. Sự bất định, mất phương hướng

kien truc 30

Minh họa bầu không khí. Sự đè nén, áp bức

* Tháp tưởng niệm – tháp diệt chủng:

Tháp Diệt chủng là không gian tối, hẹp và không có trưng bày triển lãm. Cũng không được điều hòa nóng lạnh cả mùa đông lẫn mùa hè. Hầu hết người tham quan phải dể lại áo khoác ở ngoài lối vào, tạo ra trải nghiệm trạng thái “không thoải mái” trong một “không gian hoàn toàn thô sơ” đúng như chủ ý. Những không gian ảm đạm này làm nổi bật thảm kịch của lịch sử Do Thái thông qua cảm xúc và cơ thể. Không gian này truyền tải được nhiều nội dung nhờ xem trải nghiệm cảm xúc như là một nội dung trưng bày.

Từ tháp diệt chủng, có thể nghe thấy tiếng vàng từ thành phố. Tương phản với yên lặng của không gian trống mà khách tham quan đã đi qua trước đó, tào tháp kết nối với thành phố qua âm thanh. Bọc lấy những âm thanh từ trường học gần đó, từ đường phố, đô thị và cuộc sống đời thường. Vì theo nhiều người đối với cuộc diệt chủng thì cuộc sống vẫn tiếp tục: “nó không phải là một sự kiện đặc biệt, nó chỉ là một phần của cuộc sống”.

Hy vọng được thể hiện qua một mảnh ánh sáng gián tiếp đi vào từ đỉnh cảu tòa tháp, từ 27 mét phía trên. Bóng tôi không hề ngự trij hoàn toàn. Từ lỗ mở nhỏ bé này, ánh sáng vẫn xuất hiện hàm ý một cảm giác hy vọng và gợi lên niềm lạc quan. Nói lên thông điệp “Thành phố này đã bước tiếp”.

 

kien truc 31

Minh họa bầu không khí. Hy vọng.

* Khoảng trống:

Libeskind phát biểu trong bài dự thi rằng lịch sử của mối quan hệ văn hóa Đức – Do Thái “thuộc về một thế giới vô hình”, và đó là thứ cần được hữu hình hóa qua bảo tàng – cái mà ông đạt tới bằng việc sử dụng khoảng trống. Ông đã đặt sáu khoảng trống dọc theo một trục thẳng dọc theo công trình.

Sự chiếm ưu thế được thiết lập của vật liệu bê tông trong không gian nội thất đã tạo nên một không khí dày đặc và giam hãm. Vật liệu vẫn còn chất thô ráp “có vẻ như chưa hoàn thiện”. Đứng ở trong khoảng trống gợi ra một cảm giác cầm tù, liên tưởng tới việc bị nhìn qua song chắn của cửa sổ. Thêm nữa, có thể xem cấu trúc này như một khu vực để trầm tư phản tưởng, bởi vì không gian này được tách biệt với toàn bộ không gian trưng bày. Nơi này hoàn toàn không có nội dung triển lãm và âm vang hoàn toàn khác với một không gian bảo tàng.

Có một khoảng trống được gọi là “Khoảng trống Tưởng niệm”, chứa một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt bởi Menashe Kadishman. Tác phẩm tên Shalekhet (Lá rơi) được làm từ mười ngàn khuôn mặt đang mở miệng bằng kim loại, phủ khắp bề mặt sàn. Bước lên những khuôn mặt này khiến người ta khó xử. Một âm thanh vang trở lại theo mỗi bước đi của người tham quan như đang đối chất với lựa chọn đi vào không gian này của họ, gợi ra cảm giác nặng nề, gay gắt và rùng mình.

kien truc 35

Phác thảo của Libeskind. Vị trí sáu khoảng trống

Khoảng trống biểu hiện cho nỗi kinh hãi của lịch sử Berlin mà “nhiều người chưa hiểu hết”, nhờ vậy họ có thể nhớ lấy nó và học hỏi từ nó. Có một cây cầu bắc ngang qua một trong sáu khoảng trống để đem lại một khoảnh khắc phản tư. Khoảng trống nhắc gợi về việc lịch sử của người Do Thái đã bụi cắt xẻ làm nhiều thời kỳ - trước và sau cuộc diệt chủng – mà không bao giờ có thể hàn gắn lại được. Cảm xúc mà các không gian này gợi lên giao tiếp trực tiếp với khách tham quan để có được cái hiểu đúng đắn hơn về bối cảnh văn hóa và quá khứ của Berlin.

kien truc 36

Tác phẩm Lá rơi

kien truc 37

 

kien truc 38

* Vườn đầy ải:

Bốn mươi chín cột bê tông cao 7m của Vườn Đày Ải, gợi ra cảm giác mất phương hướng, nỗi sợ bị giảm giữ và sự áp lực. Không gian của khu vườn này được thiết lập mơ hồ. Trong khi toàn bộ cột đều thẳng đứng, thì phần nền chứa nó lại dốc 12 độ, nên cột bị nghiêng đi so với tường ngang bao quanh. Khách tham quan nơi này thường cảm thấy bất ổn, ngột ngạt và lạc lối, không rõ bản thân đang đi về hướng nào, gần điểm đến hay xa khỏi điểm đến.

Vật liệu ốp nền

kien truc 38

Vườn Đầy Ải. Minh họa bầu không khí. Biểu cảm sức nắng

* Tinh thần của nơi chốn:

kien truc 39

kien truc 40

Quá trình thi công công trình

Nhà nguyện Field Bruder Klaus đứng độc lập trên một cánh động gần làng Wachendorf. Công trình nằm gọn trên cảnh quan tự nhiên như thể nó đã luôn thuộc về nơi đó. Cấu trúc công trình mơ hồ khiến người ta không thể đoán được tuổi công trình. Trông nó giống một phiến đá thời cổ đại nhiều hơn là một nhà thờ Công giáo. Theo kiến trúc Peter Zumthor, tòa tháp này tự tạo nên bối cảnh cho riêng nó. Theo định nghĩa của triết gia Heidegger, “nó tạo một điểm để phóng chiếu; cảnh quan và tòa tháp dần kết nối với nhau”, biến đổi nhận thức về cảnh quan đó, khung cảnh biến thành một “nơi chốn”.

Việc thi công tháp nhà được thực hiện tại ngay “nơi chốn” là khu đất xây dựng. Vật liệu chủ đạo được lấy từ địa phương, bao gồm cả gỗ thông dùng để tạo cốp pha để đổ bê tông trộn cát và sỏi, đồng thời cũng là khuôn để tạo hình không gian bên tỏng. Để giữ chi phí xây dựng thấp nhất có thể, nhà nguyện được xây dựng bởi chính những nông dân đề xuất xây dựng công trình. Kết quả là một cấu trúc mang dấu ấn của chính những con người gắn bó với nó; thô sơ và giản dị, đồng thời biểu hiện tấm lỏng khiêm tốn và nhún nhường của vị thánh được thờ trong nhà nguyện này.

kien truc 41

kien truc 42

- Theo Lê Quang Lộc -

0976984729