Đại học Mỹ thuật công nghiệp

Cảm nhận thị giác trong nhận thức TG

Sau khi mắt tiếp nhận hình ảnh, những chu trình thuộc thế hệ thần kinh dẫn thông tin tới trung tâm trí não, tại đây có sự phân loại và định dạng hình ảnh, liên hệ so sánh cực nhanh với tất cả những thông tin về những vật thể mà trước đó người quan sát đã gặp, đã tiếp xúc, đã nhận thức và đã có kinh nghiệm để hệ thống hóa thông tin mới nhận. Nếu thông tin về vật thể không giống những gì đã biết trước đó, người quan sát cần thêm thời gian xem xét lại để định dạng, gọi tên, miêu tả đối tượng.

Các trường phái nhiếp ảnh

Có một điều quan trọng với nhiếp ảnh nghệ thuật, tuy đã tách riêng khỏi hội họa và phát triển rộng lớn toàn cầu, từ ảnh quảng cáo thương mại, ảnh nano đến ảnh các thiên hà xa thẳm trong vũ trụ, đều là công nghệ ảnh. Nhưng nhiếp ảnh nghệ thuật có hai cái chung với hội họa mà không thể riêng ra được đó là cùng đi tìm cái đẹp và cùng là nghệ thuật thị giác. Vậy nên với riêng các nhiếp ảnh gia nghệ thuật có tâm hồn riêng của nhiếp ảnh vẫn buộc phải có con mắt thẩm mỹ của hội họa.

Đồ họa cổ Việt Nam

Gỗ, dao khắc và phương pháp dùng dao là yếu tố kĩ thuật đầu tiên. Các phường thợ Việt Nam thường dùng các loại gỗ thị, gỗ vàng tâm và gỗ thừng mực. Gỗ thị thớ đa chiều có thể khắc nên các ván nét tinh vi, mãnh nhỏ. Gỗ mực nhẹ, nạc và mềm rất dễ khắc, nhưng độ bền không cao. Gỗ vàng tâm tuy không rắn chắc bằng gỗ thị nhưng rất nạc thớ, cũng thường được dùng làm hoành phi câu đối trong đền chùa. Dòng tranh Đông Hồ dường như là trường hợp duy nhất dùng hai loại ván nét in nghiêng và in mầu. Ván in nét thường khắc bằng gỗ thị, ván in mầu thường khắc bằng gỗ vàng tâm và gỗ mực. Ván in ngày xưa thường được dùng luân niên, nên gỗ phải tốt bền và ổn định nét qua thời gian dài sử dụng.

Lịch sử đồ họa Việt Nam

Đồ họa ấn loát ra đời trong một xã hội phát triển, với nhu cầu phổ biến kiến thức, ít nhất trong giai tầng trí thức, hay một nhóm tri thức nào đó. Sách chép tay, tranh vẽ độc bản, văn tự khắc trên bia đá đương nhiên là những hình thái ban đầu, rất khó lưu hành rộng rãi. Người ta có thể mượn sách nhau chép lại thành nhiều bản. Số lượng không thể nhiều, với sự đòi hỏi thời gian và công sức quá lớn để chép lại một quyển sách. Vả lại mỗi lần chép sách là một lần sai lệch với nguyên bản, cho nên người xưa nói: “tam sao thất bản” là vậy. Văn tự khắc trên bia có thể in, dập lại nhưng lượng từ trên một bia đá không nhiều, cách làm bản vỗ cũng không phổ biến.

MT hai chiều, ba chiều và môi trường

Mỹ thuật ba chiều là tên gọi chung của tất cả các tác phẩm, sản phẩm thuộc lĩnh vực mỹ thuật tạo hình và mỹ thuật ứng dụng (nghệ thuật trang trí, nghệ thuật thủ công, nghệ thuật thiết kế) có hình dáng thuộc hình khối ba chiều. Như vậy một tác phẩm, sản phẩm thuộc loại này được cho là đẹp thì phải đạt yêu cầu thẩm mỹ được đánh giá ở mọi góc nhìn.

Các loại hình và thể loại đồ họa

Sự phân chia tranh mang tính chất loại hình với ý nghĩa là sự phân chia theo chức năng xã hội của nghệ thuật. Ở phương diện thể loại, cách quan niệm của người Việt không thật rõ ràng, nhưng ở phương diện loại hình lại được hiểu rất chân xác. Ví dụ người Việt cổ không có mấy khái niệm về tranh tĩnh vật, nhưng tranh “Ngũ quả”, tranh “Cổ đồ” (tranh vẽ về đồ cổ quý hiếm, bao gồm cả vẽ hoa lá với đồ cổ). cũng có thể coi là tranh tĩnh vật nhưng để thờ cúng. Nếu “văn” để tải đạo, “nhạc” để hòa hợp lòng người, thì “họa” để nêu gương người trước, răn dạy kẻ sau. Khái niệm “tượng” dùng cả trong hội họa lẫn điêu khắc để chỉ hình ảnh thay thế cho sự tự nhiên và con người, đặc biệt thay thế cho thần linh. Vì vậy nó vừa là khái niệm hữu hình, vừa là khái niệm vô hình.

Phân tích tác phẩm nghệ thuật (Phần 1)

Còn đối với các tác phẩm mỹ thuật tạo hình là các yêu cầu chủ yếu là cách nhìn, là tâm tư tình cảm của nghệ sỹ; là cái riêng, sự độc đáo, cái mới, giá trị sáng tạo tài năng của “người mẹ” (nghệ sỹ) chứ không phải của bố. Cuối cùng là “cái hồn” là sự sinh động, sự sống ẩn tàng bên trong tác phẩm cũng do tài năng, cảm xúc của “người mẹ”. Đứa con sẽ giống mẹ hay bố còn tùy vào “bà mẹ - chủ thể sáng tạo” đặt vai trò, vị trí, ý nghĩa của “ông bố” như thế nào so với chính “bà ta” và đứa con. Khái niệm “giống bố, giống cha” trong kiến trúc và mỹ thuật ứng dụng được đặt nặng hơn mỹ thuật tạo hình.

Phân tích tác phẩm nghệ thuật (Phần 2)

Tác phẩm nghệ thuật là con đẻ của chủ thể sáng tạo. Nó phản ánh những ước mơ, tài năng của mẹ nó: tác giả. Cho nên người ta gọi “tranh là người”. Trên thực tế thì có rất nhiều động cơ thôi thúc người nghệ sỹ nghiên cứu, thực hành sáng tạo, tạo nên tác phẩm.

Hình mẫu và ý tưởng của đồ họa

Từ hình khắc tranh bản kinh đến hình khắc tranh dân gian đều có một số hệ thống hình mẫu nhất định mà ý nghĩa có tính phổ cập để dân chúng nhìn vào có thể biết ngay ý nghĩa của bức tranh là gì. Có thể dùng khái niệm “motif” hay “hình mẫu” để xem xét tính thống nhất và loại biệt trong các bức đồ họa cổ với ý nghĩa đơn lẻ và kết hợp của chúng. Song ngoài hệ thống hình mẫu dễ hiểu, ngữ nghĩa tương đối ổn định, còn một hệ thống hình mẫu khác không nhằm để hiểu, có tính bí hiểm, được dùng trong các hình khắc bùa chú, trong nghi lễ có tính phù thủy dành riêng cho các thầy pháp cao tay. Dù là hình mẫu có tính phổ cập đến các hình mẫu có tính bí hiểm thì hình dạng và ngữ nghĩa của chúng được khái quát, trừu tượng hóa dần dần trong xã hội phong kiến, không chỉ dùng trong đồ họa mà dùng phổ biến trong điêu khắc và nghệ thuật trang trí, ứng dụng.

NT Đồ họa (Tranh Xã hội và Tôn giáo)

Có lẽ kĩ thuật in được nhận thức từ việc in hoa trên gốm có thừ thời tiền sử, sau đó in hoa văn trên vải. Những dấu ấn in hoa văn trên vải phát hiện từ nền văn hóa Hoa Lộc (thời kì đồ đá mới cách đây 6.000 năm). Sau cùng là in bằng khuôn gỗ xuất hiện trong xã hội phong kiến.

NT Đồ họa  (Đông Hồ và Hàng Trống)

Nét và mảng trong tranh Đông Hồ và Hàng Trống thưa hơn khoảng cách nét rất rộng, được khắc rất sâu tới 1cm. Đông Hồ thường dùng lối khắc nét chân dê. Nghĩa là ngọn nét thì nhỏ, nhưng chân nét loe rộng sang hai bên cho vững chãi. Cả hai lối “khắc vuông” và “khắc tròn” đều lấy nền rất kỹ, rất sạch, nên khi in tranh, sách rất nét và không dây bẩn. Nếu như vẽ và khắc phụ thuộc vào các cá nhân tài khéo, thì công đoạn in mang rõ tính chất tập thể của một dòng tranh phường thợ.

Tại sao tranh sơn mài lại có giá trị?

Một bức tranh sơn mài truyền thống được hoàn thiện là khi không nhìn thấy họa tiết phía dưới. Trong quá trình sáng tác, họa sĩ sẽ mài bề mặt sơn để các chi tiết dần dần lộ và rất nhiều họa sĩ thích cảm giác đó. Họa sĩ Phạm Chính Trung đã dành gần 50 năm để thành thạo sơn mài và biết rằng công việc này có mệt mỏi nhưng thành quả rất xứng đáng. Nó là một loại hình nghệ thuật có giá trị đáng kinh ngạc trong nền văn hóa Việt Nam, đòi hỏi cả thời gian, kỹ năng và những nguyên liệu tự nhiên cần thiết riêng để tạo ra một bức tranh.

Sơn dầu dưới góc nhìn khoa học

Một trong những đặc tính hấp dẫn chính của sơn dầu là độ bóng. Bằng cách thêm một lượng nhỏ màu dầu vào dung môi trong suốt, họa sỹ có thể nhấn nhá bức tranh một cách tinh tế. Điều này được gọi là glazing. Hầu hết các Bậc thầy thời Phục Hưng đã sử dụng một lớp sơn nền, sau đó phủ vô số lớp màu mỏng lên trên để tạo ra những hình ảnh mang tính chân thực nhất. Độ trong mờ của màng sơn cho phép tạo ra các dải màu phức tạp. Nhưng nếu làm sai kỹ thuật sẽ khiến tranh bị nứt.

Khi kiến trúc và trang trí cùng lên tiếng

Lịch sử kiến trúc nghiên cứu sự phát triển và lịch sử của nền kiến trúc thế giới thông qua việc nghiên cứu các ảnh hưởng ở các góc độ khác nhau như nghệ thuật, văn hóa, chính trị kinh tế và kỹ thuật. Nhìn chung, nhiệm vụ của lịch sử kiến trúc là phải xây dựng được mối quan hệ giữa ý nghĩa biểu cảm vô hình của công trình kiến trúc (ngữ nghĩa, chức năng, biểu tượng…) với sự thể hiện hữu hình của các đối tượng kiến trúc (kich thước, vật liệu, thành phần của kiến trúc…) và đặt vào trong một nghiên cứu tổng thể của thời điểm lịch sử.

Sự tương đồng và khác biệt giữa hội họa và ảnh nghệ thuật

Việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa mỹ thuật và nhiếp ảnh có rất nhiều góc độ khác nhau và còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, nên khi đi tìm sự tương đồng và khác biệt giữa hội họa và ảnh nghệ thuật ta sẽ bắt gặp không ít những vấn đề phức tạp. Hơn nữa, khi đặt chúng trong mối quan hệ đa chiều của nghệ thuật tạo hình thì lại nảy sinh những vấn đề không chỉ là sự riêng có giữa hội họa và ảnh nghệ thuật mà còn liên quan đến nhiều nghệ thuật khác như điêu khắc, đồ họa, trang trí,…

0976984729