Phân tích tác phẩm nghệ thuật (Phần 1)
1. Tác phẩm là gì và từ đâu mà có?
Xét về nguyên lý sáng tác và mối quan hệ giữa nghệ thuật, nghệ sỹ cùng thực tế đời sống thì chính cuộc hôn phối giữa thực tế đời sống và nghệ sỹ đã đẻ ra tác phẩm nghệ thuật. Thực tế đời sống mà người nghệ sỹ cảm nhận được coi là "bố", còn chủ thể sáng tạo (nghệ sỹ) là "bà mẹ". Như vậy, tác phẩm là "đứa con" được nghệ sỹ cho ra đời qua quá trình tiếp nhận thực tế đời sống bên ngoài qua sự thai nghén của chủ thể sáng tạo. Do đó, hình thể, nét riêng vầ mức độ ở sức thu hút của đứa con đối với mọi người ra sao còn tùy vào tài năng của người mẹ - nghệ sỹ.
Có những đứa con có hình hài rất đẹp mắt, có chiều sâu hay cái hồn. Cũng có những đứa con như là cái hình nộm vô cảm hay hình hài chưa hoàn thiện. Đối với lĩnh vực kiến trúc và mỹ thuật ứng dụng thì "người cha" ở dạng khác không giống nghệ thuật tạo hình. Những yếu tố tạo thành "người cha" trong lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật ứng dụng bao gồm những tiền đề mang tính khoa học như: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, loại hình kiến trúc (loại sản phẩm) quy mô không gian xây dựng, mục đích sử dụng, công năng (các tiêu chuẩn quy phạm, thông số kỹ thuật), đặc điểm thời đại, đặc điểm thị trường, yêu cầu cạnh tranh, giá trị đầu tư; các đặc điểm về đối tượng sử dụng, khách hàng, mục tiêu (dân tộc, tôn giáo, tập quán, phái tính, lứa tuổi, thành phần xã hội thị hiếu thẩm mỹ, khả năng tài chính...).
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là sự giao thoa giữa sự tiện ích, khoa học kỹ thuật, giá trị kinh tế, an toàn khi sử dụng và thẩm mỹ. Yêu cầu chủ yếu của nó là thực dụng, an toàn và thẩm mỹ.
Còn đối với các tác phẩm mỹ thuật tạo hình là các yêu cầu chủ yếu là cách nhìn, là tâm tư tình cảm của nghệ sỹ; là cái riêng, sự độc đáo, cái mới, giá trị sáng tạo tài năng của “người mẹ” (nghệ sỹ) chứ không phải của bố. Cuối cùng là “cái hồn” là sự sinh động, sự sống ẩn tàng bên trong tác phẩm cũng do tài năng, cảm xúc của “người mẹ”. Đứa con sẽ giống mẹ hay bố còn tùy vào “bà mẹ - chủ thể sáng tạo” đặt vai trò, vị trí, ý nghĩa của “ông bố” như thế nào so với chính “bà ta” và đứa con. Khái niệm “giống bố, giống cha” trong kiến trúc và mỹ thuật ứng dụng được đặt nặng hơn mỹ thuật tạo hình. Như vừa trình bày, bởi vì “bố” là toàn bộ những tiền đề mang tính khoa học mà “người mẹ - kiến trúc sư hay mỹ thuật ứng dụng” bắt buộc phải tuân theo (có những điều quy định về tiêu chuẩn quy phạm hay thông số kỹ thuật trở thành luật pháp). Cho nên đứa con mang giá trị thực tiễn, hội nhập sâu vào đời sống xã hội.
- Tác phẩm mỹ thuật thể hiện sự sáng tạo phối trí các yếu tố hình thức làm cho nó trở thành hình tượng, thành tác phẩm nghệ thuật (tùy theo loại ngôn ngữ: hội họa, điêu khắc). Những yếu tố này thể hiện sự đa dạng, phong phú mà ở đó người nghệ sỹ sử dụng mọi cách thức bố cục để dàn dựng, tổ chức thành một chỉnh thể, tạo cho chúng thành sự hợp nhất trong đa dạng.
- Tác phẩm mỹ thuật là minh chứng, là dấu ấn về trình độ, tài năng, cách nhìn, cảm xúc, cái riêng của mỗi nghệ sỹ.
- Trong kiến trúc hay mỹ thuật ứng dụng thì tác phẩm thể hiện rõ nét trình độ thông minh, trình độ khoa học kỹ thuật của các kiến trúc sư, nhà thiết kế trong các giải pháp tư duy, sáng tạo, tổ chức, hoạch định không gian theo từng loại công năng riêng để sống, sinh hoạt thông qua sự nghiên cứu; thể hiện tài năng tổng hợp, kinh nghiệm thực hành của nghệ sỹ… để tạo nên những kiểu dáng sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu thực tế của thị trường.
Trong lĩnh vực này đòi hỏi các giải pháp bố cục là sự thể hiện trình độ chuyên môn, kiến thức khoa học, tính khả thi về kinh tế lẫn kỹ thuật và thẩm mỹ.
- Tác phẩm nghệ thuật thị giác là hiệu quả của trình độ tổ chức, phối hợp, diễn đạt ý tưởng, nội dung trừu tượng bằng ngôn ngữ nghệ thuật thị giác. Toàn bộ những điều này được nghệ sỹ nghiên cứu để phối kết thành một chỉnh thể.
Hai phần chủ yếu của chỉnh thể ấy bao gồm hai bộ phận lớn được gọi là nội dung và hình thức.
Bố cục theo dạng quy thành mảng (Composition des masses)
Tranh trên trích từ bức thư họa nổi tiếng của Trần Giám Như
Tranh “Vua Trần Anh Tông và quần thần cùng ra nghênh tiếp Thượng hoàng”
(Hậu duệ dòng họ Trần lưu lạc sang Trung Quốc và vẽ tranh này vào năm 1363, đời Minh)
Các màu đậm trong bức tranh bên trên được quy thành những mảng lớn bao quanh nhóm nhân vật tạo thành khu vực trọng tâm của tác phẩm. Trong khu vực này thì điểm nhấn được thể hiện ngay điểm mạnh theo quy luật bố cục tỷ lệ vàng.
Khái niệm bố cục về mảng giúp cho người nghệ sỹ thị giác chú ý đến sự tập hợp các mảng màu thành các khu vực lớn và phân bố chúng một cách hợp lý trên cơ sở áp dụng nguyên lý chính phục trong nghệ thuật thị giác.
Các tác phẩm của họa sỹ Henri Matisse được thể hiện bằng các mảng màu
Ở trường hợp này các tác giả phải nghiên cứu để phân bố các màu dùng để diễn tả thành những mảng và bố cục diện tích các mảng màu ấy có sự tương quan tốt so với tổng diện tích bức tranh. Tác giả phải xác định màu chủ đạo, màu nhấn, màu trung gian của bức tranh là gì. Trên cơ sở đó tác giả phải thể hiện cho được các nhóm chính phụ và trọng tâm của tác phẩm với điều kiện phải đảm bảo được sự thăng bằng thị giác. Sau đây chúng ta tiếp tục xem xét có loại bố cục qua hình ảnh minh họa.
Bố cục hình tam giác
“Nỗi niềm trên đất thiêng” - 2004 – Sơn dầu của họa sỹ Nguyễn Thanh Sơn
“Những đôi chân trần” – 2005 – Sơn dầu của họa sỹ Nguyễn Thanh Sơn
“Khát” – 2005 – Tổng hợp của Siu Quý
“Hương đất dâng trời” – 2001 – Tổng hợp của Nguyễn Thương Hưng
“Ba chị em” – 2005 – Sơn mài của Phùng Thanh Nguyên
“Nữ thần tự do dẫn lối cho toàn dân 1830” – Sơn dầu của họa sỹ Declacroix
“Thiếu nữ đọc thư” – Sơn dầu của họa sỹ A. Renoir
Bố cục hình vuông
“Biển đen” – 2005 Sơn dầu của LimKhim Katy
Hãy chú ý nhịp điệu chuyển động của các nhân vật do màu sắc và đường nét tạo ra
Bố cục hình tam giác xen hình chữ nhật
“Nỗi buồn của Mẹ và Con” của họa sỹ Picasso
Để diễn tả nỗi buồn, tác giả bố trí mỗi nhân vật nhìn hướng khác nhau làm tăng thêm sự buồn bã, lo âu, không màng đến mọi vật
Bố cục hình chữ nhật
“Trên đường phát triển” – Sơn dầu của họa sỹ Lê Thành Thư
“Cấy mạ” – Tranh tổng hợp của Lê Mai Khanh
Bố cục hình vuông
“Người phụ nữ với chiếc mũ trắng” – Sơn dầu của họa sỹ P. Picasso
Khu vực trập trung thị giác từ vành nón xuống cạnh tay phải
Bố cục hình tròn
“Đêm hành quân” – 2005 – Sơn dầu của Đỗ Kích
Bố cục hình bầu dục
“Chợ Cao Nguyên” – Khắc gỗ của Trần Tuyết Mai
“Chân dung chúng tôi” – Chất liệu tổng hợp của Nguyễn Thiện Đức
Bố cục hình chữ C
Hình 1 - “Bé trai với chiếc áo gi lê đỏ” – Sơn dầu của họa sỹ Cezane
Hình 2 - “Những chiến sỹ Cách mạng trẻ” – 1970 – Sơn dầu của họa sỹ Victor Shatalin
Hình 3 – “Giờ nghỉ ở chiến trường” – 1958 – 1960 – Sơn dầu của hai họa sỹ Sergei và Alexei Tkachov
- Hình 1: Đường cong của lưng, của mặt và cánh tay tạo thành hình chữ C.
- Hình 2: Vị trí đầu của các chiến sỹ tạo thành hình chữ C và hướng nhìn của họ vào nhân vật đứng chính là sự liên kế giữa các nhân vật.
- Hình 3: Vị trí đầu và lưng của các nhân vật tạo thành hình chữ C. Vị trí của phần sáng trên cửa liên kết với đầu của nhân vật cầm sách và khuy tay của người ngồi đầu bàn tạo thành sự bố cục chặt chẽ.
“Đôi tình nhân” – Sơn dầu của họa sỹ Toulouse – Lautrec
Bố cục hình chữ L
“Mẹ và Con” – Chất liệu tổng hợp của họa sỹ Uyên Huy
Bố cục hình chữ Y
“Chị em” – Tổng hợp của họa sỹ Uyên Huy
Bố cục hình chữ Z
“Cảnh Haarlem nhìn từ Dunes” – Sơn dầu của Jacob van Ruisdael
Bố cục chuyển động theo đường chéo
“Chiếc nôi” – Sơn dầu của họa sỹ J.H.Fragonard
“Những người mù dắt nhau” – Sơn dầu của họa sỹ Bruegel Le Vieux
“Thiếu nữ khỏa thân xuống cầu thang” – Sơn dầu của họa sỹ M. Duchamp
“Hạ thánh giá” – Khắc kẽm của họa sỹ Rembrandt (1606-1669)
“Cô gái nằm” – Sơn dầu của họa sỹ Francois Boucher
Bố cục theo đường chéo được nhịp điệu hóa bằng những nét cong
“Maja khỏa thân” – Sơn dầu của họa sỹ F. Goya
“Odalisque và cái quần màu đỏ” – Sơn dầu của Henri Matisse
Bố cục theo đường nét tròn và xiên
“Bồn tắm” – Sơn dầu của họa sỹ Edgar Degas
Bố cục xen giữa nét động và nét tĩnh
“Gió và xoáy nước ở Naruto” – Sơn dầu của họa sỹ Hiroshige
Nét ngang là đường chân trời giữ vai trò tạo thăng bằng cho bức tranh (trong khi nét chủ đạo của bức tranh là nét cong tạo nên sự chuyển động mạnh).
Bố cục theo đường thẳng nằm ngang
“Phong cảnh biển” – Sơn dầu của họa sỹ Ch.F.Daubigny
Bố cục với nét chủ đạo là đường nét nằm ngang xen các nét thẳng đứng tạo cảm giác tĩnh lặng
Phân tích bố cục tranh của họa sỹ Lê Văn Đệ
Tác phẩm “Nắng hè” – Tranh lụa của cố họa sỹ Lê Văn Đệ
Phân tích bố cục tranh của họa sỹ Nguyễn Phan Chánh
Tác phẩm “Người bán gạo” của họa sỹ Nguyễn Phan Chánh
Bức tranh này đã từng được bán với mức giá cao ngất: 3,03 triệu đô là Hồng Kông (hơn 8 tỷ đồng) do nhà đấu giá Christie đã tổ chức tại Hồng Kông vào tối 25.5.2013
Bố cục tranh phong cảnh theo hình chữ Z
Tranh phong cảnh các họa sỹ: Rob Miller (Hình 1); Vlaminck_Maurice (Hình 2), Elena Nagayevskaya (Hình 3)
Phân tích hệ thống bố cục tranh phong cảnh
Tranh phong cảnh của nữ họa sỹ Nita Engle
Đường nét tổ chức trong tranh
“Cá và trăng 1” – 60 x 60 cm – Tổng hợp của họa sỹ Uyên Huy
“Hồi tưởng vàng” – 100 x 140 cm – Tổng hợp của họa sỹ Uyên Huy
“Ba chị em” – 100 x 130 cm – Tổng hợp của họa sỹ Uyên Huy
“Cá và sạn” – 130 x 130 cm – Tổng hợp của họa sỹ Uyên Huy
(Trạnh được bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh sưu tập)
Bố cục tranh tĩnh vật
Bố cục tạo sự trống trải (khoảng trống quá nhiều)
Chú ý:
- Bố cục theo sơ đồ hình chóp hay tam giác.
- Ngoài ra hãy chú ý hệ thống các mảng màu sáng lớn và cách rải màu sáng hình tròn (trái cây) trong tổng thể bố cục.
Bố cục không đạt yêu cầu
Cách cắt bố cục (H1, H2 và H3)
Bố cục cách thứ nhất (H1)
Bố cục cách thứ hai (H2)
Bố cục chia đều hai phần: trên dưới theo chiều cao (H3). Có thể cắt hình, bố cục lại
Các bức tranh có bố cục chưa chặt chẽ
(Do bức tranh bị chia đôi hay bố cục lỏng lẻo)
Điểm mạnh trong bố cục
“Thiếu nữ trang điểm” – Sơn dầu của nữ họa sỹ B. Morisot
“Cuộc xử bắn ngày 3 tháng 5 năm 1808” – Sơn dầu của họa sỹ Framcosco Goya
“Nhà địa lý” – Sơn dầu của họa sỹ Johannes Vermeer
“Thuyền tại bến St. Marie” của họa sỹ Vincent Van Gogh
>>> Phương pháp tô màu tác phẩm điêu khắc
>>> Ánh sáng trong các tác phẩm nghệ thuật
>>> Ý nghĩa của những tác phẩm hội họa theo chủ nghĩa hiện thực