Ngôn ngữ tạo hình trong kiến trúc (Phần 1)

1. Thành phần cơ bản:

a. Ngôn ngữ tạo hình: Những thành phần của ngôn ngữ tạo hình bao gồm:

- Các hình thái hình học: điểm, tuyến, diện và khối (Hình 2.1);

- Không gian;

- Ánh sáng, bóng đổ, màu sắc, chất liệu và cấu tạo bề mặt vật chất… là những yếu tố cần thiết hỗ trợ cho các hình thái biểu hiện tạo hình (Hình 2.2).

Điểm, tuyến, diện – hình và khối là những yếu tố hình học có khả năng tạo ra sức biểu hiện và giới hạn không gian cho nghệ thuật tạo hình.

Tất cả những hình thái nghệ thuật tạo hình nói chung đều được tạo thành bởi điểm, tuyến, diện và hình khối. Đó là những yếu tố cơ bản, là cội nguồn của hình thức.

tao hinh 1

Hình 2.1: Sự chuyển động của điểm, đường, diện, khối

tao hinh 2

Hình 2.2: Sắc độ chất liệu trên bề mặt

b. Các yếu tố tạo hình: Chúng ta khái niệm “yếu tố tạo hình” như những yếu tố cơ bản, từ đó tạo ra không gian 3 chiều. Lúc ánh sáng chiếu vào không gian này tạo nên hình thái về sự thay đổi của màu sắc, tương phản, xù xì... Người ta chia các  yếu tố này thành 4 loại chính: điểm, đường, diện, khối. Ngoài điểm, sự phối kết quan hệ giữa 3 loại kia sẽ tạo nên không gian.

- Điểm: Là một yếu tố tạo hình có tương quan kích thước 3 chiều nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước thuộc các yếu tố khác đem so sánh.

- Đường (nét): Chỉ có một kích thước đáng kể, nghĩa là 2 kích thước qua bé so với kích thước còn lại, ta gọi vật thể đó là đường hay nét (Hình 2.3a; 2.4a, b, c, d, e; 2.5a, b, c, d, e).

tao hinh 3

Hình 2.3: Khái niệm tương đối giữa diện – đường, khối – diện

- Diện (hình): Về mặt hình học có kích thước 2 chiều. Tuy nhiên, trong tạo hình ta quan niệm vật thể tạo hình có một chiều quá nhỏ so với 2 chiều kia, lúc đó có thể coi vật thể đó là diện. Ví dụ Hình 2.3b. Ngoài ra, nếu các đường dày sát nhau cũng tạo nên diện. Ví dụ: Hình 2.5k, f, g; Hình 2.6 a, b, c.

- Khối: Là vật thể có thể tích có không gian 3 chiều, có thể đặc, kín hoặc có thể rỗng như: cục gạch, tảng đá, ngôi nhà, quả bóng… Hình 2.5h; Hình 2.6d.

- Không gian được tạo nên bởi quan hệ giữa 3 yếu tố đường, diện và khối: trong tạo hình đây là yếu tố cơ bản ngoài ra chúng còn có vai trò giới hạn không gian và tạo ra hình thức.

Để xác định không gian, bản thân khối không xác định được chính xác không gian xung quanh nó mà có tính ước lệ tương đối phải dựa vào quan hệ giữa các khối. Ví dụ: sân trong của khối nhà chữ U; không gian giữa các cột… Hình 2.7. Bản thân một diện “phẳng” là hoàn toàn trung tính đối với việc xác định không gian. Tuy nhiên với diện có mặt cong thì vấn đề hoàn toàn khác. Một diện cong bất kỳ luôn xác định không gian “trong” và “ngoài” tùy vào mặt lồi hay lõm. Hình 2.8. Nếu “diện” có hình xoắn, diện tạo không gian có tính 2 chiều trong và ngoài. Trường hợp “diện” có 2 chiều. Ví dụ: diện lồi bán cầu không gian được xác định rất rõ nét ở phần lõm. Hình 2.8b, c. Vị trí tương đối của “diện” liên quan rất nhiều đến khả năng xác định không gian do liên quan mật thiết với yếu tố trọng trường nên các mặt phẳng nằm ngang có khả năng xác định không gian rất lớn. Hình 2.9.

tao hinh 4

Hình 2.4. Khái niệm về đường cong tạo hình

tao hinh 5

Hình 2.5. Đường, diện (hình), khối trong tạo hình

tao hinh 6

Hình 2.6. Quan hệ và biểu diễn hình, diện và khối không gian

tao hinh 7

Hình 2.7

tao hinh 8

Hình 2.8

tao hinh 9

Hình 2.9

Về bản chất, các yếu tố đường, diện, khối không gian đều xuất phát từ một điểm chuyển động. Chính vì thế họa sỹ Pual, Klee viết: “Tất cả những hình thức đồ họa tạo thành bắt đầu từ một điểm chuyển động… Điểm chuyển dịch thì đường sẽ ra đời. Chiều thứ nhất của đường theo một hướng, diện sẽ xuất hiện, chúng ta đạt được một thành phần hai chiều. Sự chuyển động của diện trong không gian, sự phối kết các diện sẽ tạo nên một khối (ba chiều). Một sự tổng hòa các năng lượng động học sẽ đưa đến cho chúng ta: Từ điểm đến tuyến, từ tuyến ra diện và từ diện đến một kích thước không gian..”.

Những yếu tố hình học dưới dạng khối – có kích thước 3 chiều gây ấn tượng về độ lớn hoàn chỉnh khác nhau. Người ta thấy những khối lập phương, khối lăng trụ, khối trụ, khối kim tự tháp, khối chóp nón, khối cầu là gây ấn tượng hoàn mỹ, bộc lộ sức truyền cảm cao nhất (Hình 2.10a, b). Đó là do những hình khối hình học đơn giản – vốn rất ít thấy trong thiên nhiên, có một ngôn ngữ trong sáng, giàu sức mạnh và có độ súc tích cũng như khả năng khái quát, chiếm lĩnh không gian cao. Trong quá trình sáng tạo, việc kết hợp các khối thành một tổng thể là điều thường thấy và muốn đạt hiệu quả tốt, cần hiểu được các nguyên lý bố cục.

tao hinh 10

Hình 2.10. Các khối cơ bản: Hộp lập phương, trụ tròn, trụ chữ nhất, chóp nón, chóp tam giác, bán cầu và cầu

Trong ngôn ngữ tạo hình kiến trúc, trước hết phải nhận biết được sự khác biệt giữa không gian và hình khối. Không gian là môi trường tiến hành quá trình sống, bao gồm không gian kín, không gian hở và không gian nửa kín nửa hở; còn hình khối là hình dáng bên ngoài của một không gian đóng. Trong việc tổ chức không gian, tuyến, diện và khối liên hệ chặt chẽ với nhau và hình thành những hệ thống không gian phức tạp. Muốn đạt hiệu quả thẩm mỹ, phải bảo đảm được tính kết hợp tổng thể, thống nhất các thành phần hình học thành một hệ thống. Xem Hình 2.11 về quan hệ tạo hình của các thành phần cơ bản tạo nên hình, khối và ý nghĩa của nó. Trong thực tế tạo hình khi nắm vững được các nguyên lý bố cục lại biết sử dụng tính năng biểu hiện của vật liệu, làm chủ được kỹ thuật kết cấu, con người sẽ tạo được những không gian ba chiều theo ý muốn và không gian đó có thể đạt được giá trị thẩm mỹ và biểu hiện cao tùy theo năng lực của người sáng tạo ra nó. Để hiểu sâu về bản chất về các thành phần ngôn ngữ tạo hình ta lần lượt tiếp cận các yếu tố: điểm, đường, diện hình và hình khối không gian trong tạo hình.

 

tao hinh 11a

Hình 2.11

>>> Đặc và rỗng trong kiến trúc

>>> Yếu tố tạo hình kiến trúc (Phần 1)

>>> Cơ sở tạo hình trong kiến trúc 

0976984729