Đại học Mỹ thuật công nghiệp

Các kiểu thiết kế trong bố cục Layout

Bố cục dạng khung thường đdược dùng nhiều trên các báo hơn là trên tạp chí, giúp tách biệt mẫu quảng cáo khỏ rừng các quảng cáo khác. Theo dạng này các nhà thiết kế thường đóng khung phần trình bày hình ảnh theo một khung hình quả thận, phần trống còn lại dành cho phần tiêu đề và lời quảng cáo. Một biến thể khác là dành toàn bộ phạm vi cho phép để trình bày phần hình ảnh, phần chữ thường được in đen trên phần hình màu nhạt hoặc in trắng trên nền hình màu đậm.

Mỹ thuật sân khấu thời cổ đại

Những động tác của người đi săn, người hái lượm, những động tác tự vệ và tấn công, những hiện tượng tự nhiên được nhân cách hóa, những phương pháp đấu tranh, chống đỡ, thậm chí thuần phục thiên nhiên.. được diễn ra, là mầm mống của diễn xuất sân khấu. Sau một đợt lao động, đấu tranh, nhất là những khi đạt được thắng lợi, bầy người tập trung đốt lửa, nướng con thú, thị uy đối với tù binh… vừa để ăn mừng, vừa để diễn tập lại những bài học lao động, chiến đấu. Họ reo hò, buồn rầu, đau khổ được thể hiện, thì đây lại là những hình thức đầu tiên của kịch biểu lộ tình cảm.

Minh họa sách tạo tượng và tượng Phật

Có thể nói minh họa sách là một trong những phần khá quan trọng các sách tạo tác tượng Phật. Nếu công thức được diễn giải bằng lời, ít nhiều khó hiểu trừu tượng, thì hình vẽ sẽ giúp phân tích kỹ hơn, đơn giản hơn cho việc tạo tác tượng Phật. Trong bài này chỉ chú trọng đến các bức tranh minh họa Phật giáo để nói về việc điêu khắc tượng Phật thì thấy rằng có hai loại tranh minh họa. Một là minh họa tỷ lệ tượng, hai là minh họa hình ảnh tượng Phật.

Ngôn ngữ tạo hình trong KT (Phần 1)

Chúng ta khái niệm “yếu tố tạo hình” như những yếu tố cơ bản, từ đó tạo ra không gian 3 chiều. Lúc ánh sáng chiếu vào không gian này tạo nên hình thái về sự thay đổi của màu sắc, tương phản, xù xì... Người ta chia các yếu tố này thành 4 loại chính: điểm, đường, diện, khối. Ngoài điểm, sự phối kết quan hệ giữa 3 loại kia sẽ tạo nên không gian.

Mỹ thuật SK thời Trung – Cận đại (Phần 1)

Đã có những hình thức múa hát đeo mặt nạ. Trong dân gian có một nghệ sỹ múa hát nổi tiếng được vua Đinh phong chức “Ưu bà”. Đó là : “Bà Huyền nữ Phạm Thị Trân, sinh năm 926, người Hồng Châu phong tư mỹ lệ, giỏi về ca hát, múa và làm trò, nổi tiếng trong đám hý phường. Khoảng năm Thái Bình (970 – 980), quan cai hạt đưa tiến vào cung, bà được phong chức Ưu bà chuyên dạy (múa hát) trong quân ngũ”. Thời gian này, vua Đinh đang xây dựng đội quân Thập đạo để động viên tinh thần các quân sĩ ngày đêm rèn luyện võ nghệ, sẵn sàng chiến đấu chống giặc, họ cũng cần có những giờ phút thư giãn giải trí, vì vậy bà Phạm Thị Trân đã trở thành Ưu bà chuyên dạy biểu diễn nghệ thuật trong quân đội.

Ngôn ngữ tạo hình trong KT (Phần 2)

Điểm có thể được hình thành do phép chiếu một đường thẳng, một đoạn thẳng theo tuyến tính. Ví dụ như: cột được đặt trên mặt bằng như một điểm và giữ những đặc trưng thị giác như là một điểm. Như vậy, tâm vòng tròn, tâm đáy khối trụ, tâm của khối cầu cũng là những hình thức điểm mà ta cần phải quan tâm trong thiết kế tạo hình (Hình 2.12b, c). Đối với khái niệm hai điểm mặc dù chỉ xác định một độ dài hữu hạn, nó cần được xem như là một trường đoạn của một trục nối liền vô hạn.

Các loại hình của MT sân khấu (Phần 1)

Mỹ thuật sân khấu bao gồm: bối cảnh trang trí, trang phục, ánh sáng, đạo cụ, hóa trang… Nhìn chung, nghệ thuật biểu diễn sân khấu ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, dù là loại hình nghệ thuật nào của dân gian, truyền thống hay hiện đại thì cũng đều cần có sự góp mặt của yếu tố mỹ thuật. Không những nó phục vụ cho quá trình diễn xuất, gắn với ý tưởng biểu hiện của đạo diễn, mà còn tham gia vào việc tạo hình trên sân khấu, với cái đẹp trong cấu tứ từ sự kết hợp của hội họa và điêu khắc… cùng nhiều phương thức thể hiện.

Ngôn ngữ tạo hình trong KT (Phần 3)

Một đường trải dài sẽ tạo thành một diện. Diện có hai chiều dài và rộng nhưng xét về tương đối không có chiều sâu. Còn đường chu vi và đường bao là hình. Những đặc điểm đặc trưng của diện là tính chất trong diện tích bề mặt của diện như: độ nhẵn bóng hay sần sùi và màu sắc… mà mang lại biểu cảm cho tạo hình. Hình có đặc trưng từ những đường biên khép kín tạo nên hình, nó được nhìn từ chính diện hoặc trong phối cảnh. Bao gồm góc và độ cong hay tính chất biến đổi của đường bao.

Các loại hình của MT sân khấu (Phần 2)

Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian lâu đời nhất của nước ta, trong quá trình hình thành và phát triển, không ảnh hưởng yếu tố ngoại lai. Nghệ thuật chèo được kết tinh trên cơ sở trò nhại, múa và hát, phổ biến ở đồng bằng miền Bắc nước ta, do những người nông dân trình diễn; đối tượng người xem cũng là tầng lớp bình dân. Và như chúng ta đã biết, chèo cũng là sân khấu tự sựu, tả thần, ước lệ cùng loại hình nghệ thuật sân khấu ca kịch.

Các nghi thức Phật giáo trong tạc tượng

Có thể thấy việc tạo tác nên một pho tượng trong các ngôi chùa Việt là rất công phu trên nhiều khía cạnh khác nhau về mặt kỹ thuật và tỷ lệ. Nhưng pho tượng sẽ chỉ là pho tượng nếu chỉ tạc khắc, đúc, đắp một cách thông thường. Để tạo tác nên một pho tượng Phật và trao cho pho tượng đó một sứ mệnh tâm linh, thì trước và sau khi tạc khắc tượng Phật, người ta thường tiến hành một số nghi lễ.

Nghệ thuật minh họa thời trang

Nghệ thuật nhiếp ảnh lẫn minh họa thời trang đều thuộc những loại hình nghệ thuật. Quá trình sáng tạo của hai loại hình này là một ngành khoa học tinh vi và phức tạp. Những khi thực hiện đúng cách thì nó trở nên vô cùng đơn giản, người xem sẽ cảm nhận được tính sống động và độ rõ nét của bức ảnh. Vậy thì nghệ thuật minh họa thời trang là gì? Khi đó nó không còn là một bản vẽ hay bức ảnh chụp trong tờ tạp chí thời trang. Ngành này không những trình bày trang phục mà còn thiết kế kiểu mẫu nhằm gợi lên cảm xúc cho người mộ điệu. Có nghĩa là nó tạo sức thuyết phục cho bạn.

Bài viết này dành cho những người mới bắt đầu nghiên cứu nghệ thuật. Nó chứa một danh sách các câu hỏi hướng dẫn sinh viên ngành mỹ thuật nói riêng và những người mới nghiên cứu nghệ thuật nói chung về cách phân tích một tác phẩm nghệ thuật. Các câu hỏi bao gồm một loạt các thuật ngữ nghệ thuật chuyên môn, khuyến khích mọi người sử dụng từ vựng theo chủ đề cụ thể trong các câu trả lời. Ngoài ra, nó cũng kết hợp lời khuyên từ các chuyên gia, cố vấn nghệ thuật và các giáo viên mỹ thuật, những người có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy khái niệm trong nhà trường.

Tranh in độc bản

In độc bản là phương pháp in đồ họa chỉ cho ra một tranh in duy nhất. Có ý kiến cho rằng, in độc bản là loại tranh lai ghép hay pha tạp đầy tranh cãi. Nó không phải là tranh in, cũng không phải là hội họa, mà là một sự kết hợp của cả haii. Điều này chưa thật chính xác bởi tranh in độc bản mang ý nghĩa là tranh in ngay trong tên gọi của nó ở bất kỳ ngôn ngữ nào. Song, nói đó là sự kết hợp của hội họa và đồ họa in ấn thì không hoàn toàn sai. Trong các cách thể hiện tranh in độc bản có kỹ thuật bôi, vẽ màu lên bề mặt khuôn in đúng theo nguyên tắc hội họa và tranh in ra từ đó có hiệu quả thẩm mỹ của hội họa. Tuy nhiên, khi đã in ra giấy thì hình ảnh in kiểu đó lại thuộc phạm vi đồ họa in ấn.

Các thể loại cơ bản của tranh in

Quá trình phát triển của nghệ thuật tranh in luôn gắn với các bước tiến của khoa học, công nghệ vật liệu và in ấn. Đó chính là sự khác biệt của tranh in với các loại hình nghệ thuật thị giác hai chiều khác. Người họa sĩ tranh in không chỉ sáng tạo bằng khả năng tạo hình, tư duy thẩm mỹ, mà còn bằng sự tìm tòi, khám phá, làm chủ các phương pháp chế bản, in ấn và những chất liệu, kỹ thuật cần thiết.

Kỹ xảo vẽ mỹ thuật bát và siêu nước

Chúng ta thường nói, vẽ phải dựa vào các cảm giác, nhưng đối với một số đồ vật muốn nắm vững chúng phải gác bỏ cảm giác, đó là loại cần giải phẫu và phối cảnh: thứ ba là cần phải làm hài hòa mối quan hệ giữa tổng thể và cục bộ, và cái khó là ở chỗ, không phải là vấn đề biểu hiện như thế nào, mà còn phải biết cách dùng phương pháp tư duy biện chứng để xử lí mặt tranh.

0976984729